Giáo án GDCD 12 - Năm học 2023-2024 - Trường THPT Đoàn Kết

1. Về kiến thức:

- Nêu được KN, bản chất của pl; mối quan hệ giữa pl với đạo đức.

- Hiểu được vai trò của pl đối với Nhà nước, xh và công dân.

2. Về kĩ năng:

- Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và của những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật.

* Kĩ năng sống: Kĩ năng hợp tác để tìm hiểu mối quan hệ giữa PL với đạo đức; kĩ năng phân tích vai trò của PL; kĩ năng tư duy phê phán đánh giá hành vi xử sự của bản thân và người khác.

3. Về thái độ:

- Nâng cao ý thức tôn trọng pl; tự giác sống, học tập và luôn xử sự theo quy định của pl.

4. Các năng lực hình thành và phát triển ở học sinh.

-Năng lực tự học, năng lực tư duy phê phán, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, năng lực quản lí và phát triển bản thân.

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1.Chuẩn bị của giáo viên:

- Đồ dùng dạy học

+ SGK, SGV GDCD 12; Bài tập tình huống 12, bài tập trắc nghiệm GDCD 12; Tài liệu dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn GDCD 12.

+ Tình huống pháp luật liên quan đến nội bài học.

+ Hiến pháp 2013.

+Tích hợp luật: ATGT, Luật hôn nhân và gia đình.

+ Máy chiếu đa năng; hình ảnh của một số hành vi thực hiện đúng và vi phạm PL.

+ Sơ đồ, giấy A4, giấy khổ rộng, bút dạ, băng dính, kéo, phiếu học tập .

- Phương pháp, kỹ thuật dạy học:

+ Phương pháp dạy học :

+ Dạy học nêu vấn đề, phát hiện và giải quyết vấn đề.

+ Đàm thoại phát hiện vấn đề.

+ Phương pháp thảo luận nhóm

+ Phương pháp thuyết trình

+ Các kỹ thuật dạy học được sử dụng trong bài học gồm:

+Kỹ thuật chia nhóm,

+Kỹ thuật đặt câu hỏi,

+Kỹ thuât đọc hợp tác.

- Chuẩn bị ngữ liệu:

+ Điều chỉnh ngữ liệu:

+ Dự kiến các từ ngữ cần giải thích, lý giải:

  1. Chuẩn bị của học sinh:

+ Sách giáo khoa, sách bài tập.

C. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

& 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)

Hoạt động của Thầy và trò Chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt, năng lực cần phát triển

* Mục tiêu:

- Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu xem mình đã biết gì về pháp luật.

- Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh.

* Cách tiến hành:

- GV định hướng HS: Các em xem một số hình ảnh công dân chấp hành pháp luật giao thông đường bộ.

- HS xem một số tranh ảnh.

- GV nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về hành vi của những người tham gia giao thông trong bức tranh đó ?

- GV gọi 2 đến 3 HS trả lời.

- GV nêu câu hỏi:

1. Từ những việc làm mà các em quan sát và tuân thủ hằng ngày, em hãy cho biết thế nào là pháp luật?

2. Trong cuộc sống, pháp luật có cần thiết cho mỗi công dân và cho em không?

- GV gọi 2 đến 3 HS trả lời.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

* GV chốt lại: - Bức tranh đó là công dân chấp hành pháp luật giao thông đường bộ về người tham gia giao thông đi bên phải, không đèo 3, không lạng lách đánh võng...

- Trong lịch sử phát triển của các xã hội, việc từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu có ý nghĩa sống còn đối với các thế hệ Nhà nước, đối với xã hội nói chung và mỗi công dân nói riêng. GV dẫn dắt: Tại sao pháp luật lại có vai trò quan trọng như vậy? Pháp luật có mối quan hệ như thế nào đối với đạo đức của con người? Đặc trưng và bản chất của pháp luật thể hiện như thế nào?... Để trả lời cho những câu hỏi này, các em đi vào tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.

- Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu xem mình đã biết gì về pháp luật.

- Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh.

doc 141 trang Cô Liên 28/10/2024 670
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án GDCD 12 - Năm học 2023-2024 - Trường THPT Đoàn Kết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án GDCD 12 - Năm học 2023-2024 - Trường THPT Đoàn Kết

Giáo án GDCD 12 - Năm học 2023-2024 - Trường THPT Đoàn Kết
 Ngày soạn: 25/08/2023 Tuần: 01
 Ngày dạy: 04/09/2023 Tiết: 01
Bài 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Về kiến thức: 
 - Nêu được KN, bản chất của pl; mối quan hệ giữa pl với đạo đức.
 - Hiểu được vai trò của pl đối với Nhà nước, xh và công dân.
 2. Về kĩ năng: 
 - Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và của những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật.
* Kĩ năng sống: Kĩ năng hợp tác để tìm hiểu mối quan hệ giữa PL với đạo đức; kĩ năng phân tích vai trò của PL; kĩ năng tư duy phê phán đánh giá hành vi xử sự của bản thân và người khác.
 3. Về thái độ: 
 - Nâng cao ý thức tôn trọng pl; tự giác sống, học tập và luôn xử sự theo quy định của pl.
 4. Các năng lực hình thành và phát triển ở học sinh.
 - Năng lực tự học, năng lực tư duy phê phán, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, năng lực quản lí và phát triển bản thân.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Đồ dùng dạy học
 + SGK, SGV GDCD 12; Bài tập tình huống 12, bài tập trắc nghiệm GDCD 12; Tài liệu dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn GDCD 12.
 + Tình huống pháp luật liên quan đến nội bài học. 
 + Hiến pháp 2013.
 +Tích hợp luật: ATGT, Luật hôn nhân và gia đình.
 + Máy chiếu đa năng; hình ảnh của một số hành vi thực hiện đúng và vi phạm PL.
 + Sơ đồ, giấy A4, giấy khổ rộng, bút dạ, băng dính, kéo, phiếu học tập .
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học:
+ Phương pháp dạy học :
 + Dạy học nêu vấn đề, phát hiện và giải quyết vấn đề.
	+ Đàm thoại phát hiện vấn đề.
	+ Phương pháp thảo luận nhóm 
	+ Phương pháp thuyết trình
+ Các kỹ thuật dạy học được sử dụng trong bài học gồm:
 +Kỹ thuật chia nhóm, 
 +Kỹ thuật đặt câu hỏi, 
 +Kỹ thuât đọc hợp tác.
- Chuẩn bị ngữ liệu: 
	+ Điều chỉnh ngữ liệu: 
	+ Dự kiến các từ ngữ cần giải thích, lý giải:
Chuẩn bị của học sinh:
 + Sách giáo khoa, sách bài tập.
C. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
& 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)
Hoạt động của Thầy và trò
Chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt, năng lực cần phát triển
* Mục tiêu:
 - Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu xem mình đã biết gì về pháp luật.
 - Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh.
* Cách tiến hành: 
 - GV định hướng HS: Các em xem một số hình ảnh công dân chấp hành pháp luật giao thông đường bộ.
- HS xem một số tranh ảnh.
- GV nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về hành vi của những người tham gia giao thông trong bức tranh đó ?
- GV gọi 2 đến 3 HS trả lời.
- GV nêu câu hỏi:
1. Từ những việc làm mà các em quan sát và tuân thủ hằng ngày, em hãy cho biết thế nào là pháp luật?
2. Trong cuộc sống, pháp luật có cần thiết cho mỗi công dân và cho em không?
- GV gọi 2 đến 3 HS trả lời.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
* GV chốt lại: - Bức tranh đó là công dân chấp hành pháp luật giao thông đường bộ về người tham gia giao thông đi bên phải, không đèo 3, không lạng lách đánh võng...
 - Trong lịch sử phát triển của các xã hội, việc từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu có ý nghĩa sống còn đối với các thế hệ Nhà nước, đối với xã hội nói chung và mỗi công dân nói riêng. GV dẫn dắt: Tại sao pháp luật lại có vai trò quan trọng như vậy? Pháp luật có mối quan hệ như thế nào đối với đạo đức của con người? Đặc trưng và bản chất của pháp luật thể hiện như thế nào?... Để trả lời cho những câu hỏi này, các em đi vào tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.

- Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu xem mình đã biết gì về pháp luật.
 - Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh.

& 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (30 phút)
Hoạt động của GV và HS
Thao tác 1: Thảo luận lớp tìm hiểu KN Pháp luật. 
* Mục tiêu: 
- HS nêu được thế nào là pháp luật; tỏ thái độ không đồng tình với người không chấp hành pháp luật.
- Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho HS.
* Cách tiến hành: 
- GV cho HS biết một số quy định trong Hiến pháp 2013 và Luật Hôn nhân và Gia đình của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam:
Điều 57 Hiến pháp quy định: Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Điều 80 Hiến pháp quy định: Công dân có nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích theo quy định của pháp luật.
Luật Hôn nhân và Gia đình quy định việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau:
 1. Người đang có vợ hoặc có chồng;
 2. Người mất năng lực hành vi dân sự;
 3. Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ;...
 4. Giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;...
 5. Giữa những người cùng giới tính.
- HS nghiên cứu các điều luật trên và trả lời các câu hỏi sau:
1. Những quy tắc do pháp luật đặt ra chỉ áp dụng cho một vài cá nhân hay tất cả mọi người trong xã hội?
2. Có ý kiến cho rằng pháp luật chỉ là những điều cấm đoán. Theo em quan niệm đó đúng hay sai? Vì sao?
- HS thảo luận về 2 câu hỏi trên.
- GV ghi tóm tắt ý kiến của HS lên bảng.
- GV nêu câu hỏi tiếp: 
1. Chủ thể nào có quyền xây dựng, ban hành pháp luật? Pháp luật được xây dựng và ban hành nhằm mục đích gì?
2. Chủ thể nào có trách nhiệm đảm bảo để pháp...iển bản thân, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 * Cách tiến hành: 
 1. GV nêu yêu cầu:
 a. Tự liên hệ: 
- Trong cuộc sống hàng ngày em đã chấp hành pháp luật như thế nào ? Lấy một vài ví dụ mà em đã thực hiện đúng pháp luật ?
- Nêu những việc làm tốt, những gì chưa làm tốt ? Vì sao ?
- Hãy nêu cách khắc phục những hành vi chưa làm tốt.
 b. Nhận diện xung quanh:
 Hãy nêu nhận xét của em về chấp hành pháp luật tốt của các bạn trong lớp và một số người khác mà em biết.
 c. GV định hướng HS: 
 - HS tôn trọng và thực hiện đúng quy định của pháp luật.
 - HS làm bài tập 2, trang 14 SGK.
2. HS chủ động thực hiện các yêu cầu trên.
& 5. Hoạt động mở rộng (2 phút)
 - GV cung cấp địa chỉ và hướng dẫn HS cách tìm văn bản pháp luật trên mạng Internet.
 - HS sưu tầm 1 số ví dụ về pháp luật như: Luật Hình sự, Luật Hôn nhân và Gia đình,...
 DUYỆT CỦA BGH
 Ngày soạn: 25/08/2023 Tuần: 02
 Ngày dạy: 11/09/2023 Tiết: 02
Bài 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG 
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức:
- Hiểu được bản chất của pháp luật.
- Nêu được mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức.
- Hiểu được vai trò của pháp luật đối với Nhà nước, xã hội và công dân.
2. Về kĩ năng: 
- Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và của những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật.
* Kĩ năng sống: Kĩ năng hợp tác để tìm hiểu mối quan hệ giữa PL với đạo đức; kĩ năng phân tích vai trò của PL; kĩ năng tư duy phê phán đánh giá hành vi xử sự của bản thân và người khác.
3. Về thái độ: 
- Nâng cao ý thức tôn trọng pl; tự giác sống, học tập và luôn xử sự theo quy định của pl.
4. Các năng lực hình thành và phát triển ở học sinh.
- Năng lực tự học, năng lực tư duy phê phán, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, năng lực quản lí và phát triển bản thân.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Đồ dùng dạy học
 + SGK, SGV GDCD 12; Bài tập tình huống 12, bài tập trắc nghiệm GDCD 12; Tài liệu dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn GDCD 12.
 + Tình huống pháp luật liên quan đến nội bài học. 
 + Hiến pháp 2013.
 +Tích hợp luật: ATGT, Luật hôn nhân và gia đình.
 + Máy chiếu đa năng; hình ảnh của một số hành vi thực hiện đúng và vi phạm PL.
 + Sơ đồ, giấy A4, giấy khổ rộng, bút dạ, băng dính, kéo, phiếu học tập .
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học:
+ Phương pháp dạy học :
 + Dạy học nêu vấn đề, phát hiện và giải quyết vấn đề.
	+ Đàm thoại phát hiện vấn đề.
 + Phương pháp thảo luận nhóm 
	+ Phương pháp thuyết trình
+ Các kỹ thuật dạy học được sử dụng trong bài học gồm:
 +Kỹ thuật chia nhóm, 
 +Kỹ thuật đặt câu hỏi, 
 +Kỹ thuât đọc hợp tác.
- Chuẩn bị ngữ liệu: 
	+ Điều chỉnh ngữ liệu: 
	+ Dự kiến các từ ngữ cần giải thích, lý giải:
2.Chuẩn bị của học sinh:
 + Sách giáo khoa, sách bài tập.
C. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
& 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)
Hoạt động của Thầy và trò
Chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt, năng lực cần phát triển
- GV định hướng HS: HS đọc bài đọc thêm “may nhờ có tủ sách pháp luật”
- GV nêu câu hỏi: Qua câu chuyện trên, tủ sách pháp luật có ý nghĩa gì đối với nhân dân trong xã?
-HSTL:
-GVKL: Mỗi chúng ta hiểu luật và thực hiện luật để chúng ta bảo vệ quyền và lợi ích của mình.

-HS nắm được mối quan hệ của pháp luật và vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.
 - Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích, liên hệ thực tiễn cho học sinh.

