Giáo án Đạo đức Lớp 3 Sách Kết nối tri thức (Soạn theo CV2345)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:

- Nhận biết được Quốc hiệu, Quốc kì, Quốc ca Việt Nam.

- Thực hiện được nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca.

- Hình thành và phát triển lòng yêu nước, biết điều chỉnh bản thân để có thái độ và hành vi chuẩn mực khi chào cờ và át Quốc ca.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Có biểu hiện yêu nước qua thái độ nghiêm túc khi chào cờ và hát Quốc ca.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

docx 135 trang Cô Giang 22/10/2024 270
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 3 Sách Kết nối tri thức (Soạn theo CV2345)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Đạo đức Lớp 3 Sách Kết nối tri thức (Soạn theo CV2345)

Giáo án Đạo đức Lớp 3 Sách Kết nối tri thức (Soạn theo CV2345)
TUẦN 1
ĐẠO ĐỨC
CHỦ ĐỀ 1: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM
Bài 01: Chào cờ và hát Quốc Ca (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:
- Nhận biết được Quốc hiệu, Quốc kì, Quốc ca Việt Nam.
- Thực hiện được nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca.
- Hình thành và phát triển lòng yêu nước, biết điều chỉnh bản thân để có thái độ và hành vi chuẩn mực khi chào cờ và át Quốc ca.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Có biểu hiện yêu nước qua thái độ nghiêm túc khi chào cờ và hát Quốc ca.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV mở bài hát: “Lá cờ Việt Nam” (sáng tác Lý Trọng (Đỗ Mạnh Thường) để khởi động bài học.
+ GV nêu câu hỏi về lá cờ Việt Nam có trong bài hát.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS lắng nghe bài hát.
+ HS trả lời theo hiểu biết cảu bản thân
- HS lắng nghe.
2. Khám phá:
Hoạt động 1: Tìm hiểu Quốc hiệu, Quốc kì, Quốc ca Việt Nam. (Làm việc cá nhân)
- Mục tiêu: 
+ Nhận biết được Quốc hiệu, Quốc kì, Quốc ca Việt Nam.
- Cách tiến hành:
- GV yêu cầu 1HS đọc đoạn hội thoại trong SGK.
+ Quốc hiệu của nước ta là gì?
+ Hãy mô tả Quốc kì Việt Nam.
+ Nêu tên bài hát và tác giả Quốc ca Việt Nam.
+ Vì sao phải nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca?
- GV nhận xét tuyên dương, sửa sai (nếu có)

- 1 HS đọc đoạn hội thoại. 
+ Quốc hiệu là tên một nước. Quốc hiệu của nước ta là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Quốc kì Việt Nam là lá cờ đỏ sao vàng.
+ Quốc ca Việt Nam là bái hát “Tiến quân ca” do cố nhạc sĩ Văn Cao sáng tác.
+ Nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca là thể hiện tình yêu Tổ quốc và niềm tự hào dân tộc.
+ HS lắng nghe, rút kinh nghiêm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu những việc cần làm khi chào cờ và hát Quốc ca. (Hoạt động nhóm)
- Mục tiêu:
+ Học sinh biết những việc cần làm khi chào cờ và hát Quốc ca.
- Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2, quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Khi chuẩn bị chào cờ, em cần phải làm gì?
+ Khi chào cờ, em cần giữ tư thế như thế nào?
+ Khi chào cờ, em cần hát quốc ca như thế nào?
- GV mời các nhóm nhận xét.
- GV chốt nội dung, tuyên dương các nhóm.
- HS làm việc nhóm 2, cùng nhau thảo luận các câu hỏi và trả lời:
+ Khi chuẩn bị chào cờ, em cần chỉnh sửa trang phục, bỏ mũ, nón.
+ Khi chào cờ, em cần giữ tư thế nghiêm trang, dáng đứng thẳng, mắt nhìn cờ Tổ quốc.
+ Khi chào cờ, em cần hát Quốc ca to, rõ ràng, trôi chảy, diễn cảm.
- Các nhóm nhận xét nhóm bạn.
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố kiến thức về cách chào cờ và hát Quốc ca.
+ Vận dụng vào thực tiễn để thực iện tốt lễ chào cờ và hát Quốc ca.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức vận dụng bằng hình thức thi đua chào cờ đúng nhất. Lớp trưởng điều hành lễ chào cờ.
+ GV yêu cầu học sinh chia ra thành các nhóm (3-4 nhóm). Mỗi nhóm thực hành lèm lễ chào cờ và hát Quốc ca 1 lượt.
+ Mời các thành viên trong lớp nhận xét trao giải cho nhóm chào cờ tốt nhất, hát Quốc ca đúng và hay nhất.
- Nhận xét, tuyên dương
- HS chia nhóm và tham gia thực hành chào cờ.
+ Lần lượt các nhóm thực hành theo yêu cầu giáo viên.
+ Các nhóm nhận xét bình chọn
- HS lắng nghe,rút kinh nghiệm
4. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

