Giáo án Địa lí 10 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023
Bài 1
MÔN ĐỊA LÍ VỚI ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP
(Số tiết: 1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Ghi nhớ được các đặc điểm cơ bản của môn Địa lí trong chương trình học phổ thông.
- Xác định được việc học tập môn Địa lí mang lại những vai trò, lợi ích gì đối với bản thân học sinh và trong cuộc sống.
2. Năng lực
- Năng lực chung
+ Tự học tự chủ:
- Chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
- Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thành cách học riêng của bản thân; tìm kiếm, lựa chọn nguồn tài liệu phù hợp.
- Ghi chép thông tin bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết.
+ Giao tiếp hợp tác:
- Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày thông tin, ý tưởng và để thảo luận, lập luận, đánh giá các vấn đề.
- Biết chủ động trong giao tiếp, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.
+ Sử dụng CNTT và truyền thông
- Có thể sử dụng các phương tiện công nghệ để hỗ trợ tìm kiếm thông tin liên quan đến nội dung bài học
- Năng lực địa lí
+ Nhận thức khoa học địa lí:
- Xác định và lí giải được vai trò, đặc điểm của bộ môn Địa lí
- Phân tích được ảnh hưởng của môn Địa lí đối với việc định hướng nghề nghiệp trong tương lai của học sinh.
+ Tìm hiểu địa lí
- Tìm hiểu các thông tin liên quan đến các ngành nghề được hỗ trợ, định hướng từ việc học tập bộ môn địa lí trong trường học.
+ Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Trình bày ý tưởng và dự định nghề nghiệp trong tương lai.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: tích cực tìm thông tin và hứng thú với việc học.
- Trách nhiệm: hoàn thành nhiệm vụ học tập bản thân được phân công khi làm việc nhóm, làm bài tập vận dụng.
- Nhân ái: tôn trọng các đặc thù riêng của từng ngành nghề.
- Trung thực: có ý thức trong việc lựa chọn ngành nghề trong tương lai.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Giấy khổ lớn, bút lông, nam châm gắn bảng, phiếu học tập.
- Phần thưởng cho trò chơi (nếu có).
2. Học sinh
- Sách giáo khoa, tập ghi chép.
- Giấy note
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu (Tình huống xuất phát) - 10 phút
a. Mục tiêu
- Tạo hứng khởi cho bài học, phát triển năng lực tư duy, giao tiếp, thống kê và khả năng liên kết kiến thức của học sinh.
- Kiểm tra kiến thức nền tảng về bộ môn của học sinh.
b. Nội dung
- Học sinh thực hiện trò chơi “Tôi là Địa lí, bạn biết gì về tôi”
c. Sản phẩm
- Câu trả lời của học sinh trên giấy note.
- Bản nội dung thuyết trình nhóm.
d. Tổ chức thực hiện
-Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu sơ lược về môn học Địa lí, sau đó thông qua cách thực hiện trò chơi “Tôi là Địa lí, bạn biết gì về tôi”.
Cách chơi:
+ Mỗi học sinh sử dụng 1 tờ giấy note ghi nhanh câu trả lời cho câu hỏi tiêu đề của trò chơi, GV có thể yêu cầu học sinh hoặc chuẩn bị sẵn 4 màu giấy note và phát ngẫu nhiên cho học sinh. Lớp sau đó sẽ tạo thành 4 nhóm theo màu (ví dụ, xanh, đỏ, hồng, trắng,…).
+ HS ghi ít nhất 5 đáp án ngắn về các vấn đề liên quan đến địa lí mà em biết và thực hiện câu trả lời trong vòng 2 phút. Mỗi câu trả lời không dài quá 10 từ và không ngắn quá 3 từ.
+ 4 HS hoàn thành câu trả lời nhanh nhất sẽ là 4 nhóm trưởng và đi thu câu trả lời theo màu giấy note của mình khi hết thời gian; 4 học sinh nộp câu trả lời muộn nhất sẽ lên bảng thuyết trình câu trả lời của nhóm.
+ Sau khi thu phiếu trả lời, nhóm trưởng, người thuyết trình tìm thêm 1 bạn làm thư kí tổng hợp nhanh câu trả lời của các thành viên trong nhóm, loại bỏ các ý trùng lặp, sau đó phác thảo thành bài thuyết trình ngắn về các nội dung được còn lại.
+ Các nhóm có quyền đổi người thuyết trình trong giai đoạn này, mỗi nhóm có 1 phút trình bày nội dung của nhóm.
+ Các nhóm bình chọn nhóm có các câu trả lời hay nhất và nhóm thuyết trình tốt nhất.
– Thực hiện nhiệm vụ: Thực hiện trò chơi theo các phần: trả lời câu hỏi - hoàn thành phần chọn lọc và phác thảo nội dung thuyết trình
– Báo cáo, thảo luận: Bình chọn - Trao thưởng với phần quà chuẩn bị sẵn của GV.
– Kết luận: GV tổng kết và dẫn dắt vào bài.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (30 phút)
HOẠT ĐỘNG 2.1: Tìm hiểu về ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA MÔN ĐỊA LÍ TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG (15 PHÚT)
a. Mục tiêu
- Xác định vai trò của bộ môn Địa lí.
- Trả lời được câu hỏi vì sao phải học Địa lí trong nhà trường.
b. Nội dung
- Học sinh thảo luận theo cặp theo bàn, trả lời các câu hỏi theo kỹ thuật 5W1H.
- Liên hệ với hoạt động khởi động, phác thảo sơ đồ tư duy về vai trò của môn Địa lí
c. Sản phẩm
- Nội dung trả lời câu hỏi của các cặp
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí 10 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023
PPCT: Tiết 1 Bài 1 MÔN ĐỊA LÍ VỚI ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP (Số tiết: 1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Ghi nhớ được các đặc điểm cơ bản của môn Địa lí trong chương trình học phổ thông. - Xác định được việc học tập môn Địa lí mang lại những vai trò, lợi ích gì đối với bản thân học sinh và trong cuộc sống. 2. Năng lực Năng lực chung + Tự học tự chủ: Chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập được giao. Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thành cách học riêng của bản thân; tìm kiếm, lựa chọn nguồn tài liệu phù hợp. Ghi chép thông tin bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết. + Giao tiếp hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày thông tin, ý tưởng và để thảo luận, lập luận, đánh giá các vấn đề. Biết chủ động trong giao tiếp, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người. + Sử dụng CNTT và truyền thông Có thể sử dụng các phương tiện công nghệ để hỗ trợ tìm kiếm thông tin liên quan đến nội dung bài học Năng lực địa lí + Nhận thức khoa học địa lí: Xác định và lí giải được vai trò, đặc điểm của bộ môn Địa lí Phân tích được ảnh hưởng của môn Địa lí đối với việc định hướng nghề nghiệp trong tương lai của học sinh. + Tìm hiểu địa lí Tìm hiểu các thông tin liên quan đến các ngành nghề được hỗ trợ, định hướng từ việc học tập bộ môn địa lí trong trường học. + Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Trình bày ý tưởng và dự định nghề nghiệp trong tương lai. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ: tích cực tìm thông tin và hứng thú với việc học. - Trách nhiệm: hoàn thành nhiệm vụ học tập bản thân được phân công khi làm việc nhóm, làm bài tập vận dụng. - Nhân ái: tôn trọng các đặc thù riêng của từng ngành nghề. - Trung thực: có ý thức trong việc lựa chọn ngành nghề trong tương lai. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Giấy khổ lớn, bút lông, nam châm gắn bảng, phiếu học tập. - Phần thưởng cho trò chơi (nếu có). 