& 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (30 phút)
Hoạt động của GV và HS
Thao tác 1: Sử dụng phương pháp đàm thoại để làm rõ nội dung bản chất giai cấp và bản chất xã hội của pháp luật.
* Mục tiêu:
- HS trình bày được bản chất giai cấp và bản chất xã hội của pháp luật.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.
* Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS tự đọc bản chất giai cấp và bản chất xã hội của pháp luật, ghi tóm tắt nội dung cơ bản. 
* GV có thể sử dụng các câu hỏi phát vấn để yêu cầu HS tự phát hiện vấn đề dựa trên việc tham khảo SGK:
­ Em đã học về nhà nước và bản chất của nhà nước (GDCD11). Hãy cho biết, Nhà nước ta mang bản chất của giai cấp nào?
­ Theo em, pháp luật do ai ban hành?
­ Pháp luật do Nhà nước ta ban hành thể hiện ý chí, nguyện vọng, lợi ích của giai cấp ?
­ Nhà nước ta ban hành pháp luật nhằm mục đích gì?
HS trả lời: Pháp luật do Nhà nước ta ban hành thể hiện ý chí, nhu cầu, lợi ích của giai cấp công nhân và đa số nhân dân lao động vì bản chất của Nhà nước ta mang bản chất của giai cấp công nhân, là Nhà nước của dân, do dân , vì dân.
GV nhận xét và kết luận: Pháp luật mang bản chất giai cấp sâu sắc vì pháp luật do nhà nước, đại diện cho giai cấp cầm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện.
Phần GV giảng mở rộng:
Nhà nước chỉ sinh ra và tồn tại trong xã hội có giai cấp và bao giờ cũng thể hiện bản chất giai cấp. 
Nhà nước, theo đúng nghĩa của nó, trước hết là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt nằm trong tay giai cấp cầm quyền, là công cụ sắc bén nhất để thực hiện sự thống trị giai cấp, thiết lập v... nhau. 
-GV lấy ví dụ chứng minh về những quy phạm đạo đức trước đây được Nhà nước đưa vào thành các quy phạm pháp luật.
-Ví dụ:"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
 Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. "
Hoặc: Anh em như thể tay chân 
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
 Các quy tắc đạo đức trên đây đã được nâng lên thành quy phạm pháp luật tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000: "Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình."
-GV: Theo em, giữa pháp luật và đạo đức có mối quan hệ với nhau như thế nào?
-HS trả lời: 
-GV kết luận :
+ Được sinh ra trên cơ sở các quan hệ kinh tế
+ Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, cầm quyền. 
+ Trong hàng loạt các quy phạm pháp luật luôn thể hiện các quan điểm đạo đức. 
Nội dung 
 2. Bản chất của pháp luật
PL vừa mang bản chất giai cấp, vừa mang bản chất xã hội.
a) Bản chất giai cấp của pháp luật
- PL do Nhà nước ban hành phù hợp với ý chí nguyện vọng của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện
b) Bản chất xã hội của pháp luật
- PL mang b/c xh vì:
+ Các qui phạm PL bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xh.; do thực tiễn cuộc sống đòi hỏi
+ PL không chỉ phản ánh ý chí của giai cấp thống trị mà còn phản ánh nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và các tầng lớp dân cư khác nhau trong xã hội.
+ Các QPPL được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội, vì sự phát triển của xã hội.
3.Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức:
a)Quan hệ giữa pháp luật với kinh tế:
 (Đọc thêm)
b)Quan hệ giữa pháp luật với chính trị:
 (Đọc thêm)
c)Quan hệ giữa pháp luật với đạo đức:
 - Trong quá trình xây dựng pháp luật,nhà nước luôn cố gắng đưa những quy phạm đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội vào trong các quy phạm pháp luật.
- Pháp luật là một phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức
- Những giá trị cơ bản nhất của pháp luật-công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải cũng là những giá trị đạo đức cao cả mà con người luôn hướng tới.
 