TUẦN 2
ĐẠO ĐỨC
CHỦ ĐỀ 1: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM
Bài 01: Chào cờ và hát Quốc Ca (T2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:
- Củng cố tri thức, kĩ năng đã khám khá, điều chỉnh hành vi lệch chuẩn khi chào cờ và hát Quốc ca.
- Hình thành và phát triển lòng yêu nước, biết điều chỉnh bản thân để có thái độ và hành vi chuẩn mực khi chào cờ và át Quốc ca.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Có biểu hiện yêu nước qua thái độ nghiêm túc khi nhận xét các tình huống chào cờ và hát Quốc ca.
- Phẩm ...ẻ đẹp đó.
- Cách tiến hành:
a. Vẻ đẹp của đất nước Việt Nam
- GV chiếu các hình ảnh trong SGK lên màn chiếu.
- GV cho HS thảo luận nhóm 4 (2’) và trả lời phiếu học tập
- GV yêu cầu đại diện nhóm lên chia sẻ
? Những hình ảnh trên có nội dung gì?
? Em có cảm nhận gì về những hình ảnh đó
- HS nhóm khác nhận xét và bổ sung
- GV nhận xét và kết luận
=> Kết luận: Những hình ảnh trên thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên và truyền thống vă hóa của Việt Nam. Những vẻ đẹp đó khiến chúng ta thêm yêu mến, tự hào về quê hương, đất nươc Việt Nam.
- GV cho HS thảo luận theo nhóm bàn và trả lời câu hỏi:
- GV gọi đại diện bàn lên chia sẻ
? Ngoài các hình ảnh trên em hãy chia sẻ thêm cho cả lớp biết những vẻ đẹp đó?
- GV nhận xét và tuyên dương
b. Vẻ đẹp của đất nước Việt Nam
- GV chiếu các hình ảnh trong SGK lên màn chiếu.
- GV cho HS thảo luận nhóm 4 (2’) và trả lời phiếu học tập
- GV yêu cầu đại diện nhóm lên chia sẻ
? Những hình ảnh trên thể hiện những vẻ đẹp gì của con người Việt Nam?
? Em có cảm nhận gì về những vẻ đẹp đó?
? Hãy chia sẻ thêm về những vẻ đẹp khác của con người Việt Nam?
- HS nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận
=> Kết luận: Những hình ảnh trên nói về vẻ đẹp mà con người Việt Nam: tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm (tranh 1); truyền thống lao động, cần cù, sáng tạo (tranh 2); lòng nhân ái (tranh 3); truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo (tranh 4). Chúng ta luôn yêu mến và tự hào khi là người Việt Nam.