2. Học sinh - Sách giáo khoa, tập ghi chép. - Giấy note III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Mở đầu (Tình huống xuất phát) - 10 phút a. Mục tiêu - Tạo hứng khởi cho bài học, phát triển năng lực tư duy, giao tiếp, thống kê và khả năng liên kết kiến thức của học sinh. - Kiểm tra kiến thức nền tảng về bộ môn của học sinh. b. Nội dung - Học sinh thực hiện trò chơi “Tôi là Địa lí, bạn biết gì về tôi” c. Sản phẩm - Câu trả lời của học sinh trên giấy note. - Bản nội dung thuyết trình nhóm. d. Tổ chức thực hiện - Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu sơ lược về môn học Địa lí, sau đó thông qua cách thực hiện trò chơi “Tôi là Địa lí, bạn biết gì về tôi”. Cách chơi: + Mỗi học sinh sử dụng 1 tờ giấy note ghi nhanh câu trả lời cho câu hỏi tiêu đề của trò chơi, GV có thể yêu cầu học sinh hoặc chuẩn bị sẵn 4 màu giấy note và phát ngẫu nhiên cho học sinh. Lớp sau đó sẽ tạo thành 4 nhóm theo màu (ví dụ, xanh, đỏ, hồng, trắng,). + HS ghi ít nhất 5 đáp án ngắn về các vấn đề liên quan đến địa lí mà em biết và thực hiện câu trả lời trong vòng 2 phút. Mỗi câu trả lời không dài quá 10 từ và không ngắn quá 3 từ. + 4 HS hoàn thành câu trả lời nhanh nhất sẽ là 4 nhóm trưởng và đi thu câu trả lời theo màu giấy note của mình khi hết thời gian; 4 học sinh nộp câu trả lời muộn nhất sẽ lên bảng thuyết trình câu trả lời của nhóm. + Sau khi thu phiếu trả lời, nhóm trưởng, người thuyết trình tìm thêm 1 bạn làm thư kí tổng hợp nhanh câu trả lời của các thành viên trong nhóm, loại bỏ các ý trùng lặp, sau đó phác thảo thành bài thuyết trình ngắn về các nội dung được còn lại. + Các nhóm có quyền đổi người thuyết trình trong giai đoạn này, mỗi nhóm có 1 phút trình bày nội dung của nhóm. + Các nhóm bình chọn nhóm có các câu trả lời hay nhất và nhóm thuyết trình tốt nhất. – Thực hiện nhiệm vụ: Thực hiện trò chơi theo các phần: trả lời câu hỏi - hoàn thành phần chọn lọc và phác thảo nội dung thuyết trình – Báo cáo, thảo luận: Bình chọn - Trao thưởng với phần quà chuẩn bị sẵn của GV. – Kết luận: GV tổng kết và dẫn dắt vào bài. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (30 phút) HOẠT ĐỘNG 2.1: Tìm hiểu về ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA MÔN ĐỊA LÍ TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG (15 PHÚT) a. Mục tiêu - Xác định vai trò của bộ môn Địa lí. - Trả lời được câu hỏi vì sao phải học Địa lí trong nhà trường. b. Nội dung - Học sinh thảo luận theo cặp theo bàn, trả lời các câu hỏi theo kỹ thuật 5W1H. - Liên hệ với hoạt động khởi động, phác thảo sơ đồ tư duy về vai trò của môn Địa lí c. Sản phẩm - Nội dung trả lời câu hỏi của các cặp d. Tổ chức thực hiện - Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS lấy giấy nháp ra, phân công nhiệm vụ, gợi ý câu hỏi 5W1H để các cặp thảo luận, tìm câu trả lời. 1. Em đã học môn Địa lí từ khi nào? (When) 2. Môn Địa lí thuộc nhóm bộ môn nào? (Where) 3. Tại sao môn Địa lí được xếp vào nhóm bộ môn trên? (Why) 4. Học Địa lí giúp em có thêm những hiểu biết, năng lực gì? (What) 5. Những môn học nào có liên quan đến môn Địa lí và ngược lại? (Who) 6. Môn Địa lí và các...nh ảnh minh họa cho các phương pháp biểu hiện đối tượng trên bản đồ. - Phiếu học tập. 2. Học sinh - SGK. - Giấy note, bút màu. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Mở đầu (Tình huống xuất phát) - 7 phút a. Mục tiêu - Tạo hứng khởi cho bài học, phát triển năng lực tư duy, giao tiếp, thống kê và khả năng liên kết kiến thức của học sinh. - Kiểm tra kiến thức nền tảng về bài học của học sinh, tạo tình huống vào bài. b. Nội dung - Học sinh tham gia trò chơi ghi nhớ kí hiệu. c. Sản phẩm - Câu trả lời của học sinh trên giấy note. d. Tổ chức thực hiện - Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu cho học sinh xem trang 3 của Atlat Địa lí Việt Nam, yêu cầu học sinh nghiên cứu, ghi nhớ. Sau 3 phút, GV tắt hình ảnh, học sinh vẽ nhanh các kí hiệu theo câu hỏi đưa ra vào giấy note, hết các câu hỏi, HS chuyển giấy note cho bạn bên cạnh, GV mở lại hình ảnh để HS đối chiếu, chấm điểm chéo. - Thực hiện nhiệm vụ: Thực hiện nhiệm vụ được chuyển giao. Hệ thống câu hỏi: Để thể hiện khoáng sản là than, người ta dùng kí hiệu nào? Để thể hiện khoáng sản là khí đốt, người ta dùng kí hiệu nào? Để thể hiện cây ăn quả, người ta dùng kí hiệu nào? Trên bản đồ, kim loại VÀNG được kí hiệu như thế nào? Biên giới quốc gia trên bản đồ được thể hiện ra sao? Kí hiệu của nhà máy nhiệt điện trên bản đồ là gì? Làm sao biết được một trung tâm công nghiệp có ngành sản xuất ô tô và ngành điện tử? Trên bản đồ, các cửa khẩu quốc tế được kí hiệu bằng hình ảnh như thế nào? Khu vực có nhiều rừng được kí hiệu ra sao? – Báo cáo, thảo luận: HS chuyển phiếu trả lời, GV trình chiếu hình ảnh, HS chấm điểm chéo cho bạn. – Kết luận: GV tổng kết, ghi điểm cho các học sinh có điểm cao và dẫn dắt vào bài. (Trước khi vào bài, GV có thể hỏi lại câu hỏi đã được đưa ra ở phần vận dụng của tiết trước để học sinh trả lời, tính điểm khuyến khích tinh thần tự học cho học sinh). 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (30 phút) HOẠT ĐỘNG 2.1: TÌM HIỂU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÝ TRÊN BẢN ĐỒ (30 PHÚT) a. Mục tiêu - Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ: kí hiệu, kí hiệu đường chuyển động, chấm điểm, bản đồ - biểu đồ, khoanh vùng. b. Nội dung Học sinh hoạt động theo nhóm, thảo luận hoàn thành phiếu học tập. - Hoạt động nhóm/lớp. c. Sản phẩm - Phiếu học tập hoàn thiện Phương pháp biểu hiện Đối tượng biểu hiện Cách thức biểu hiện Khả năng biểu hiện PP kí hiệu Các đối tượng phân bố cụ thể theo những điểm cụ thể Dùng kí hiệu (hình học, chữ, hình tượng) đặt tại vị trí đối tượng với màu sắc, kích thước khác nhau. Chất lượng, số lương, cấu trúc, sự phát triển của đối tượng. PP kí hiệu đường chuyển động Sự di chuyển của đối tượng Dùng mũi tên để biểu hiện thông qua độ dài ngắn, dày, mảnh, Hướng di chuyển, số lượng, chất lượng, tốc độ di chuyển PP chấm điểm Sự phân bố của dân cư, các điểm công nghiệp, Dùng các điểm chấm để biểu hiện Số lượng được quy ước bởi giá trị của mỗi chấm PP bản đồ - biểu đồ Cấu trúc của các đối tượng Dùng biểu đồ đặt tại vị trí của đối tượng cần mô tả Số lượng, chất lượng và giá trị của đối tượng PP khoanh vùng Các đối tượng có quy mô lớn, phân bố theo vùng nhất định Đường nét liền, đương fnets đứt, kí hiệu chữ, màu sắc, Ranh giới, qui mô phân bố của đối tượng Phần in nghiêng là nội dung HS cần hoàn thiện trong PHT. d. Tổ chức thực hiện - Chuyển giao nhiệm vụ: HS tự thành lập 5 nhóm học tập – tương ứng hoạt động là 5 nhóm CHUYÊN GIA, GV phát PHT, các nhóm thảo luận hoàn thành nội dung phiếu học tập. - Thực hiện nhiệm vụ: + VÒNG CHUYÊN GIA: Các nhóm thảo luận hoàn thành PHT trong thời gian 15 phút. + VÒNG MẢNH GHÉP: thành viên các nhóm tự đánh số cho cá nhân từ 1 đến 5, nếu dư ra lại xoay vòng về số 1. Sau khi các nhóm hoàn thành đánh số, học sinh sẽ di chuyển, các cá nhân số 1 gom thành 1 cụm, số 2 gom thành 1 cụm, 🡪 hình thành 5 nhóm mới. - Báo cáo, thảo luận: + Mỗi nhóm mới sẽ nhận 1 phiếu học tập đã hoàn thành của nhóm chuyên gia, trong mỗi nhóm mới đều có các chuyên gia nên THÀNH VIÊN CHỦ NHÂN CỦA PHIẾU HỌC