 & 3. Hoạt động luyện tập (5 phút)
* Mục tiêu: 
- Luyên tập để HS củng cố những gì đã biết mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức và vai trò của pháp luật đối với Nhà nước và đối với công dân.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.
* Cách tiến hành: 
- GV tổ chức cho HS làm bài tập 8, trang 15 SGK.
- GV đưa ra tình huống cả lớp đọc hợp tác và nghiên cứu bài tập.
GV hướng dẫn HS thảo luận tình huống: Chị Hiền, anh Thiện yêu nhau đã được hai năm và hai người bàn chuyện kết hôn với nhau. Thế nhưng, bố chị Hiền thì lại muốn chị kết hôn với anh Thanh là người cùng xóm nên đã kiên quyết phản đối việc này. Không những thế, bố còn tuyên bố sẽ cản trở đến cùng nếu chị Hiền nhất định kết hôn với anh Thiện. 
Câu hỏi : Hành vi cản trở của bố chị Hiền có đúng PL không ? Trong trường hợp này, PL có cần thiết đối với CD không ?
GV: Khoản 3 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định : Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào ; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm bài, lớp nhận xét đánh giá và thống nhất đáp án.
 & 4. Hoạt động vận dụng(3 phút)
* Mục tiêu: 
- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống/bối cảnh mới - nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực công nghệ, năng lực công dân, năng quản lí và phát triển bản thân, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Cách tiến hành: 
 1. GV nêu yêu cầu:
 a. Tự liên hệ: 
- Em nêu một vài ví dụ cụ thể trong cuộc sống để thấy rõ vai trò của pháp luật đối với Nhà nước và công dân ?
b. Nhận diện xung quanh:
 Hãy nêu nhận xét của em về chấp hành pháp luật tốt của các bạn trong lớp và một số người khác mà em biết.
 c. GV định hướng HS: 
 - HS hiểu được vai trò của pháp luật và thực hiện đúng quy định của pháp luật.
 - HS làm bài tập 2, trang 14 SGK.
2. HS chủ động thực hiện các yêu cầu trên.
& 5. Hoạt động mở rộng (2 phút)
 - GV cung cấp địa chỉ và hướng dẫn HS cách tìm văn bản pháp luật trên mạng Internet.
 - HS sưu tầm 1 số ví dụ về pháp luật như: Luật Hình sự, Luật Hôn nhân và Gia đình,...
 Duyệt của BGH
 Ngày soạn: 25/08/2023 Tuần: 03
 Ngày dạy: 18/09/2023 Tiết: 03
Bài 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức: 
- Hiểu được vai trò của pháp luật đối với Nhà nước, xã hội và công dân.
2. Về kĩ năng: 
 - Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và của những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật.
* Kĩ năng sống: Kĩ năng hợp tác để tìm hiểu mối quan hệ giữa PL với đạo đức; kĩ năng phân tích vai trò của PL; kĩ năng tư duy phê phán đánh giá hành vi xử sự của bản thân và người khác.
3. Về thái độ: 
- Nâng cao ý thức tôn trọng pl; tự giác sống, học tập và luôn xử sự theo quy định của ...ân sự, hôn nhân và gia đình, thương mại, thuế, đất đai, giáo dục, cụ thể hóa nội dung, cách thức thực hiện các quyền của công dân trong từng lĩnh vực cụ thể. Trên cơ sở ấy, công dân thực hiện quyền của mình.
 -Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thông qua các luật về hành chính, hình sự, tố tụng,  quy định thẩm quyền , nội dung, hình thức, thủ tục giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và xử lí các vi phạm pháp luật.
 & 3. Hoạt động luyện tập (5 phút)
* Mục tiêu: 
- Luyên tập để HS củng cố những gì đã biết mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức và vai trò của pháp luật đối với Nhà nước và đối với công dân.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.
* Cách tiến hành: 
- GV tổ chức cho HS làm bài tập 8, trang 15 SGK.
- GV đưa ra tình huống cả lớp đọc hợp tác và nghiên cứu bài tập.
GV hướng dẫn HS thảo luận tình huống: Chị Hiền, anh Thiện yêu nhau đã được hai năm và hai người bàn chuyện kết hôn với nhau. Thế nhưng, bố chị Hiền thì lại muốn chị kết hôn với anh Thanh là người cùng xóm nên đã kiên quyết phản đối việc này. Không những thế, bố còn tuyên bố sẽ cản trở đến cùng nếu chị Hiền nhất định kết hôn với anh Thiện. 
Câu hỏi : Hành vi cản trở của bố chị Hiền có đúng PL không ? Trong trường hợp này, PL có cần thiết đối với CD không ?
GV: Khoản 3 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định : Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào ; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm bài, lớp nhận xét đánh giá và thống nhất đáp án.
& 4. Hoạt động vận dụng(3 phút)
* Mục tiêu: 
- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống/bối cảnh mới - nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực công nghệ, năng lực công dân, năng quản lí và phát triển bản thân, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Cách tiến hành: 
 1. GV nêu yêu cầu:
 a. Tự liên hệ: 
- Em nêu một vài ví dụ cụ thể trong cuộc sống để thấy rõ vai trò của pháp luật đối với Nhà nước và công dân ?
b. Nhận diện xung quanh:
 Hãy nêu nhận xét của em về chấp hành pháp luật tốt của các bạn trong lớp và một số người khác mà em biết.
 c. GV định hướng HS: 
 - HS hiểu được vai trò của pháp luật và thực hiện đúng quy định của pháp luật.
 - HS làm bài tập 2, trang 14 SGK.
2. HS chủ động thực hiện các yêu cầu trên.
& 5. Hoạt động mở rộng (2 phút)
 - GV cung cấp địa chỉ và hướng dẫn HS cách tìm văn bản pháp luật trên mạng Internet.
 - HS sưu tầm 1 số ví dụ về pháp luật như: Luật Hình sự, Luật Hôn nhân và Gia đình,...
 Duyệt của BGH
 Ngày soạn: 15/09/2023 Tuần: 04
 Ngày dạy: 25/09/2023 Tiết: 04
 Bài 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT 
( Tiết 1)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức.
 	- HS nêu và hiểu được KN thực hiện pháp luật, các hình thức thực hiện pháp luật.
2. Về kĩ năng.
 	- Học sinh biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi.
3. Về thái độ.
 - HS có ý thức tôn trọng pháp luật, ủng hộ những hành vi thực hiện đúng pháp luật, đồng thời phê phán những hành vi vi phạm pháp luật.
4. Các năng lực hình thành và phát triển ở học sinh.
 Năng lực tự học, năng lực tư duy phê phán, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, năng lực quản lí và phát triển bản thân.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Đồ dùng dạy học
 + SGK, SGV GDCD 12; Bài tập tình huống 12, bài tập trắc nghiệm GDCD 12; Tài liệu dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn GDCD 12
 + Tình huống pháp luật liên quan đến nội bài học. 
 + Hiến pháp 2013
 + Tich hợp luật: ATGT( Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày 14-9-2007 của CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB, điều 4, điều 9, điều 24); Luật lao động điều 111; GDBVMT, Luật bầu cử, ứng cử, Luật phòng chống tham nhũng, Luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009
 + Máy chiếu đa năng; hình ảnh của một số hành vi thực hiện đúng và vi phạm PL
 + Giấy A4, giấy khổ rộng, bút dạ, băng dính, kéo , phiếu học tập .
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học:
+ Phương pháp dạy học :
 + Dạy học nêu vấn đề, phát hiện và giải quyết vấn đề.
	 + Đàm thoại phát hiện vấn đề.
	+ Phương pháp thảo luận nhóm 
	+ Phương pháp thuyết trình
+ Các kỹ thuật dạy học được sử dụng trong bài học gồm:
 +Kỹ thuật chia nhóm, 
 +Kỹ thuật đặt câu hỏi, 
 +Kỹ thuât đọc hợp tác.
- Chuẩn bị ngữ liệu: 
	 + Điều chỉnh ngữ liệu: 
	 + Dự kiến các từ ngữ cần giải thích, lý giải:
2Chuẩn bị của học sinh:
 + Sách giáo khoa, sách bài tập.
C. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
& 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)
 Hoạt động của Thầy và trò
Chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt, năng lực cần phát triển
- GV trình chiếu một số hình ảnh công dân không thực hiện pháp luật giao thông đường bộ.
GV:yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh.
HS quan xát.
GV hỏi: Các em thấy điều gì qua hình ảnh vừa xem?.
HS trả lời: Dự đoán : + Học sinh và người tham gia giao thô...Theo em có mấy hình thức thực hiện pháp luật và đó là những hình thức nào ?
HS trả lơi : Dự kiến. : Có 4 hình thức thực hiện pháp luật :
 + Sử dụng pháp luật.
 + Thi hành pháp luật.
 + Tuân thủ pháp luật.
 + Áp dụng pháp luật.
GV chia lớp thành 4 nhóm theo 4 nội dung yêu cầu của GV đưa ra .
GV trình chiếu nội dung thảo luận của 4 nhóm. 
Nhóm 1: Thảo luận nội dung : Sử dụng pháp luật.
- Chủ thể của SDPL là ai?
- Chủ thể SDPL để làm gì? lấy VD minh hoạ?
- Ở hình thức này chủ thể có bắt buộc phải thực hiện pháp luật hay không ?
Từ đó rút ra kết luận sử dụng pháp luật là gì ?
Nhóm 2: Thảo luận nội dung : Thi hành pháp luật.
- Chủ thể của THPL là ai?
- Chủ thể Thi hành pháp luật để làm gì? lấy VD minh hoạ?
- Ở hình thức này chủ thể có bắt buộc phải thực hiện pháp luật hay không ?
Từ đó rút ra kết luận thi hành pháp luật là gì ?
Nhóm 3: Thảo luận nội dung : Tuân thủ pháp luật.
- Chủ thể của TTPL là ai?
- Chủ thể tuân thủ pháp luật để làm gì? lấy VD minh hoạ?
- Ở hình thức này chủ thể có bắt buộc phải thực hiện pháp luật hay không ?
Từ đó rút ra kết luận tuân thủ pháp luật là gì ?
Nhóm 4: Thảo luận nội dung : Áp dụng pháp luật.
- Chủ thể của ADPL là ai?
- Chủ thể ADPL căn cứ vào đâu để áp dụng pháp luật ?
- Chủ thể áp dụng pháp luật để nhằm mực đích gi ?
- Chủ thể áp dụng pháp luật trong những trường hợp nào ?
Từ đó rút ra kết luận áp dụng pháp luật là gì ?
HS thảo luận 5 phút
GV quan sát các nhóm làm việc, động viên, hướng dẫn, nhắc nhở.
HS đại diện nhóm trình bày báo cáo nội dung theo Kĩ thuật khăn phủ bàn.
Dự kiến nội dung báo cáo của các nhóm:
HS các nhóm theo dõi, nhận xét, bổ sung.
*GVnhận xét, bổ sung ý kiến của học sinh.
Nhóm 1: Sử dụng pháp luật
- Chủ thể của SDPL : Cá nhân, tổ chức.
- Chủ thể SDPL làm những việc mà pháp luật cho phép làm :VD sử dụng quyền học tập, quyền kinh doanh, quyền bầu cử, ứng cử...
- Ở hình thức này chủ thể có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luât cho phép theo ý chí của mình mà không bị ép buộc phải thực hiện 
GV kết luận :
Nhóm 2: Thi hành pháp luật.
- Chủ thể của THPL : Cá nhân ,tổ chức
- Chủ thể Thi hành pháp luật : Thực hiện nghĩa vụ của mình, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.
- Ở hình thức này chủ thể bắt buộc phải thực hiện quy định của pháp luât phải làm những gì pháp luật quy định phải làm. Nếu không thực hiện đúng theo quy định của pháp luật thì những cá nhân và tổ chức đó sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật.
GV trình chiếu một số hình ảnh thi hành pháp luật.
VD : Công dân sản xuất kinh doanh nộp thuế cho Nhà nước ; Thanh niên lên đường nhập ngũ bảo vệ tổ quốc, đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe máy, xe gắn máy, xe đạp điện, bảo vệ môi trường...
*GV kết luận :
HS tự ghi nhớ kiến thức.
Nhóm 3: Tuân thủ pháp luật.
- Chủ thể của TTPL : Cá nhân, tổ chức.
- Chủ thể tuân thủ pháp luật : Không làm những điều mà pháp luật cấm. 
- Ở hình thức này những điều mà pháp luật cấm chủ thể không được làm, nếu làm sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật.
GV trình chiếu một số hình ảnh tuân thủ pháp luật của cá nhân , tổ chức.
VD : không được tự tiện phá rừng, đánh bạc, không được tham ô, tham nhũng, không đánh người đặc biệt là đánh người gây thương tích
*GV kết luận :
*HS tự ghi nhớ kiến thức.
Nhóm 4:: Áp dụng pháp luật.
- Chủ thể của ADPL : Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền.
- Chủ thể ADPL : Để đưa ra quyết định phát sinh chấm dứt hoặc thay đổi các quyền nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức. 
GV trình chiếu một số hình ảnh ví dụ về áp dụng pháp luật : Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền.
VD : Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định về điều chuyển cán bộ từ Sở Giáo dục và Đào tạo sang Sở Thông tin và truyền thông.
VD :Cảnh sát giao thông xử phạt người đi xe mô tô, xe gắn máy ,xe máy xe, đạp điện không đội mũ bảo hiểm từ 100000 đến 200000 ngàn đồng.
*GV kết luận :
*HS tự nhớ kiến thức.