- 1 HS quan sát. 
- HS thảo luận theo nhóm 4
- HS lên chia sẻ ý kiến của nhóm
+ Những hình ảnh trên nói về các vẻ đẹp của đất nước việt Nam.
+ Em rất yêu mến và tự hào về những hình ảnh đó.
- Chùa Một Cột ( Hà Nội), Văn miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội),...
- 1 HS quan sát. 
- HS thảo luận theo nhóm 4
- HS lên chia sẻ ý kiến của nhóm
+ Những hình ảnh trên nói về vẻ đẹp mà con người Việt Nam vốn có sẵn.
+ Em thấy tự hào về những vẻ đẹp ấy của con người Việt Nam.
+ Những tấm lòng hảo tâm của những mạnh thường quân cứu trợ cho đại dịch COVID,....
Hoạt động 2: Khám phá sự phát triển của quê hương, đất nước (Hoạt động nhóm)
- Mục tiêu:
+ Học sinh nêu được sự phát triển của đất nước Việt Nam trên một số lĩnh vực.
- Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2, quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Nêu cảm nhận của em về sự phát triển đất nước Việt Nam qua những bức tranh?
+ Chia sẻ thêm về sự phát triển của quê hương, đất nước mà em biết?
- GV mời các nhóm nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận
=> Kết luận: Từ khi đổi mới đất nước ta đã phát triển mạnh mẽ: điện thắp sáng thay đèn dầu, .Đời sống vật chất của người dân ngày càng no đủ, đời sống tinh thần ngày càng phong phú ...
- HS làm việc nhóm 2, cùng nhau thảo luận các câu hỏi và trả lời:
- Đất nước thay đổi theo từng ngày, đèn dầu đc thay thế bằng đèn điện, nhà tranh được thay thế bằng nhà cao tầng, các bến đò được thay thế bằng các cây cầu.
- Các bác nông dân gặt lúa bằng máy móc, có các con đường cao tốc,.
- Các nhóm nhận xét nhóm bạn.
- HS lắng nghe
Hoạt động 3: Tìm hiểu những việc cần làm để thể hiện tình yêu Tổ quốc (Hoạt động nhóm)
- Mục tiêu:
+ Học sinh nêu được những việc cần làm để thể hiện tình yêu Tổ quốc.
+ Tự hào được là người Việt Nam.
- Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, quan sát tranh và trả lời câu hỏi
? Các bạn trong tranh đang làm gì? Việc làm của các bạn thể hiện điều gì?
? Hãy kể thêm các việc cần làm để thể 
hiện tình yêu đối với Tổ quốc?
- GV mời các nhóm nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận
=> Kết luận: Mỗi chúng ta cần thể hiện tình yêu Tổ quốc bằng những hành động thiết thực, phù hợp như: yêu quý, bảo vệ thiên nhiên, trân trọng và tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước.
- HS làm việc nhóm 4, cùng nhau thảo luận các câu hỏi và trả lời:
+ Tranh 1, 2, 3: Thể hiện việc yêu quý, bảo vệ thiên nhiên.
+ Tranh 4, 5,6, 7, 8: là thể hiện sự trân 
trọng và tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước.
+ Kính trọng những người có công với đất nước, giữ gìn vệ sinh môi trường sạch đẹp.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố kiến thức về hành vi, việc làm để thể hiện tình yêu Tổ quốc 
+ Vận dụng vào thực tiễn để thực hiện tốt hành vi, việc làm để thể hiện tình yêu Tổ quốc.
- Cách tiến hành:
- GV vận dụng vào thực tiễn cho HS cùng thể hiện tốt các hành vi, việc làm của mình.
+ Chia sẻ một số việc em đã và sẽ làm để thể hiện tình yêu tình yêu Tổ quốc theo bảng sau.
- GV yêu cầu HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò: về nhà tìm các câu ca dao, tục ngữ nói về tình yêu quê hương, đất nước. Chuẩn bị cho tiết 2 của bài. 
- HS lắng nghe.
+ HS trả lời theo ý hiểu của mình.
STT
Việc em đã làm
Việc em sẽ làm
1
- Bảo vệ môi trường
- Học thật giỏi để sau này cống hiến cho đất nước
- HS nhận xét câu trả lời của bạn
- HS lắng nghe,rút kinh nghiệm
4. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC:
..............................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................

TUẦN 5
ĐẠO ĐỨC
CHỦ ĐỀ 1: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM
Bài 02: Tự hào Tổ quốc Việt Nam (Tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:
- Thực hiện được hành vi, việc làm để thể hiện tình yêu Tổ quốc Việt Nam; yêu quý, bảo vệ thiện nhiên; trân trọng và tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước.
- Rèn năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân.
- Hình thành và phát triển lòng yêu nước.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Có biểu hiện yêu nước qua thái độ nghiêm túc khi chào cờ và hát Quốc ca.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV mở bài hát HS nghe và vận động theo nhịp bài hát Quê hương tươi đẹp
+ Bài hát nói về điều gì?
+ Trong bài hát Quê hương bạn nhỏ có gì đẹp ?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS lắng nghe bài hát.
+ Tình yêu quê hương của bạn nhỏ.
+ Có đồng lúa xanh, núi rừng, ngàn cây, có lời ca tươi đẹp ca ngợi tình quê hương.
- HS lắng nghe.
2. Luyện tập:
- Mục tiêu: 
+ Thực hiện được hành vi, việc làm để thể hiện tình yêu Tổ quốc Việt Nam; yêu quý, bảo vệ thiện nhiên; trân trọng và tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước.
- Cách tiến hành:
Bài tập 3. Em sẽ khuyên bạn điều gì? (làm việc nhóm đôi)
- GV yêu cầu 1HS nêu các tình huống trên bảng và thảo luận: Em sẽ khuyên bạn điều gì? (3’)
- GV yêu cầu HS xây dựng và đóng vai đưa ra lời khuyên cho bạn.
- GV gọi đại diện nhóm lên xử lý tình huống
- GV mời các nhóm nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
=> Quê hương đất nước của chúng ta có rất nhiều vẻ đẹp, cũng như bản thân chúng ta biết chia sẻ đồ dùng cho các bạn còn khó khăn. Hay bản thân chúng ta còn nhỏ thì chúng ta làm việc nhỏ để góp phần thể hiện tình yêu quê hương, đất nước.
Bài tập 4. Đóng vai hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam? (làm việc nhóm 4)
- GV giao nhiệm vụ cho HS đóng vai .
- GV tổ chức cho HS đóng vai.
+ TH a: Một cảnh đẹp của quê hương, đất nước.
+ TH b: Một vẻ đẹp của con người Việt Nam.
+ TH c: Một truyền thống lịch sử, văn hóa của quê hương đất nước.
+ TH4: Sự đổi mới của quê hương em.
- GV yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét, tuyên dương