TẬP ở vòng chuyên gia sẽ báo cáo, giải trình nội dung của PHT cho các thành viên mới, các thành viên mới ghi nhận, nhận xét, thắc mắc nếu có. + Mỗi chuyên gia có 3 phút trình bày nội dung của cá nhân, sau 3 phút, PHT sẽ ci chuyển sang nhóm bên cạnh theo hình thức xoay vòng cho đến khi cả 5 nhóm đều thảo luận xong 5 PHT. - Kết luận, nhận định: + GV phát phiếu học tập cá nhân cho mỗi HS hoặc kẻ bảng để học sinh kẻ vào tập, cá nhân học sinh sử dụng kiến thức đã thảo luận chia sẻ qua các vòng để hoàn thiện bảng. + GV nhận xét, đánh giá quá trình làm việc của học sinh. 3. Hoạt động 3: Luyện tập (5 phút) a. Mục tiêu - Củng cố kiến thức bài học - Phát triển năng lực tư duy sáng tạo b. Nội dung - Hoàn thiện PHT (hoặc nội dung Luyện tập trong SGK). c. Sản phẩm - Bài làm của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giao nhiệm vụ, cá nhân học sinh thực hiện. Thực hiện nhiệm vụ: HS kẻ nhanh bảng nội dung vào vở và hoàn thành...trên điện thoại, máy tính bảng của cá nhân hoặc nhóm bạn. Báo cáo, thảo luận: GV chỉ định 2 HS báo cáo kết quả thực hành để đối chiếu. Kết luận, nhận định: GV tổng hợp, dẫn dắt vào bài. Trong đời sống hiện nay, việc định vị hay tìm đường đi được thực hiện một cách dễ dàng trên các thiết bị thông minh, vậy làm thế nào các thiết bị này có thể làm được điều đó, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới ( phút) HOẠT ĐỘNG 2.1: TÌM HIỂU VỀ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP ĐỊA LÍ VÀ ĐỜI SỐNG ( PHÚT) a. Mục tiêu - Biết sử dụng các bản đồ trọng học tập Địa lí và 1 số bản đồ thông dụng, cần thiết trong đời sống. b. Nội dung Dựa vào thông tin trong mục 1 SGK và atlat Địa lí Việt Nam để hiểu và xác định các cách sử dụng bản đồ trong học tập Địa lí và đời sống - Hoạt động nhóm/lớp. c. Sản phẩm Tổng hợp cách sử dụng bản đồ: Xác định rõ nội dung, yêu cầu của việc đọc bản đồ. Chọn bản đồ phù hợp với nội dung cần tìm hiểu. Hiểu được các yếu tố cơ bản của bản đồ như: tỉ lệ bản đồ, kí hiệu bản đồ, phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ, Tìm hiểu kĩ bảng chú giải của bản đồ Xác định mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí trên bản đồ. Khi đọc bản đồ để giải thích một hiện tượng địa lí nào đó cần phải đọc các bản đồ có nội dung liên quan để phân tích, so sánh và rút ra nhận định cần thiết. d. Tổ chức thực hiện Chuyển giao nhiệm vụ: GV đưa ra câu hỏi: + Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam, em hãy cho biết ở nước ta, thời gian nào trong năm sẽ có bão và bão hoạt động mạnh nhất vào tháng mấy? + Để trả lời được câu hỏi này, em cần biết gì về bản đồ trong Atlat Địa lí VN? + Khi học sinh trả lời câu hỏi, GV sẽ dẫn dắt, tổng hợp các bước cần thiết để sử dụng bản đồ trong học tập môn Địa lí. Thực hiện nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ, học sinh dựa vào Atlat để trả lời câu hỏi, từ đó rút ra kết luận để trả lời được câu hỏi này thì cần biết những vấn đề gì về bản đồ? Báo cáo, thảo luận: HS kết hợp mục 1 SGK để hoàn thiện câu hỏi 2. GV chỉ định 1 vài học sinh đọc nội dung tổng hợp được. Kết luận, nhận định: GV tổng hợp, chốt kiến thức ghi bài. HOẠT ĐỘNG 2.2: TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA GPS VÀ BẢN ĐỒ SỐ TRONG ĐỜI SỐNG ( PHÚT) a. Mục tiêu - Biết và có thể sử dụng các ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống. b. Nội dung Trả lời câu hỏi GPS và bản đồ số là gì? - Xác định các lĩnh vực đang ứng dụng các tính năng của GPS và bản đồ số. - Thực hành tìm vị trí của 1 đối tượng bằng bản đồ số. c. Sản phẩm HS biết được các thông tin về GPS, về bản đồ số, các nguyên lí hoạt động và khả năng ứng dụng của 2 phương tiện này. Định vị, xác định vị trí, tìm đường đi, tìm vật đã mất bằng bản đồ số và GPS. Nội dung kiến thức: GPS hay hệ thống định vị toàn cầu là hệ thống xác định vị trí của bất kỳ đối tượng nào trên bề mặt trái đất thông qua hệ thống vệ tinh. Bản đồ số truyền tải, giám sát các tính năng của GPS. GPS và bản đồ số dùng để dẫn đường, quản lí và điều hành sự di chuyển của các đối tượng có gắn thiết bị định vị với các chức năng như xác định điểm cần đến, quãng đường di chuyển, tính km đã di chuyển và cước phí cho xe buýt, xe taxi, xe công nghệ, chống trộm cho các phương tiện, ứng dụng rộng rãi trong giao thông, đo đạc khảo sát, nông nghiệp, quân sự, khí tượng, d. Tổ chức thực hiện Nhiệm vụ 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi, giảng giải và hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi thế nào là GPS và bản đồ số là gì? + GV yêu cầu HS thực hành xác định vị trí, tìm đường đi như trong hoạt động khởi động. + Ví dụ: Em hãy xác định để đi từ TP.HCM đến mũi Cà Mau – cực nam của đất nước thì hành trình của chúng ta sẽ đi qua những tuyến đường nào, quãng đường bao xa và cần bao nhiêu thời gian? Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ, thực hành tùy vào ứng dụng trên điện thoại, máy tính bảng của cá nhân hoặc nhóm bạn (có thể sử dụng GOOGLE MAP, GOOGLE EARTH,) Báo cáo, thảo luận: GV cho 2 HS xung phong báo cáo kết quả thực hành để đối chiếu. Kết luận, nhận định: GV tổng hợp kiến thức. Nhiệm vụ 2: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu các đoạn video, yêu cầu học sinh theo dõi và trả lời câu hỏi: GPS ngoài định vị và tìm đường còn được ứng dụng trong các lĩnh vực nào? Thực hiện nhiệm vụ: HS xem video, trả lời câu hỏi. Báo cáo, thảo luận: GV chỉ định HS trả lời câu hỏi. Kết luận, nhận định: GV tổng hợp kiến thức, hướng dẫn thông tin ghi bài. 3. Hoạt động 3: Luyện tập ( phút) a. Mục tiêu - Củng cố kiến thức bài học - Phát triển năng lực tư duy, giao tiếp b. Nội dung - HS trả lời câu hỏi: Em đã và đang sử dụng các ứng dụng nào của GPS? Nêu ví dụ cụ thể. c. Sản phẩm - Dự kiến câu trả lời của học sinh. + Tìm đường + Định vị + Sử dụng xe công nghệ + Đồ chơi điều khiển từ xa, flycam, d. Tổ chức thực hiện Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi. Thực hiện nhiệm vụ: HS trả lời câu hỏi. Báo cáo, thảo luận: HS xung phong trả lời câu hỏi, nêu cụ thể mình đã sử dụng các ứng dụng GPS như thế nào. Kết luận, nhận định: GV đá...t. - Vẽ sơ đồ cấu trúc lớp vỏ Trái Đất. b. Nội dung - Quan sát các hình ảnh, kết hợp kiến thức SGK để hoàn thành phiếu học tập. Cấu trúc của vỏ Trái Đất Vỏ lục địa Vỏ đại dương Độ dày Thành phần Vật liệu cấu tạo Thành phần Đặc điểm Đá mac-ma Đá trầm tích Đá biến chất c. Sản phẩm - Phiếu học tập hoàn thiện Cấu trúc của vỏ Trái Đất Vỏ lục địa Vỏ đại dương Độ dày 70 km 5 km Thành phần Lớp đá ba-dan, đá granite và đá trầm tích Lớp trầm tích và lớp đá ba-dan Vật liệu cấu tạo Thành phần Đặc điểm Đá mac-ma Đá granit, đá ba-dan, Hình thành từ khối mac-ma nóng chảy dưới lòng đất trào lên bị nguội và rắn lại Đá trầm tích Đá vôi, đá phiến sét, Hình thành ở miền đất trũng, do sự lắng tụ và nén chặt của các vật liệu phá hủy từ các loại đá khác nhau. Đá biến chất Đá gơnai, đá hoa, Hình thành từ mac-ma và trầm tích bị thay đổi tính chất chịu tác động của nhiệt độ và sức nén. d. Tổ chức thực hiện - Chuyển giao nhiệm vụ: GV phát