1. Khái niệm thực hiện pháp luật và các hình thức thực hiện pháp luật.
a. Khái niệm thực hiện pháp luật.
- THPL là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. 
 VD : Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, xe đạp điện, không đua xe, không vượt đèn đỏ... là thực hiện pháp luật.
b. Các hình thức thực hiện pháp luật.
.
- Các hình thức thực hiện pháp luật : Có 4 hình thức thực hiện pháp luật :
 + Sử dụng pháp luật.
 + Thi hành pháp luật.
 + Tuân thủ pháp luật.
 + Áp dụng pháp luật.
+ Sử dụng pháp luật: Là các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những việc mà pháp luật cho phép làm.
 VD : sử dụng quyền học tập, quyền kinh doanh, quyền bầu cử, ứng cử...
+Thi hành pháp luật: Là cá nhân, tổ chức thực hiện nghĩa vụ của mình bằng hành động tích cực, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.
 VD : Công dân sản xuất kinh doanh nộp thuế cho Nhà nước ; Thanh niên lên đường nhập ngũ bảo vệ tổ quốc, đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe máy, xe gắn máy, xe đạp đ... + Sách giáo khoa, sách bài tập.
C. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
& 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)
 Hoạt động của Thầy và trò
Chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt, năng lực cần phát triển
- GV trình chiếu một số hình ảnh công dân không thực hiện pháp luật giao thông đường bộ.
GV:yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh.
HS quan xát.
GV hỏi: Các em thấy điều gì qua hình ảnh vừa xem?.
HS trả lời: Dự đoán : + Học sinh và người tham gia giao thông đã dàn hàng khi tham gia giao thông và không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp địên, xe máy . 
GV hỏi: Em hãy cho biết hành vi học sinh đi xe đạp điện, người tham gia giao thông đi xe máy mà không đội mũ bảo hiểm, và dàn hàng khi tham gia giao thông là đúng hay sai ? Vì sao?
HS trả lời: Dự kiến: Hành vi trên là sai. Vì đều không thực hiện đúng quy định của pháp luật phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe máy , xe gắn máy , xe đạp điện , xe mô tô, và cấm dàn hàng khi tham gia giao thông.
 GVdẫn dắt: Vậy thế nào là thực hiện pháp luật, có mấy hình thức thực hiện pháp luật? đó là những hình thức nào? Các em cùng đi vào tìm hiểu nội dung của tiết học hôm nay bài 2 :Thực hiện pháp luật . 
- Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu xem mình đã biết gì về các hành vi thực hiện pháp luật.
 - Rèn luyện năng lực nhận xét, đánh giá, phê phán cho học sinh.

 & 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( 30 PHÚT)
Hoạt động cơ bản của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về vi phạm pháp luật.
*Mục tiêu:
- Rèn luyện năng lực: tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề cho HS.
* Cách tiến hành:
GV sử dụng ví dụ trong SGK và yêu cầu HS chỉ ra biểu hiện cụ thể của từng dấu hiệu của hành vi vi phạm trong ví dụ đó.
GV giảng:
Các dấu hiệu vi phạm pháp luật:
°Thứ nhất: Là hành vi trái pháp luật.
+ Hành động cụ thể: Nhập cảnh, quá cảnh động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch;
+ Không hành động: Người kinh doanh không nộp thuế cho Nhà nước (trái với pháp luật về thuế); Người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật không giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân ;...
°Thứ hai: Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
GV có thể yêu cầu HS giải thích rõ: Thế nào là năng lực trách nhiệm p/ lí? Những người nào đủ và không đủ năng lực trách nhiệm p/lí ?
GV giảng:
Năng lực trách nhiệm pháp lý : Năng lực trách nhiệm pháp lý của con người phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khoẻ - tâm lý (có bị bệnh về tâm lý làm mất hoặc hạn chế khả năng nhận thức về hành vi của mình hay không). 
°Thứ ba: Người vi phạm pháp luật phải có lỗi.
GV nêu câu hỏi: Theo em, bố con bạn A có biết đi xe vào đường ngược chiều là vi phạm pháp luật không? Hành động của bố con bạn A có thể dẫn đến hậu quả như thế nào? Hành động đó cố ý hay vô ý?
GV giảng;
GV rút ra khái niệm vi phạm pháp luật.
Để khắc sâu kiến thức cho HS, GV hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật?
Thao tác 2: Trách nhiệm pháp lí
GV hỏi: Các vi phạm pháp luật gây hậu quả gì, cho ai? Cần phải làm gì để khắc phục hậu quả đó và phòng ngừa các vi phạm tương tự?
HS suy nghĩ trả lời.
GV giảng:
Trong lĩnh vực PL, thuật ngữ “Trách nhiệm” được hiểu theo hai nghĩa.
-Theo nghĩa thứ nhất, trách nhiệm có nghĩa là chức trách, công việc được giao, là nghĩa vụ mà PL quy định cho các chủ thể pháp luật.
-Theo nghĩa thứ hai, trách nhiệm được hiểu là nghĩa vụ mà các chủ thể phải gánh chịu hậu quả bất lợi khi không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình mà PL quy định. Đây là sự phản ứng của NN đối với những chủ thể có hành vi vi phạm PL gây hậu quả xấu cho xã hội.

2. Vi phạm PL và trách nhiệm pháp lí
a) Vi phạm PL
­ Thứ nhất, là hành vi trái pháp luật : 
- Hành vi trái pháp luật có thể là hành động hoặc không hành động:
 + Hành vi đó có thể là hành động: cá nhân, tổ chức làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật 
+ Hành vi trái pháp luật có thể là không hành động: cá nhân, tổ chức không làm những việc phải làm theo quy định của pháp luật
- Hành vi trái pháp luật đó xâm phạm, gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
­ Thứ hai, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
 Năng lực trách nhiệm pháp lí của một người phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe – tâm lý. Người có năng lực trách nhiệm pháp lý phải là: 
+ Người đã đạt một độ tuổi nhất định theo quy định pháp luật. Ví dụ: Theo quy định của pháp luật, người đủ từ 16 tuổi trở lên có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí hành chính và hình sự.
+ Người có thể nhận thức, điều khiển được hành vi của mình, tự quyết định cách xử sự của mình (không bị bệnh về tâm lí làm mất hoặc hạn chế khả năng nhận thức về hành vi của mình).
­ Thứ ba, người vi phạm pháp luật phải có lỗi.
Lỗi được hiểu là trạng thái tâm lí phản ánh thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình đối với hậu quả của hành vi đó.
Lỗi được thể hiện dưới hai hình thức: lỗi cố ý và lỗi vô ý
=> Kết luận:
 Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật , có lỗi do người có năng lực trách nhiệ...ng và không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp địên, xe máy . 
GV hỏi: Em hãy cho biết hành vi học sinh đi xe đạp điện, người tham gia giao thông đi xe máy mà không đội mũ bảo hiểm, và dàn hàng khi tham gia giao thông là đúng hay sai ? Vì sao?
HS trả lời: Dự kiến: Hành vi trên là sai. Vì đều không thực hiện đúng quy định của pháp luật phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe máy , xe gắn máy , xe đạp điện , xe mô tô, và cấm dàn hàng khi tham gia giao thông.
 GVdẫn dắt: Vậy thế nào là thực hiện pháp luật, có mấy hình thức thực hiện pháp luật? đó là những hình thức nào? Các em cùng đi vào tìm hiểu nội dung của tiết học hôm nay bài 2 :Thực hiện pháp luật . 
- Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu xem mình đã biết gì về các hành vi thực hiện pháp luật.
 - Rèn luyện năng lực nhận xét, đánh giá, phê phán cho học sinh.
 & 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (30 phút)
Hoạt động cơ bản của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Thao tác 1: Đọc hợp tác tìm hiểu các loại vi phạm PL và trách nhiệm pháp lí.
*Mục tiêu:
- Hs trình bày được các loại vi phạm PL và trách nhiệm pháp lí.
- Rèn luyện năng lực: giao tiếp và hợp tác, tự học.
* Cách tiến hành:
- Gv yêu cầu Hs tự đọc điểm c mục 2: Các loại vi phạm PL và trách nhiệm pháp lí ghi tóm tắt nội dung cơ bản. Sau đó, Hs chia sẻ nội dung đã đọc theo cặp.
- Hs tự đọc nội dung trong SGK, tìm nội dung chính, tóm tắt phần vừa đọc. Sau đó, Hs chia sẻ nội dung đã đọc theo cặp về phần cá nhân đã tóm tắt, tự giải đáp cho nhau những thắc mắc và nêu câu hỏi đề nghị Gv giải thích( nếu có).
- Gv nêu tiếp yêu cầu mỗi cặp Hs tìm một số VD về: vi phạm hành chính và trách nhiệm hành chính; hoặc vi phạm hình sự và trách nhiệm hình sự ,vi phạm dân sự và trách nhiệm dân sự, vi phạm kỉ luật và trách nhiệm kỉ luật.
- Hs tự học dưới sự hướng dẫn của Gv.
- Một số cặp Hs báo cáo kết quả làm việc.
- Lớp nhận xét, bổ sung theo cách hiểu của các em.
- Gv chính xác hóa đáp án của Hs và nêu thêm 1 số VD khác.
*Kết luận: Gv chốt lại nội dung của mỗi loại vi phạm PL và trách nhiệm pháp lí.
GV giảng:
+ Vi phạm hình sự : 
Ví dụ : Người tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý là vi phạm hình sự, bị coi là tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự. .
=> Trách nhiệm hình sự Là loại trách nhiệm pháp lý với các chế tài nghiêm khắc nhất do Tồ án áp dụng đối với những người có hành vi phạm tội (vi phạm hình sự). Trách nhiệm hình sự chỉ được áp dụng đối với các tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự.
Ví dụ : Khoản 1 Điều 197 về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý quy định : “Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”.
+ Vi phạm hành chính:
Ví dụ : Đi xe mô tô, xe gắn máy vào đường ngược chiều... Chủ thể vi phạm dân sự có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
=> Trách nhiệm hành chính 
 Ví dụ, Điều 19 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính quy định : “Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải đình chỉ ngay các hành vi vi phạm gây ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh và phải thực hiện các biện pháp để khắc phục...
+ Vi phạm dân sự:
Ví dụ : Người thuê cửa hàng đã tự ý sửa chữa cửa hàng không đúng với thoả thuận trong hợp đồng ; người thuê xe ô tô không trả cho chủ xe đúng thời hạn thoả thuận. 
Chủ thể vi phạm dân sự có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
Trách nhiệm dân sự Là loại trách nhiệm pháp lý do TA áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm dân sự. Chế tài trách nhiệm dân sự chủ yếu là bồi thường thiệt hại hoặc thực hiện các nghĩa vụ dân sự mà các bên đã thoả thuận.
+ Vi phạm kỉ luật:
Ví dụ : Người lao động tự ý bỏ việc nhiều ngày mà không có lý do chính đáng ... 
=> Trách nhiệm kỷ luật Là loại trách nhiệm pháp lý do thủ trưởng cơ quan, giám đóc doanh nghiệp,... áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên thuộc quyền quản lý của mình khi họ vi phạm kỷ luật LĐ, vi phạm chế độ công vụ nhà nước. 
Chế độ trách nhiệm kỷ luật thường là : khiển trách, cảnh cáo, điều chuyển công tác khác, hạ bậc lương, cách chức, buộc thôi việc (sa thải) hoặc chấm dứt hợp đồng LĐ trước thời hạn. 
2. c.Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí:
* Vi phạm hình sự là những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm quy định tại Bộ luật Hình sự.
 - Người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự , phải chấp hành hình phạt theo quy định của Tòa án. 
+ Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. 
+ Người từ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm .
* Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước .
 - Người vi phạm phải chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật . 
+ Người từ 14 đến 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý ; 
+ Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra.
* Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật...THPT ĐOÀN KẾT NĂM HỌC 2023-2024
 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: GDCD – lớp 12/THPT
 ( Thời gian làm bài: 45 phút)
Câu 81. Cá nhân, tổ chức sử dụng pháp luật tức là làm những gì mà pháp luật
A. quy định phải làm. B. quy định không được làm. C. cho phép làm. D. bắt buộc làm.
Câu 82: Văn bản nào dưới đây không phải là văn bản dưới luật
A. nghị quyết. B. luật hôn nhân và gia đình. C. chỉ thị.	 D. nghị định.
Câu 83. Thực hiện pháp luật có mấy hình thức?
A. Ba. B. Bốn . C. Năm. D. Sáu.
Câu 84. Cá nhân , tổ chức tuân thủ pháp luật khi tham gia giao thông 
A. điều khiển xe vượt đèn đỏ. B. dừng xe khi đèn đỏ. 
C. chạy xe đánh võng. D. chạy xe có nồng độ cồn .
Câu 85: Văn bản nào dưới đây là văn bản pháp luật?
A. Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Nghị quyết của Quốc hội.
C. Nghị quyết của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
D. Nghị quyết của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Câu 86. Cá nhân, tổ chức thi hành pháp luật khi kinh doanh là
A. thường xuyên trốn thuế . B. nộp thuế đầy đủ. 
C. nộp thuế trễ hạn. D. không nộp thuế.
Câu 87. Chủ thể sử dụng pháp luật là
A. cá nhân, đơn vị. B. Những người có chức vụ cao trong xã hội
C. cá nhân, tổ chức D. Cơ quan công chức nhà nước có thẩm quyền.
Câu 88: Khái niệm nào dưới đây là quy tắc xử sự chung về những việc được làm, những việc phải làm, những việc không được làm, những việc cấm đoán?
A. Pháp luật.	B. Đạo đức.	C. Kinh tế.	D. Chính trị.
Câu 89: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng
A. tính tự giác của nhân dân. B. tiềm lực tài chính quốc gia.
C. quyền lực nhà nước. D. sức mạnh chuyên chính.
Câu 90. Thực hiện pháp luật là việc cá nhân, tổ chức
A. làm những việc mà pháp luật cấm . 
B. làm những việc mà mình thích.
C. làm những việc mà pháp luật cho phép làm. 
D. làm những việc mang lại lợi ích kinh tế cao.
Câu 91. Thi hành pháp luật được thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Người có thu nhập hợp pháp. 
B. Người có việc làm ổn định.
C. Mọi người đều phải nộp thuế cho nhà nước. 
D. Người thu nhập cao nộp thuế cho nhà nước.
Câu 92: Pháp luật do chủ thể nào dưới đây ban hành?
A. Do nhà nước ban hành.	B. Do cơ quan, tổ chức ban hành.
C. Do cá nhân ban hành.	D. Do địa phương ban hành.
Câu 93: Pháp luật mang bản chất giai cấp vì pháp luật do
A. Nhà nước ban hành.	B. Nhân dân ban hành.
C. Các đoàn thể quần chúng ban hành.	D. Chính quyền các cấp ban hành.
Câu 94: Luật Giao thông đường bộ quy định tất cả mọi người tham gia giao thông phải chấp hành chỉ dẫn của tín hiệu đèn giao thông là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.	B. Tính thống nhất.
C. Tính nghiêm minh.	D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức
Câu 95. Cá nhân, tổ chức nào không tuân thủ pháp luật khi tham gia giao thông? 
A .Điều khiển xe vượt đèn đỏ. B. Dừng xe khi đèn đỏ.
C. Điều khiển xe đúng làn đường quy định. D. Điều khiển xe theo lệnh người hướng dẫn. 
Câu 96. Đối tượng phải chịu mọi trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra?
A. Đủ 14 tuổi trở lên.	 B. Đủ từ 15 trở lên.
C. Đủ 16 tuổi trở lên.	 D. Đủ 18 tuổi trở lên.
Câu 97. Hành vi xâm phạm các quan hệ lao động , công vụ nhà nước là vi phạm
A. hình sự. B. hành chính. C. dân sự. D. kỉ luật. 
Câu 98: Cảnh sát giao thông xử phạt hành chính người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm. Quy định này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A.  Tính quyền lực, bắt buộc chung.	B.  Tính quy phạm phổ biến.
C.  Tính xác định chặt chẽ về nội dung.	D.  Tính xác định chặt chẽ về hình thức
Câu 99: Tất cả mọi cá nhân, tổ chức ai cũng phải xử sự theo pháp luật. Điều đó thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.	B. Tính công khai.
C. Tính dân chủ.	D. Tính quy phạm phổ biến.
Câu 100: Văn bản đòi hỏi diễn đạt phải chính xác, một nghĩa để công dân hiểu và thực hiện đúng pháp luật là phản ảnh đặc trưng cơ bản nào?
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung .	B. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.	D. Tính quy phạm phổ biến.
Câu 101. A 16 tuổi tổ chức sinh nhật và mời bạn bè đến quán X dự tiệc. Trong lúc ăn uống, A mâu thuẫn và đánh B gây thương tích 39%. Gia đình B thắc mắc không biết tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm là bao nhiêu?
A. Từ đủ 14 tuổi trở lên. B. Từ đủ 16 tuổi trở lên. 
C. Từ đủ 17 tuổi trở lên. D. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
Câu 102. Tòa án nhân dân thành phố L vừa tuyên án Nguyễn Văn C mức án 7 năm tù giam về tội mua bán ma túy. Đây là hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Sử dụng pháp luật.	 B. Tuân thủ pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D.Áp dụng pháp luật.
Câu 103: Những người có hành vi không đúng quy định của pháp luật sẽ bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để buộc họ phải tuân theo. Điều này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.	B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Hiệu lực tuyệt đối.	D. Khả năng đảm bảo thi hành cao....B
106-D
107-B
108-D
109-D
110-D
111-C
112-B
113-B
114-C
115-A
116-C
117-A
118-A
119-A
120-A