- HS nêu các tình huống
- HS thảo luận theo nhóm và đưa ra lời khuyên cho bạn
- HS phân vai và đóng vai xử lý tình huống.
- HS lên đóng vai và xử lý tình huống
+ TH a: Khuyên Ngọc và các bạn tham gia vì sẽ khám phá được nhiều điều thú vị về đất nước và con người Việt Nam.
+ TH b: khuyên Tuấn rằng đất nước nào cũng có vẻ đẹp riêng. Hãy giới thiệu về vẻ đẹp của cảnh vật đất nước, quê hương của mình.
+TH c: đồ cũ có thể cất làm kỉ niệm nhưng có nhiều đồ để lâu sẽ hỏng chúng ta lên chia sẻ cho những người khó khăn.
+ TH d: Khuyên Trung tuổi nhỏ mình làm việc nhỏ ví dụ như: chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên; yêu thương, kính trọng chăm sóc ông bà, cha mẹ,..
- HS nhận xét nhóm bạn
- HS thảo luận và đóng vai
- HS chia sẻ cho các bạn
+VD: Mình xin giới thiệu mình tên là Hạnh, hôm nay mình xin được giới thiệu về vẻ đẹp của quê hương Quảng Ninh của mình. Quê hương mình rất đẹp có núi non trùng điệp, có những bãi biển bao phủ bởi cát trắng. Có Vịnh Hạ Long thơ mộng và là 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên của Thế giới......Mình hỵ vọng sẽ có một ngày các bạn đến thăm quê hương của mình.
- HS nhận xét
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Viết một đoạn văn chia sẻ về niềm tự hào được là người Việt Nam. 
+ Vận dụng vào thực tiễn để thực hiện tốt hành vi, việc làm để thể hiện tình yêu Tổ quốc.
- Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS viết 1 đoạn văn 2-3 câu nói về niềm tự hào được là người Việt Nam.
- GV yêu cầu HS viết và chia sẻ trước lớp
- GV nhận xét, tuyên dương
*Thông điệp:
- Gọi HS đọc thông điệp trong sgk cho cả lớp nghe.
 Mai sau, em lớn lên người
Dựng xây Tổ quốc đẹp tươi, mạnh giàu.
- Khuyến khích HS đọc thuộc tại lớp.
- Nhắc HS ghi nhớ và vận dụng thông điệp vào cuộc sống. 
- GV nhận xét tiết học
? Hãy nêu 3 việc em cần làm sau bài học?
- GV nhận xét, chốt 
- Dặn dò: về nhà chuẩn bị cho chủ đề 2
- HS lắng nghe.
+ HS chia sẻ trước lớp.
- HS n...g
+ Vận dụng vào thực tiễn để thực hiện tốt hành vi, việc làm để thể hiện tình yêu Tổ quốc.
- Cách tiến hành:
- GV vận dụng vào thực tiễn cho HS cùng thể hiện tốt các hành vi, việc làm của mình.
? Bài học hôm nay, con học điều gì?
+ Chia sẻ một số việc em đã làm để thể hiện sự quan tâm hàng xóm láng giềng
- GV yêu cầu HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò: Về nhà hãy vận dụng tốt bài học vào cuộc sống và chuẩn bị cho tiết 2
- HS lắng nghe.
Bài học hôm nay cho chúng ta biết cần quan tâm hàng xóm láng giềng.
VD: Nhà bác hàng xóm có chuyện buồn, em và bố mẹ đã sang an ủi gia đình bác.
- HS nhận xét câu trả lời của bạn
- HS lắng nghe,rút kinh nghiệm
4. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
 