phiếu học tập, HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu. - Thực hiện nhiệm vụ: Lớp chia thành 6 nhóm, các nhóm thảo luận, đọc thông tin SGK và quan sát hình 4, kết hợp tư liệu GV cung cấp để hoàn thành nhiệm vụ. - Báo cáo, thảo luận: GV gọi xoay vòng học sinh các nhóm trả lời và nhận xét câu trả lời của bạn. - Kết luận, nhận định: GV đưa thông tin phản hồi, nhận xét, đánh giá, tổng hợp kiến thức. 3. Hoạt động 3: Luyện tập ( phút) a. Mục tiêu - Củng cố nội dung bài học. b. Nội dung HS xem đoạn phim giải thích về sự hình thành dãy Himalaya, trả lời các câu hỏi sau: https://www.youtube.com/watch?v=PDrMH7RwupQ - Cách tiếp xúc của 2 mảng trong video. - Tên của 2 mảng. - Hệ quả. - Hiện nay, vận động này còn diễn ra không? - Hãy cho biết Việt Nam thuộc mảng kiến tạo nào? c. Sản phẩm Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện - Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho HS xem đoạn video và câu hỏi đính kèm. - Thực hiện nhiệm vụ: HS xem video và trả lời câu hỏi. - Báo cáo, thảo luận: GV gọi HS đứng lên trả lời nhanh các câu hỏi, các HS khác góp ý, bổ sung. - Kết luận: GV nhận xét khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh. 4. Hoạt động 4: Vận dụng ( phút) a. Mục tiêu - Kiến thức: Vận dụng kiến thức liên hệ thực tiễn với Việt Nam. - Kĩ năng: giải quyết vấn đề b. Nội dung: Nhiệm vụ: Học sinh về nhà trả lời câu hỏi phần VẬN DỤNG trang 16 SGK – Hãy tìm hiểu về nguồn gốc hình thành và vùng phân bố của đá vôi ở Việt Nam. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện - Chuyển giao nhiệm vụ: GV giao nhiệm vụ, đưa link tham khảo cho học sinh. https://www.youtube.com/watch?v=6EGOwQKWjYM&t=2s - Thực hiện nhiệm vụ: HS về nhà thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu. Báo cáo, thảo luận: HS trình bày ở tiết học sau. ===================================== PPCT: Tiết 6, 7, 8 Bài 5 HỆ QUẢ ĐỊA LÍ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT (Số tiết: 3 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Phân tích (kết hợp sử dụng hình vẽ, lược đồ) được hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất: chuyển động tự quay (sự luân phiên ngày đêm, giờ trên trái đất); chuyển động quanh mặt trời (các mùa trong năm, ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ). - Liên hệ được thực tế địa phương về các mùa trong năm và chênh lệch thời gian ngày đêm. 2. Năng lực: Năng lực chung Tự học tự chủ: Chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập được giao. Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thành cách học riêng của bản thân; tìm kiếm, lựa chọn nguồn tài liệu phù hợp. Ghi chép thông tin bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết. Giao tiếp hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày thông tin, ý tưởng và để thảo luận, lập luận, đánh giá các vấn đề. Biết chủ động trong giao tiếp, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người. Sử dụng CNTT và truyền thông: Có thể sử dụng các phương tiện công nghệ để hỗ trợ tìm kiếm thông tin liên quan đến nội dung bài học Năng lực địa lí Nhận thức khoa học địa lí: Giải thích được các hệ quả tự quay quanh trục của Trái Đất: hiện tượng luân phiên ngày đêm, giờ trên Trái Đất, sự lệch hướng của các vật thể khi chuyển động. Giải thích được các hệ quả chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời: chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời, các mùa trong năm, ngày đêm dài ngắn theo mùa. Tìm hiểu địa lí: Biết được sự khác biệt độ dài ngày đêm và các mùa ở 2 bán cầu. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được các hiện tượng tự nhiên do các hệ quả tạo ra. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ: tích cực tìm thông tin và hứng thú với việc học, nghiên cứu các nội dung kiến thức liên quan bài học. - Trách nhiệm: hoàn thành nhiệm vụ học tập bản thân được phân công khi làm việc nhóm, làm bài tập vận dụng. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Đoạn video về các hệ quả chuyển động của Trái Đất. - Phiếu học tập. 2. Học sinh - Các hình ảnh trong SGK. - Sách giáo khoa. - Tài liệu tham khảo có liên quan đến bài học. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Mở đầu ...c tế. Công thức tính giờ: Tm = To + m (Tm là giờ ở khu vực cần tính, To là giờ GMT, m là múi giờ của khu vực cần tính giờ) HOẠT ĐỘNG 2.2: TÌM HIỂU HỆ QUẢ ĐỊA LÍ DO CHUYỂN ĐỘNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT ( PHÚT) a. Mục tiêu - Trình bày, giải thích được nguyên nhân và các biểu hiện của các mùa trong năm. - Xác định được cách phân chia thời gian giữa các mùa trong năm. - Trình bày và giải thích được nguyên nhân, biểu hiện của hiện tượng ngày đêm, dài ngắn khác nhau. - Giải thích các hiện tượng tự nhiên trong thực tiễn đời sống về độ dài ngày đêm và đặc trưng của các mùa. b. Nội dung - Hoạt động nhóm và đóng vai. - Hình ảnh các mùa trong năm, video về sự dài ngắn khác nhau của ngày đêm (cắt lấy đoạn cần thiết). https://www.youtube.com/watch?v=OSpspuiuXmo&t=402s - Phiếu học tập 1 THEO MÙA Ngày Bán cầu Diện tích được chiếu sáng Diện tích trong bóng tối Mùa Độ dài ngày đêm 22/6 Bắc Nam 22/12 Bắc Nam 21/03 và 23/09 Bắc, Nam THEO VĨ ĐỘ Địa điểm Độ dài ngày đêm Tại xích đạo Từ xích đạo về cực Từ vòng cực về phía cực Tại 2 điểm cực Bắc, Nam - Phiếu học tập 2 Mùa Thời gian (ngày bắt đầu – kết thúc) Đặc trưng Xuân Hạ Thu Đông Nguyên nhân sinh ra mùa? Mùa ở 2 bán cầu diễn ra như thế nào? c. Sản phẩm - Câu trả lời cho các câu hỏi => nội dung ghi bài. THEO MÙA Ngày Bán cầu Diện tích được chiếu sáng Diện tích trong bóng tối Mùa Độ dài ngày đêm 22/6 Bắc Nhiều Ít Hạ Ngày dài hơn đêm Nam Ít Nhiều Đông Ngày ngắn đêm dài 22/12 Bắc Ít Nhiều Đông Ngày ngắn đêm dài Nam Nhiều Ít Hạ Ngày dài hơn đêm 21/03 và 23/09 Bắc, Nam Bằng nhau Bằng nhau Ngày đêm bằng nhau THEO VĨ ĐỘ Địa điểm Độ dài ngày đêm Tại xích đạo Ngày luôn dài bằng đêm = 12 giờ Từ xích đạo về cực Càng xa xích đạo, chênh lệch ngày đêm càng lớn Từ vòng cực về phía cực Có hiện tượng ngày hoặc đêm dài 24 giờ Tại 2 điểm cực Bắc, Nam 6 tháng ngày, 6 tháng đêm. Ngày soạn: . PPCT: Tiết 9, 10 Bài 6 THẠCH QUYỂN. THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG (Số tiết: 2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được khái niệm Thạch quyển, phân biệt được thạch quyển với vỏ Trái Đất. - Trình bày được khái quát thuyết kiến tạo mảng, vận dụng để giải thích được nguyên nhân hình thành các vùng núi trẻ, các vành đai động đất, núi lửa. - Nhận xét và giải thích được sự phân bố các vành đai động đất các vành đai núi lửa trên Trái Đất. 2. Năng lực Năng lực chung Tự học tự chủ: Chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập được giao. Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thành cách học riêng của bản thân; tìm kiếm, lựa chọn nguồn tài liệu phù hợp. Ghi chép thông tin bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết. Giao tiếp hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày thông tin, ý tưởng và để thảo luận, lập luận, đánh giá các vấn đề. Biết chủ động trong giao tiếp, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người. Sử dụng CNTT và truyền thông: Có thể sử dụng các phương tiện công nghệ để hỗ trợ tìm kiếm thông tin liên quan đến nội dung bài học Năng lực địa lí Nhận thức khoa học địa lí: Biết được thạch quyển là gì, phân biệt thạch quyển với vỏ Trái Đất Giải thích được sự phong phú, đa dạng của địa hình bề mặt Trái Đất. Tìm hiểu địa lí: Phân tích được lược đồ, sơ đồ, tranh ảnh về thuyết kiến tạo mảng. Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Nhận xét và giải thích được sự phân bố các vành đai động đất, các vành đai núi lửa trên Trái Đất. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ: tích cực tìm thông tin và hứng thú với việc học, nghiên cứu các nội dung kiến thức liên quan bài học. - Trách nhiệm: hoàn thành nhiệm vụ học tập bản thân được phân công khi làm việc nhóm, làm bài tập vận dụng. - Nhân ái: Có ý thức cảm thông với những đất nước/con người thường gặp các thiên tai do tự nhiên gây ra. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Sơ đồ thạch quyển và vỏ Trái Đất. - Bộ thẻ trò chơi khởi động và luyện tập. - Đoạn video về sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo. 2. Học sinh - Sách giáo khoa. - Tài liệu tham khảo có liên quan đến bài học. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Mở đầu (Tình huống xuất phát) - 7 phút a. Mục tiêu - Giúp cho học sinh tái hiện lại kiến thức đã được học ở THCS về cấu trúc của Trái Đất, thuyết kiến tạo mảng. - Rèn luyện kĩ năng khai thác tranh ảnh. b. Nội dung - Trò chơi “Đi tìm sự tan vỡ của PANGEA” - Hình thức: Nhóm - Phương tiện: máy tính, máy chiếu. - Các mảnh cắt rời của hình ảnh thể hiện sự tách vỡ của siêu lục địa PANGEA. c. Sản phẩm - Hình ghép các quá trình tách vỡ của PANGEA theo trình tự thời gian: 250 triệu năm 200 triệu năm Năm 145 triệu năm 65 triệu năm Hiện tại d. Tổ chức thực hiện Chuyển giao nhiệm vụ: GV nhắc sơ lược về siêu lục địa PANGEA hoặc có thể đặt câu hỏi (Em biết gì về siêu lục địa PANGEA để bắt đầu nhiệm vụ). HS hình thành nhóm 5 thành viên, GV phát cho mỗi nhóm 1 bộ 5 hình ảnh sơ đồ quá trình tách vỡ của siêu lục địa PANGEA để các nhóm ghép sắp xếp các...o-them-4-3-met-3944038.html c. Sản phẩm: Kết quả thực hành của học sinh. d. Tổ chức thực hiện - Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt vấn đề, giao nhiệm vụ. Các em về nhà tìm đọc thêm thông tin, vận dụng kiến thức của bài hôm nay để giải thích và chuẩn bị trước bài 7 – NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC. - Thực hiện nhiệm vụ: HS về nhà thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu. - Báo cáo, thảo luận: HS trình bày ở tiết học sau. d. Tổ chức thực hiện Học sinh đọc nhanh nội dung mục 2. trong vòng 3 phút, sau đó chia lớp thành 8 nhóm, tổ chức bốc thăm để thực hiện các nhiệm vụ sau: Nhiệm vụ 1: - Chuyển giao nhiệm vụ: Dựa vào hình 5.3 và 5.4, kết hợp thông tin SGK bàn hoàn thành nội dung phiếu học tập 1 (GV có thể in thành 1 phiếu lớn dán lên bảng cho cả lớp cùng xem và làm bài trên giấy nháp): - Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát, trợ giúp HS. - Báo cáo, thảo luận: GV tổ chức cho HS báo cáo và thảo luận kết quả thực hiện. Gọi đại diện 01 nhóm bất kỳ lên báo cáo kết quả thực hiện được. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến. - Kết luận, nhận định: GV đưa thông tin phản hồi, đặt thêm 1 số câu hỏi gợi ý cho HS trả lời để củng cố kiến thức nội dung. - GV chốt lại nội dung học tập. Nhiệm vụ 2: - Chuyển giao nhiệm vụ: Học làm việc theo nhóm cũ, tổ chức bốc thăm thực hiện nhiệm vụ: 4 nhóm thực hiện nhiệm vụ đóng vai 4 mùa trong năm, các nhóm tự thiết kế nhanh kịch bản, yêu cầu nội dung mỗi kịch bản phải thể hiện đầy đủ đặc điểm của mùa mà nhóm chọn được, mỗi kịch bản không dài quá 3 phút. 4 nhóm còn lại phân tích đặc điểm các mùa theo phiếu học tập. - Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ trong vòng 3 phút. - Báo cáo, thảo luận: Các nhóm đóng vai lên trình bày kịch bản, các nhóm làm phiếu học tập đánh giá nhận xét. - Kết luận, nhận định: + Sau khi hoàn thành phần đóng vai, các nhóm diễn kịch sẽ nhận và chấm điểm nội dung làm việc của nhóm có phiếu học tập cùng mùa. + GV nhận xét, đưa thông tin phản hồi, đánh giá hoạt động, giảng giải thêm và ghi điểm. 3. Hoạt động 3: Luyện tập ( phút) a. Mục tiêu - Củng cố nội dung bài học. b. Nội dung - Trò chơi “Đi tìm thời gian” - Hoạt động nhóm 4. - Thẻ giờ, địa danh có ghi múi giờ (GV chuẩn bị). NEW YORK (-4) RIO DE JANERO (-3) SAN FRANCISCO (-7) BARCELONA (+2) 7 giờ cùng ngày 2 giờ cùng ngày 22 giờ hôm trước 14 giờ cùng ngày 6 giờ cùng ngày 1 giờ cùng ngày 12 giờ cùng ngày 9 giờ cùng ngày 15 giờ cùng ngày BAT-ĐA (+4) PARIS (+1) TOKYO (+9) BĂNG CỐC (+7) SYDNEY (+10) c. Sản phẩm Kết quả trò chơi của học sinh: - Bắc Kinh: 13 giờ cùng ngày - Bat-đa: 9 giờ cùng ngày - Barcelona: 7 giờ cùng ngày - New York: 01 giờ cùng ngày - San Francisco: 22 giờ ngày hôm trước - Băng Cốc: 12 giờ cùng ngày - Sydney: 15 giờ cùng ngày - Rio de Janero: 02 giờ cùng ngày. - Paris: 6 giờ cùng ngày d. Tổ chức thực hiện - Chuyển giao nhiệm vụ: GV cung cấp cho HS 1 thẻ giờ chuẩn là VIỆT NAM lúc 12h trưa, các nhóm cử đại diện lên bốc thăm thẻ giờ; thẻ địa danh GV cho HS dán lên bảng. - Thực hiện nhiệm vụ: Sau khi bốc thăm thẻ giờ, các nhóm có nhiệm vụ thảo luận, tính toán xem giờ trên thẻ của mình tương ứng với địa danh nào trên bảng. - Thời gian thảo luận: 4 phút - Thời gian báo cáo: 1 phút - Báo cáo, thảo luận: Trò chơi kết thúc khi có 1 hoặc 2 nhóm hoàn thành việc tính thời gian cho các địa điểm - Kết luận, nhận định: GV cho điểm các nhóm, tổng kết hoạt động. 4. Hoạt động 4: Vận dụng ( phút) a. Mục tiêu - Kiến thức: Vận dụng kiến thức, liên hệ thực tiễn với Việt Nam - Kỹ năng: giải quyết vấn đề b. Nội dung: Trả lời các câu hỏi vận dụng cuối bài trang 20 SGK. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. 1. Tại sao người hâm mộ bóng đá ở Việt Nam muốn theo dõi trực tiếp các trận bóng của giải Ngoại Hạng Anh thường phải thức đêm để xem, trong khi thực tế các trận bóng bên Anh thì được bắt đầu vào buổi chiều? Do sự chênh lệch giờ địa lý. Vì Việt Nam sử dụng giờ +7 GMT, tức sớm hơn 7 tiếng so với giờ GMT, trong khi các quốc gia Tây Âu chủ yếu sử dụng giờ GMT hoặc +1 GMT. Như vậy, các trận đấu tại châu Âu vẫn diễn ra theo khung 15-22h nhưng tại Việt Nam sẽ thành 22h đến 5h sáng hôm sau. 2. Giải thích câu tục ngữ: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, Ngày tháng mười chưa cười đã tối, Câu tục ngữ đó đúng với những khu vực nào trên Trái Đất? Câu tục ngữ liên quan đến hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa. - Tháng 5 là thời kì mùa hè ở Việt Nam (bán cầu Bắc), lúc này bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, Mặt Trời di chuyển từ chí tuyến Bắc xuống Xích đạo nên ngày dài hơn đêm. - Tháng 10 là thời kì mùa đông ở Việt Nam (bán cầu Bắc), lúc này bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, Mặt Trời di chuyển từ chí tuyến Nam xuống Xích đạo nên có ngày ngắn hơn đêm. - Câu tục ngữ này chỉ đúng với các quốc gia thuộc Bắc bán cầu vì mùa ở hai bán cầu trái ngược nhau. d. Tổ chức thực hiện - Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt vấn đề, giao nhiệm vụ. - Thực hiện nhiệm vụ: HS về nhà thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu. - Báo cáo, thảo luận: HS trình bày khi c... lên hoặc hạ xuống Vỏ Trái Đất bị nén ép và tách dãn Kết quả Sinh ra biển tiến hoặc biển thoái Gây ra hiện tượng uốn nếp và đứt gãy d. Tổ chức thực hiện - Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt vấn đề: Năng lượng của nội lực trong lòng đất tác động đến bề mặt đất làm biến dạng vỏ Trái Đất, tạo nên sự thay đổi địa hình thông qua các vận động kiến tạo => phát phiếu học tập cho các nhóm, yêu cầu học sinh hoàn thành. - Thực hiện nhiệm vụ: HS chia lớp thành 4 hoặc 5 nhóm, đọc kiến thức SGK, thảo luận hoàn thành PHT (ghi ra nội dung trên giấy A1). - Báo cáo, thảo luận: Các nhóm dán PHT hoàn thành lên bảng, GV chỉ định 1 nhóm báo cáo, các nhóm còn lại nhận xét, góp ý. - Kết luận, nhận định: GV đưa thông tin phản hồi, tổng hợp kiến thức. HOẠT ĐỘNG 2.2: TÌM HIỂU VỀ NGOẠI LỰC ( PHÚT) a. Mục tiêu - Trình bày được khái niệm ngoại lực và liệt kê được các tác nhân sinh ra ngoại lực. b. Nội dung - Đặt vấn đề 🡪 trả lời các câu hỏi - Kĩ thuật động não, phát vấn, đàm thoại. c. Sản phẩm - Học sinh trả lời được các câu hỏi: 1. Vì sao các đỉnh núi có đỉnh nhọn, có đỉnh tròn? => Do sự bào mòn mạnh hay yếu của các nhân tố gió, mưa, nước chảy trên mặt. 2. Vào mùa mưa, các vấn đề gì thường hay xảy ra trên bề mặt địa hình?? => Nước chảy tràn trên bề mặt đất với cường độ khác nhau ở các bề mặt địa hình khác nhau. Ví dụ: tạo nên lũ quét ở đồi núi nếu mưa lớn, lũ lụt ở đồng bằng hạ lưu, nước sông dâng cao => làm xói mòn, sạt lỡ đất đai. 3. Giải thích câu nói “Nước chảy đá mòn”? => Thực tế cho thấy nếu nước chảy qua 1 tảng đá trong 1 thời gian dài thì tảng đá sẽ bị mòn dần ở phía tiếp xúc với nước chảy mạnh hơn. 4. Cây mọc trên đất đá tác động như thế nào đến bề mặt đất đá? => Làm đất đá bị nứt vỡ, thay đổi cấu trúc. 5. Như vậy, bề mặt Trái Đất có nhiều hình dạng khác nhau và thường xuyên thay đổi là do đâu? => Do các tác nhân như nhiệt độ, gió, mưa, nước chảy, băng tan, sóng biển và cả do con người. - Học sinh hoàn thành nội dung phiếu học tập: NGOẠI LỰC Khái niệm Là lực sinh ra trên bề mặt Trái Đất Nguồn gốc Do nguồn năng lượng của bức xạ mặt trời Tác nhân Nhiệt độ, gió, mưa, nước chảy, băng tan, sóng biển và cả do con người. Tác động Có xu hướng san bằng bề mặt địa hình 🡪 tạo ra các hình dạng địa hình mới. Quá trình 4 QT chính: Phong hóa, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ d. Tổ chức thực hiện - Chuyển giao nhiệm vụ: + Nhiệm vụ 1: GV đặt vấn đề với các câu hỏi. + Nhiệm vụ 2: GV giao phiếu học tập cho HS hoàn thành nhanh. - Thực hiện nhiệm vụ: HS kết hợp hiểu biết của bản thân và kiến thức đã học, hình thành nhóm đôi thảo luận để trả lời các câu hỏi của GV và hoàn thành phiếu học tập. - Báo cáo, thảo luận: Các cặp HS trả lời câu hỏi theo chỉ định của GV, nhóm nào có thắc mắc, chưa hiểu có thể nêu ý kiến, góp ý, bổ sung câu trả lời cho các bạn. - Kết luận, nhận định: GV chốt kiến thức. Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực là nguồn năng lượng bức xạ Mặt Trời vì dưới tác dụng của Mặt Trời, đá trên bề mặt Thạch quyển bị phá hủy và năng lượng của các tác nhân ngoại lực (nước chảy, gió, băng tuyết...) trực tiếp hay gián tiếp đều có liên quan đến bức xạ Mặt Trời. HOẠT ĐỘNG 2.3: TÌM HIỂU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH ( PHÚT) a. Mục tiêu - Trình bày khái niệm, nguyên nhân của CỦA CÁC QUÁ TRÌNH NGOẠI LỰC. - Phân tích được tranh ảnh về tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất. b. Nội dung - Nghiên cứu SGK hình thành kiến thức. - Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập c. Sản phẩm - Phiếu học tập hoàn thiện: Phong hóa lí học Phong hóa hóa học Phong hóa sinh học Khái niệm Là sự phá hủy đá và khoáng vật về kích thước Là quá trình làm biến đổi thành phần tính chất hóa học của đá và khoáng vật Là sự phá hủy đá và khoáng vật cả về kích thước và thành phần, tính chất hóa học Tác nhân Sự thay đổi nhiệt độ, đóng băng của nước, kết tinh của muối, ma sát, va đập của gió, sóng, nước chảy , hoạt động sản xuất của con người Nước và các hợp chất hòa tan trong nước, khí cacbonic, ôxi và axit hữu cơ của sinh vật thông qua các phản ứng hóa học Tác động của sinh vật Kết quả Đá bị rạn nứt, vỡ thành những tảng và mảnh vụn Tạo ra các dạng địa hình đặc biệt như địa hình caxtơ Đá và KV bị phá hủy về mặt cơ giới và hóa học d. Tổ chức thực hiện Nhiệm vụ 1: - Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt các câu hỏi: 1. Phong hóa là gì? Xảy ra chủ yếu ở đâu? 2. Quá trình phong hóa bao gồm những quá trình nhỏ nào và kết quả của phong hóa? - Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc SGK, trả lời các câu hỏi. - Báo cáo, thảo luận: GV gọi 2 học sinh trả lời nhanh theo kiến thức SGK. - Kết luận, nhận định: GV chốt kiến thức, dẫn dắt vào nhiệm vụ 2. 🡺 Phong hóa là quá trình đầu tiên trong chuỗi tác động của ngoại lực, phong hóa làm cho đá và khoáng vật thay đổi hình dạng, kích thước và cả tính chất => tạo ra sự khởi đầu cho quá trình hình thành đất. Nhiệm vụ 2: - Chuyển giao nhiệm vụ: GV phát phiếu học tập cho các nhóm, yêu cầu học sinh hoàn thành - Thực hiện nhiệm vụ: HS chia lớp thành 4 hoặc 5 nhóm, đọc kiến t... nhiệm vụ: GV chia lớp thành 6 nhóm theo 2 cụm hoạt động theo trạm (Cụm 1: Nhóm 1, 2, 3; Cụm 2: Nhóm 4, 5, 6). Tại các trạm, các nhóm sẽ thảo luận hoàn thành các nội dung phiếu học tập theo thứ tự trong thời gian 5 phút. Hết 5 phút di chuyển đến trạm khác theo sơ đồ di chuyển. Trạm 1 Trạm 1: Dựa vào hình ảnh sau, SGK và internet hoàn thành phiếu học tập Trạm 2: - Dựa vào hình ảnh sau, SGK và internet - Xem video: https://www.youtube.com/watch?v=LvRYFoshNII (Cắt lấy đoạn cần thiết) - Hoàn thành phiếu học tập Trạm 3: Dựa vào hình ảnh sau, SGK và internet hoàn thành phiếu học tập Cồn cát ngầm ở cửa biển Cửa Đại – Quảng Nam - Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm thảo luận hoàn thành nội dung tại các trạm. - Báo cáo, thảo luận: hết thời gian hoạt động tại các trạm (15 🡪 17 phút) học sinh về vị trí 🡪 GV gọi đại diện hoặc cho học sinh xung phong trình bày lại kết quả làm việc trước lớp - Kết luận, nhận định: GV theo dõi hoạt động của các nhóm để đánh giá, nhận xét => tổng hợp kiến thức. HOẠT ĐỘNG 2.2: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA BA QUÁ TRÌNH PHONG HÓA – VẬN CHUYỂN – BỒI TỤ (5 phút) a. Mục tiêu - Phân tích được mối quan hệ giữa các quá trình phong hóa, vận chuyển và bồi tụ. b. Nội dung: Quay random ngẫu nhiên/ Cả lớp c. Sản phẩm: 3 phiếu học tập hoạt động 1, câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện - Bước 1: GV nêu vấn đề: Em hãy cho biết 3 quá trình phong hóa, vận chuyển và bồi tụ có quan hệ gì với nhau không? Vì sao