 Ngày soạn: 22/10/2023 Tuần: 9,10
 Ngày dạy: 30/10->6/11/2013 Tiết: 9,10
Bài 3: CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Về kiến thức.
 - Hiểu được thế nào là công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý.
 - Nêu được trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
 2. Về kĩ năng.
 - Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực hôn nhân và gia đình, lao động, kinh doanh.
 3. Về thái độ.
 - Có ý thức tôn trọng quyền bình đẳng của công dân trong cuộc sống hằng ngày
 - Phê phán những hành vi vi phạm quyền bình đẳng của công dân.
4. Các năng lực hình thành và phát triển ở học sinh.
 - Năng lực hợp tác và giao tiếp
 - Năng lực tư duy phê phán
 - Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Đồ dùng dạy học
 + SGK, SGV GDCD 12; Bài tập tình huống 12, bài tập trắc nghiệm GDCD 12; Tài liệu dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn GDCD 12
 + Máy chiếu đa năng.
 + Giấy A4, giấy khổ rộng, bút dạ, băng dính, kéo , phiếu học tập .
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học:
+ Phương pháp dạy học :
 + Dạy học nêu vấn đề, phát hiện và giải quyết vấn đề.
 + Đàm thoại phát hiện vấn đề.
 + Phương pháp thảo luận nhóm 
 + Phương pháp thuyết trình
+ Các kỹ thuật dạy học được sử dụng trong bài học gồm:
 +Kỹ thuật chia nhóm, 
 +Kỹ thuật đặt câu hỏi, 
 +Kỹ thuât đọc hợp tác.
- Chuẩn bị ngữ liệu: 
	+ Điều chỉnh ngữ liệu: 
	+ Dự kiến các từ ngữ cần giải thích, lý giải:
2Chuẩn bị của học sinh:
 + Sách giáo khoa, sách bài tập.
C. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
& 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)
Hoạt động của Thầy và trò
Chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt, năng lực cần phát triển
- GV định hướng cho hs phân tích, xử lý tình huống liên quan đến cd bình đẳng trước pl.
- Gv chiếu tình huống lên máy chiếu.
Anh A là nông dân, anh B là cán bộ huyện X. Khi tham gia giao thông cả 2 người đều vi phạm luật gtđb là vượt đèn đỏ. Cả 2 người đều bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe, lập biên bản và xử phạt hành chính với mức tiền phạt như nhau.
-Gv đặt câu hỏi:
? em có nhận xét gì về hành động của CSGT
-2 đến 3 hs trả lời
GV nêu câu hỏi
? Từ tình huống trên và thực tế hàng ngày, em hãy cho biết thế nào là bình đẳng trước pl?
*Gv chốt lại hành động của cảnh sát giao thông thể hiện công dân bình đẳng trước pháp luật. Vậy CDBĐtrước pháp luật là gì? CDBĐtrước pl được thể hiện như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.

- Kích thích hs tự tìm hiểu xem các em đã biết gì về công dân bình đẳng trước pháp luật.
- Rèn luyện tư duy, phê phán cho học sinh

 & 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (75 phút)
 Hoạt động cơ bản của thầy và trò
Nội dung bài học
Thao tác 1: GV giảng cho hoc sinh nghe về khái niệm bình đẳng trước pháp luật.
 - Quyền bình đẳng xuất phát từ quyền con người và quyền cơ bản nhất . Theo quy định của pháp luật Việt Nam, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, phụ nữ bình đẳng với nam giới về mọi phương diện, các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều bình đẳng với nhau, các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đều bình đẳng .
Thao tác 2: Thảo luận lớp tìm hiểu Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
* Mục tiêu.
- HS Nêu được khái niệm thế nào là công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, Có ý thức tôn trọng quyền bình đẳng của công dân trong cuộc sống hằng ngày.
- Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho hs.
* Cách tiến hành.
- GV yêu cầu hs tự đọc lời tuyên bố của chủ tịch Hồ Chí Minh sau cách mạng tháng 8 ( trang 27)
Hỏi: Em hiểu thế nào là quyền bình đẳng của công dân trong lời tuyên bố của chủ tịch Hồ Chí Minh ?
- GV. Tóm tắt ý kiến của hs lên bảng phụ.
Hỏi: Vậy theo em thế nào là quyền và thế nào là nghĩa vụ? Lấy vd
- GV. Tóm tắt ý kiến của hs lên bảng phụ.
Cho ví dụ trong thực tế đời sống liên quan đến quyền và nghĩa vụ ?
Quyền	Nghĩa vụ
- Bầu cử, ứng cử
- Lao động, tự do kinh doanh.
- Sở hữu tài sản.
- Học tập.
- Tự do tín
 ngưỡng.
- Khiếu nại, tố cáo	- Bảo vệ tổ quốc
- Nộp thuế cho nhà nước
- Lao động công ích
- Tôn trọng và bảo vệ tài sản Nhà Nước
- Tuân theo hiến
 pháp, pháp luật.
- Trung thành với tổ quốc
Hỏi: thế nào là công dân được bình đặng về quyền và nghĩa vụ?
-Gv chính xác hóa ý kiến của hs
- Kết luận
mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu nghèo, thành phần xã hội.
GV phân tích cho HS hiểu rõ: Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và làm nghĩa vụ như nhau. Nhưng mức độ sử dụng các quyền đó đến đâu phụ thuộc vào khả năng, điều kiện, hoàn cảnh của mỗi người. 
GV giảng mở rộng:
2. Hiến pháp quy định: (Điều 54 Hiến pháp năm 1992) Công dân đủ 18 tuổi trở lên ...pháp luật .
­ Công dân dù ở địa vị nào, làm nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí ( trách nhiệm hành chính, dân sự, hình sự, kỉ luật). 
­ Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ như nhau đều phải chịu trách nhiệm pháp lý như nhau , không phân biệt đối xử.
3. Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
- Quyền và nghĩa vụ của công dân được Nhà nước quy định trong Hiến pháp và luật.
- Nhà nước ta không những đảm bảo cho công dân thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình mà còn xử lí nghiêm minh những hành vi vi phạm quyền và lợi ích của công dân, của xã hội. 
- Nhà nước không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống tư pháp, cho phù hợp với từng thời kì nhất định làm cơ sở pháp lí cho việc xử lí hành vi xâm hại quyền và nghĩa vụ của công dân, nhà nước và xã hội .
 & 3. Hoạt động luyện tập (5 phút)
 * Mục tiêu
 - Luyện tập để hs củng cố những gì đã biết về công dân BĐ trước pl, Có ý thức tôn trọng quyền bình đẳng của công dân trong cuộc sống hằng ngày, phê phán những hành vi vi phạm quyền bình đẳng của công dân
 - Rèn luyện năng lực :Năng lực hợp tác và giao tiếp, năng lực tư duy phê phán, năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
 * Cách tiến hành 
 - GV Tổ chức cho hs làm bài tập1, 3
 & 4.Hoạt động vận dụng (3 phút)
 * Mục tiêu:
 - Tạo cơ hội cho hs vân dụng kiến thức và kỹ năng cóa được vào các tình huống nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.
 - Rèn luyện năng lực :Năng lực hợp tác và giao tiếp, năng lực tư duy phê phán, năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
 *Cách tiến hành
 1. Giáo viên nêu yêu cầu
 a.Tự liên hệ
 - Hàng ngày bản thân đã được bình đẳng trước pháp luật chưa?
 - Bản thân cần làm gì đề được bình đẳng trước pháp luật
 b. Nhận diện xung quanh
hãy nêu nhận xét của em về việc thực hiện công dân bình đẳng trước pl ở địa phương em.
 c. Gv định hướng hs
 - tôn trọng quyền bình đẳng của công dân trước pl
 - Hs làm bài tập 2,5
 & 5. Hoạt động mở rộng (2 phút)
 - cung cấp địa chỉ và hướng dẫn hs cách tìm các văn bản pl trên mạng Intenet
 - Sưu tầm một số vụ án đã đưa ra xét xử thể hiện công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp
 lý.
 Duyệt của BGH
 Ngày soạn: 5/11/2023 Tuần: 11
 Ngày dạy: 13/11/2023 Tiết: 11 
Bài 4: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI (Tiết 1)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Về kiến thức.
 - Hiểu được khái niệm, nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
 2. Về kĩ năng.
 - Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
 3. Về thái độ.
 - Có ý thức tôn trọng các quyền bình đẳng của công dân trong cuộc sống hàng ngày
 - Phê phán những hành vi vi phạm quyền bình đẳng của công dân.
4. Các năng lực hình thành và phát triển ở học sinh.
 - Năng lực tự học
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác 
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo 
 - Năng lực quản lí và phát triển bản thân 
 - Năng lực tư duy phê phán về các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình, trong lao động và trong kinh doanh...
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Đồ dùng dạy học
 + SGK, SGV GDCD 12; Bài tập tình huống 12, bài tập trắc nghiệm GDCD 12; Tài liệu dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn GDCD 12.
 + Tranh, ảnh, sơ đồ và các tư liệu, tình huống có liên quan đến nội dung bài học.
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học:
+ Phương pháp dạy học :
 + Dạy học nêu vấn đề, phát hiện và giải quyết vấn đề.
	+ Đàm thoại phát hiện vấn đề.
	+ Phương pháp thảo luận nhóm 
	+ Phương pháp thuyết trình
+ Các kỹ thuật dạy học được sử dụng trong bài học gồm:
 +Kỹ thuật chia nhóm, 
 +Kỹ thuật đặt câu hỏi, 
 +Kỹ thuât đọc hợp tác.
- Chuẩn bị ngữ liệu: 
	+ Điều chỉnh ngữ liệu: 
	+ Dự kiến các từ ngữ cần giải thích, lý giải:
2Chuẩn bị của học sinh:
 + Sách giáo khoa, sách bài tập.
C. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
& 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt, năng lực cần phát triển
- GV cho học sinh xem video về tình trạng bạo lực trong gia đình.
- Học sinh: Xem video.
GV đưa ra câu hỏi: Em nhận xét gì về hành vi của người chồng trong đoạn vi deo trên?
- GV gọi 2 đến 3 học sinh trả lời	
- GV nêu câu hỏi: Bằng sự hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết thực trạng hôn nhân và gia đình ở nước ta hiện nay như thế nào?
- GV gọi 2 đến 3 học sinh trả lời	
- Lớp nhận xét, bổ sung ( nếu có ).
* GV chốt lại: Bình đẳng giữa mỗi thành viên trong cộng đồng XH là một nhu cầu tự nhiên và cũng là mơ ước cháy bỏng của nhân loại TBộ. Ở nước ta, hiện nay trình trạng bạo lực đang ngày càng gia tăng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và đặc biệt là đến quyền lợi của người phụ nữ và trẻ em. 
 Vậy nguyên nhân do đâu? cần phải làm gì để hạn chế và khắc phục tình trạng trên chúng ta cùng tìm hiểu nội dung thứ nhất của bài học:
- Kích thích học sinh tìm hiểu

File đính kèm:

  • docgiao_an_gdcd_12_nam_hoc_2023_2024_truong_thpt_doan_ket.doc