em lại nhận định như thế? - Bước 2: HS dựa vào kiến thức đã thảo luận, suy nghĩ và viết câu trả lời ra giấy nháp. - Bước 3: GV cho 1 bạn làm trọng tài dùng máy tính bấm random để chọn số thứ tự ngẫu nhiên, học sinh thuộc số thứ tự được chọn đúng sẽ chia sẻ câu trả lời của mình. - Bước 4: GV đánh giá và khẳng định: Quá trình phong hóa giúp tạo ra các vật liệu phá hủy là thành phần chính cho quá trình vận chuyển thực hiện, quá trình bồi tụ là sự kết thúc của quá trình vận chuyển và sẽ tích tụ vật liệu phá hủy. Như vậy ba quá trình này nối tiếp nhau trong việc tạo ra, di chuyển và tích tụ vật liệu phá hủy. Nội lực làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề hơn còn ngoại lực có xu hướng san bằng những bề mặt địa hình gồ ghề. Chúng luôn tác động đồng thời, và tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất. 3. Hoạt động 3: Luyện tập (4 phút) a. Mục tiêu - Củng cố kiến thức về ngoại lực và các tác động của ngoại lực. - Liên hệ thực tiễn xung quanh. b. Nội dung Trả lời các câu hỏi: - Câu hỏi 1: Trong 4 quá trình phong hóa, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ, các quá trình nào trực tiếp làm thay đổi địa hình bề mặt Trái Đất? => Quá trình bóc mòn và bồi tụ. - Câu hỏi 2: Địa phương em sinh sống hiện đang có các quá trình ngoại lực nào diễn ra rõ nét nhất? => Tùy địa phương, học sinh nêu tên hoặc diễn tả đặc điểm các quá trình. c. Sản phẩm - Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện - Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt vấn đề với các câu hỏi. - Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận cặp đôi để trả lời nhanh. - Báo cáo, thảo luận: Các nhóm học sinh xung phong trả lời câu hỏi để được cộng điểm, tối đa 3 nhóm trả lời và bổ sung. - Kết luận, nhận định: GV chuẩn kiến thức, nhận xét kết quả hoạt động. 4. Hoạt động 4: Vận dụng (1 phút) a. Mục tiêu - Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề thực tiễn. b. Nội dung - HS trả lời câu hỏi: Tại sao quá trình bóc mòn và bồi tụ do dòng nước ở nước ta phát triển mạnh? Các quá trình này tác động đến địa hình nước ta như thế nào? c. Sản phẩm: Kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh. - Ở Việt Nam quá trình bóc mòn và bồi tụ do dòng nước phát triển mạnh do: Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi, đặc biệt khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, với lượng nhiệt nhận được được và lượng mưa rất cao. Có đường bờ biển dài 3260 km nên chịu sự tác động của thủy triều, ngoài ra còn do có nhiều núi cao lan ra sát biển ở khu vực miền Trung. - Tác động đến địa hình nước ta của quá trình bồi tụ và bóc mòn: Do tác động của xâm thực với các dòng nước chảy trên mặt ở miền núi nước ta nên đã hình thành nên những cánh đồng giữa núi tương đối rộng lớn như Mường Thanh, Mường Lò, Sơn La, Hòa Bình, Do tác động của bóc mòn có nhiều vịnh biển như vịnh Hạ Long, vịnh Cam Ranh, d. Tổ chức thực hiện - Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt vấn đề, giao nhiệm vụ. - Thực hiện nhiệm vụ: HS về nhà thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu. - Báo cáo, thảo luận: HS trình bày khi có yêu cầu. PPCT: Tiết 13 Bài 8 THỰC HÀNH: SỰ PHÂN BỐ CÁC VÀNH ĐAI ĐỘNG ĐẤT, NÚI LỬA (Số tiết: 1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa trên Trái Đất. - Nhận xét và giải thích được sự phân bố các vành đai động đất các vành đai núi lửa trên Trái Đất. 2. Năng lực: Năng lực chung: Tự học tự chủ: Chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập được giao. Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thành cách học riêng của bản thân; tìm kiếm, lựa chọn nguồn tài liệu phù hợp. Ghi chép thông tin bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụ...a mảng Bắc Mỹ và mảng Nam Mỹ với mảng Thái Bình Dương hình thành nên hệ thống núi trẻ ở rìa phía tây châu Mĩ, theo đó là vành đai động đất và núi lửa d. Tổ chức thực hiện - Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt vấn đề, giao nhiệm vụ. - Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ: + Trình bày mối quan hệ giữa sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa với sự chuyển dịch của các mảng kiến tạo. + Giải thích mối quan hệ đó. - Báo cáo, thảo luận: Các nhóm lẻ báo cáo nội dung trả lời; các nhóm chẵn nhận xét, bổ sung. - Kết luận, đánh giá: GV tổng hợp kiến thức. HOẠT ĐỘNG 2.3: Liên hệ thực tiễn Việt Nam a. Mục tiêu - Liên hệ thực tiễn địa phương đang sinh sống. b. Nội dung - Dựa vào thông tin báo chí và kiến thức thực tiễn để trả lời câu hỏi: Việt Nam đã từng xảy ra động đất, núi lửa ở đâu? c. Sản phẩm Do vùng bán đảo Đông Dương nằm bên trong của mảng kiến tạo Âu – Á và xa với vùng rìa mảng, nên tại Việt Nam rất hiếm những trận động đất mạnh, và gần như không có động đất và sóng thần ở mức hủy diệt. Nhưng theo lý thuyết, vẫn có nguy cơ xảy ra các trận động đất với cường độ nhỏ hoặc chịu dư chấn của các trận động đất ở các khu vực xung quanh và thực tế chỉ một số ít trận động đất được ghi nhận trong lịch sử. Trao đổi với PV Lao Động ngày 19.6, TS Nguyễn Xuân Anh – Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam), cho biết: Ba trận động đất mạnh ghi nhận tại Việt Nam là trận động đất có cường độ 6,9 độ richter tại lòng chảo Điện Biên (năm 1935), trận động đất 6,7 độ richter tại thị trấn Tuần Giáo (năm 1983) và trận động đất 5,3 độ richter tại TP.Điện Biên Phủ năm 2001. Tuy nhiên, rất tiếc các trận động đất này không được ghi lại chi tiết. Những động đất ở vùng lân cận gây ra rung lắc ở vùng đất Việt Nam gần đây, có động đất cường độ khoảng 7,0 độ Richter xảy ra năm 2011 tại khu vực biên giới Myanmar - Lào - Thái Lan, gây rung động cảm nhận được ở các tỉnh miền bắc Việt Nam. Động đất lúc 08:18:23 ngày 25.11.2019 tại khu vực huyện Trùng Khánh (tỉnh Cao Bằng) với cường độ 5,4 độ richter, độ sâu chấn tiêu 17 km, khiến các địa phương như Hà Nội, Phú Thọ, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Dương xảy ra hiện tượng rung lắc. Trận động đất ngày 16.6.2020 tại Mường Tè (Lai Châu) với cường độ 4,9 độ richter cũng gây một số thiệt hại nhẹ. d. Tổ chức thực hiện - Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt vấn đề, giao nhiệm vụ. - Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ; sử dụng thiết bị có kết nối mạng để tìm kiếm thông tin, trả lời cho câu hỏi được nêu ra. - Báo cáo, thảo luận: Các nhóm cử thành viên báo cáo, bổ sung kiến thức cần thiết. - Kết luận, đánh giá: GV tổng hợp kiến thức, đánh giá hoạt động. 3. Hoạt động 3: Luyện tập (4 phút) a. Mục tiêu - Củng cố kiến thức bài thực hành. - Ghi nhớ vị trí các vành đai động đất, núi lửa, các ngọn núi trẻ trên Trái Đất. b. Nội dung - Trò chơi “Ai nhớ giỏi nhất” c. Sản phẩm Câu trả lời của học sinh cho câu hỏi: Kể tên các vành đai động đất, các vành đai núi, các dãy núi trẻ trên Trái Đất. d. Tổ chức thực hiện - Chuyển giao nhiệm vụ: GV phổ biến luật chơi, đặt câu hỏi và tính thời gian. - Thực hiện nhiệm vụ: HS chuẩn bị sẵn 1 tờ giấy note, sau khi GV nêu câu hỏi, mỗi HS ghi nhanh lại câu trả lời theo trí nhớ vào giấy note trong thời gian 3 phút. - Báo cáo, thảo luận: Hết thời gian, học sinh chuyển giấy note cho bạn bên cạnh. Các HS chấm điểm chéo lẫn nhau và báo cáo kết quả theo hiệu lệnh. Ví dụ: Phiếu trả lời nào có trên 8 địa điểm? Khi GV hỏi như thế thì HS nào đang giữ phiếu có trên 8 địa điểm sẽ giơ tay và cứ thế tăng cao hoặc giảm xuống để tìm ra 10 phiếu trả lời có nhiều đáp án nhất 🡪 ghi điểm. - Kết luận, nhận định: GV nhận xét kết quả trò chơi. 4. Hoạt động 4: Vận dụng (1 phút) a. Mục tiêu - Kiến thức: Vận dụng kiến thức với thực tiễn, hình thành thái độ nhận biết và tôn trọng, cảm thông các quốc gia thường bị thiên tai động đất, núi lửa. - Kĩ năng: giải quyết vấn đề. b. Nội dung - HS về nhà thực hiện nhiệm vụ: 1. Xác định các quốc gia thường xuyên bị các thiên tai động đất, núi lửa, sóng thần xảy ra, giải thích nguyên nhân. 2. Tìm hiểu các kỹ năng nhận biết và ứng phó với động đất, núi lửa. c. Sản phẩm: Kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh. d. Tổ chức thực hiện - Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt vấn đề, giao nhiệm vụ. - Thực hiện nhiệm vụ: HS về nhà thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu. - Báo cáo, thảo luận: HS trình bày khi có yêu cầu. ============================================ PPCT: Tiết 16, 17, 18, 19 CHƯƠNG 4: KHÍ QUYỂN Bài 9 KHÍ QUYỂN, CÁC YẾU TỐ KHÍ HẬU (Số tiết: 4 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được khái niệm khí quyển. - Trình bày được sự thay đổi nhiệt độ không khí trên bề mặt Trái Đất theo vĩ độ, lục địa, đại dương, địa hình. - Trình bày được sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất, nguyên nhân của sự thay đổi khí áp. - Trình bày được một số loại gió chính trên Trái Đất; một số loại gió địa phương. - Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa và trình bày được sự phân bố mưa trên th...hình. Vòng 2: nhóm mảnh ghép: Hình thành 6 nhóm mới bằng cách các thành viên trong mỗi nhóm cũ đếm số thứ tự từ 1 à 6. Các thành viên có cùng số thứ tự về 1 nhóm. Như vậy sẽ có 6 nhóm mới. - Thực hiện nhiệm vụ: Vòng 1: nhóm chuyên gia: tìm hiểu về sự phân bố của nhiệt độ không khí. + Các nhóm viết vào giấy A3. + Thời gian: 5 phút. Vòng 2: nhóm mảnh ghép: Hình thành 6 nhóm mới. Các thành viên ở nhóm mới sẽ cùng chia sẻ những thông tin đã tìm hiểu được ở nhóm cũ. Sau đó các nhóm hoàn thành bảng. + Lưu ý: Các nhóm đổi chỗ cho nhau theo hướng dẫn. Để tránh việc học sinh di chuyển lộn xộn giáo viên cần quy định cách di chuyển, có hình thức khen/nhắc nhở khi nhóm di chuyển trật tự/ồn ào. Giáo viên chiếu sơ đồ và HS có 30 giây để di chuyển về nhóm mới. Các thầy cô có thể bố trí lớp học sao cho học sinh di chuyển được thuận lợi và không bị rối. Để tăng thêm không khí cho lớp có thể cho học sinh bắt tay, chào hỏi nhau và vỗ tay khi hình thành nhóm mới. Nhiệt độ không khí Biểu hiện Nguyên nhân Ví dụ Phân bố theo vĩ độ Phân bố theo lục địa và đại dương Phân bố theo địa hình - Báo cáo, thảo luận: + Hết giờ, GV gọi các nhóm lên trình bày. Mỗi nhóm trình bày 1 ô trong bảng. + Các nhóm khác cùng đối chiếu kết quả, nhận xét, bổ sung. + GV quy định: Nhóm nào lắng nghe và tìm ra được điểm sai/điểm tốt ở nhóm trình bày thì nhóm đó được cộng điểm. - Kết luận: + GV: Nhận xét, khen ngợi phần làm việc của HS. + GV chuẩn kiến thức. + HS: Lắng nghe, ghi bài. Nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt độ năm theo vĩ độ ở Bán cầu Bắc Biên độ nhiệt độ năm thay đổi theo vị trí gần hay xa đại dương Nhiệt độ thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi 2. Nhiệt độ không khí Nhiệt độ không khí phân bố theo vĩ độ. + Không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở các vùng vĩ độ cao. + Ở các vùng vĩ độ thấp quanh năm có góc chiếu của tia sáng mặt trời với mặt đất lớn nên nhận được nhiều nhiệt, không khí trên mặt đất nóng. + Càng lên gần cực, góc chiếu của tia sáng mặt trời càng nhỏ, mặt đất nhận được ít nhiệt hơn, không khí trên mặt đất cũng ít nóng hơn. Nhiệt độ không khí phân bố theo lục địa và đại dương. + Mặt đất nhận nhiệt và tỏa nhiệt nhanh hơn nước vì thế vào mùa hạ, lục địa có nhiệt độ cao hơn đại dương, còn vào mùa đông thì ngược lại. + Do ảnh hưởng của dòng biển nóng, lạnh: nhiệt độ không khí còn thay đổi theo bờ đông và tây lục địa. Nhiệt độ không khí phân bố theo địa hình. + Càng lên cao nhiệt độ càng giảm. + Nhiệt độ còn thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi. HOẠT ĐỘNG 2.3: TÌM HIỂU VỀ KHÍ ÁP VÀ GIÓ ( PHÚT) a. Mục tiêu - Trình bày được sự phân bố đai khí áp trên Trái Đất. - Giải thích được nguyên nhân hình thành các đai khí áp trên Trái Đất. - Trình bày được sự phân bố và tính chất của các loại gió trên Trái Đất. - Giải thích được nguyên nhân hình thành các loại gió trên Trái Đất. b. Nội dung HS được yêu cầu tham gia 2 nhiệm vụ: - Nhiệm vụ 1: trò chơi Siêu trí nhớ. - Nhiệm vụ 2: hoàn thành bảng các loại gió trên Trái Đất. c. Sản phẩm - Kết quả làm việc nhóm/cặp/cá nhân. - Hình vẽ các đai khí áp và gió chính trên Trái Đất của HS. - Bảng các loại gió trên Trái Đất. - Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện - Chuyển giao nhiệm vụ: Trước tiên GV giải thích cho HS khái niệm khí áp và nguyên nhân thay đổi của khí áp. Sau đó giao nhiệm vụ cho HS: NHIỆM VỤ 1: Trò chơi: SIÊU TRÍ NHỚ + Làm việc cá nhân. + GV chiếu hoặc treo hình các đai khí áp và gió trên Trái Đất lên bảng. + HS có 1 phút để nhớ tất cả các chi tiết trên hình. + Cách 1: Sau thời gian ghi nhớ hình, HS đóng hết sách, chuẩn bị giấy A4, vở, bút chì, compa. HS có 2 phút để vẽ lại vào giấy những gì mình thấy. Sau 2 phút, GV yêu cầu tất cả HS dừng bút, mở SGK đối chiếu kết quả xem mình vẽ giống bao nhiêu %, bạn nào tự tin vẽ giống 100% thì giơ tay, GV kiểm tra nếu đúng như vậy thì cho điểm cộng. Các HS còn lại có 2 phút để chỉnh sửa lại hình vẽ của mình cho giống trong hình các đai khí áp và gió trên Trái Đất. + Cách 2: Sau thời gian ghi nhớ hình, GV treo hình các đai khí áp và gió nhưng để trống chú thích, yêu cầu HS điền chú thích tương ứng với các số trên hình. Hoặc GV in bản đồ trống Trái Đất, cho các nhóm thi xem nhóm nào vẽ các chi tiết trên hình nhanh và đúng nhất (so với hình gốc). + Tiếp theo, dựa vào hình vừa hoàn thành và thông tin trong SGK, HS cho biết: Tên của các đai áp cao và đai áp thấp trên bề mặt Trái Đất. Nhận xét về sự phân bố của các đai khí áp ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam. Nhìn vào hình, trình bày sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất. Các đai khí áp và gió chính trên Trái Đất NHIỆM VỤ 2: Hai bạn kế nhau tạo 1 cặp, dựa vào thông tin trong hình “Các đai khí áp và gió chính trên Trái Đất” và kiến thức trong SGK, các cặp hoàn thành 2 bảng sau (có thể chia ra mỗi bạn hoàn thành 1 bảng): Đặc điểm Mậu dịch Tây ôn đới Đông cực Phạm vi Hướng gió Tính chất Đặc điểm Gió mùa Gió đất, gió biển Gió phơn Nguyên nhân Đặc điểm, tính chất Phân bố
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_10_sach_ket_noi_tri_thuc_nam_hoc_2022_2023.docx