TUẦN 7
ĐẠO ĐỨC
CHỦ ĐỀ 2: QUAN TÂM HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG
Bài 03: Quan tâm hàng xóm láng giềng (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:
- Biết vì sao phải quan tâm đến hàng xóm láng giềng.
- Quan tâm đến hàng xóm láng giềng bằng những lời nói, việc làm phù hợp.
- Rèn năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân.
- Hình thành phẩm chất nhân ái.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức quan tâm đến hàng xóm, láng giềng.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi “truyền hoa”
- Cho HS nghe và chuyền hoa theo bài hát Lớp chúng ta đoàn kết.
- Nêu 1 việc làm thể hiện sự quan tâm đến hàng xóm láng giềng. 
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS hát theo bài hát và cùng chuyền bông hoa đi. Bài hát kết thúc HS cầm hoa sẽ nêu 1 việc làm thể hiện sự quan tâm đến hàng xóm láng giềng.
- HS lắng nghe.
2. Khám phá:
Hoạt động 2: Tìm hiểu vì sao phải quan tâm hàng xóm láng giềng (Hoạt động nhóm)
- Mục tiêu:
+ Học sinh hiểu được ý nghĩa của việc quan tâm đến hàng xóm láng giềng bằng những việc làm cụ thể qua kể chuyện theo tranh: giúp đỡ hàng xóm
- Cách tiến hành:
b. Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi
- GV gọi HS đọc yêu cầu 1 trong SGK
- GV chiếu cho HS quan sát tranh. 
- GV hỏi nội dung từng bức trang
+ Bức tranh thứ nhất vẽ gì?
+ Bức tranh thứ hai vẽ gì?
+ Bức tranh thứ ba vẽ gì?
+ Bức tranh thứ bốn vẽ gì?
- GV tổ chức cho HS kể trong nhóm 4 và thảo luận trả lời hai câu hỏi trong SHS
- GV chiếu tranh lên bảng chiếu
- GV mời đại diện nhóm lên kể
- GV nhận xét, bổ sung, tuyên dương.
- GV đặt câu hỏi
? Các bạn đã làm gì để giúp đỡ bà hàng xóm?
? Việc làm đó có ý nghĩa gì?
? Theo em, vì sao phải quan tâm hàng xóm láng giềng?
- GV nhận xét, tuyên dương
=> Kết luận: Mỗi người chúng ta không thế sổng tách biệt với cộng đồng, vì thế chúng ta cần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh, ở khu dân cư chính là mối quan hệ hàng xóm láng giềng. Để có mối quan hệ tốt với hàng xóm láng giềng, mỗi người câng biết đoàn kết, tương trợ, quan tâm, chia sẻ với nhau. Xây dựng mối quan hệ xóm giềng tốt đẹp là truyền thống từ bao đời nay của dân tộc ta, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư, thôn, xóm, tổ dân phố.

- Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi.
- HS quan sát tranh.
+ Tranh 1: Hai bạn nhỏ đang đi trên
 đường. Một bạn nhìn thấy 1 bà cụ và nói: “Bà Lan xóm mình kìa!”
+ Tranh 2: Cả hai bạn đều nhìn thấy bà đang xách đồ rất nặng, một bạn nói: “Chúng mình xách đồ giúp bà đi.”
+ Tranh 3: Cả hai bạn cùng chạy đến bên bà cụ và đồng thanh nói: “Bà để chúng cháu xách giúp ạ!”
+ Tranh 4: Khi các bạn giúp bà xách đồ về đến nhà, bà cụ đã nói: “Các cháu ngoan quá, bà cảm ơn các cháu!”
- HS kể trong nhóm 4 và trả lời câu hỏi trong thời gian 5 phút
- Đại diện một số nhóm chỉ tranh kể trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời câu hỏi
+ Các bạn đã xách đồ giúp bà hàng xóm vì thấy bà xách nặng.
+ Việc làm đó đã giúp bà đỡ mệt hơn.
+ Vì quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng là xây dựng tình cảm tốt đẹp với mọi người xung quanh.
- HS lắng nghe.
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Quan tâm đến hàng xóm láng giềng bằng những lời nói, việc làm phù hợp
+ Vận dụng vào thực tiễ... đến hàng xóm láng giềng.
- HS lắng nghe.
3. Vận dụng, trải nghiệm
- Mục tiêu:
+ Vận dụng vào thực tiễn để thực hiện tốt hành vi, việc làm để thể hiện quan tâm đến hàng xóm láng giềng 
- Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS chia sẻ về những việc em đã làm và sẽ làm để thể hiện quan tâm đến hàng xóm láng giềng 
? Qua tiết học hôm nay em thấy điều gì mà em thích nhất?
? Theo em, nếu gặp một bà cụ muốn hỏi
 đường đến nhà bác hàng xóm cạnh nhà em. Thì em sẽ hành động như thế nào?
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò: về nhà chuẩn bị cho tiết xử lý tìn huống của bài tập 3.
+ HS chia sẻ trước lớp.
+ Em thích nhất là khi mình được giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc nhỏ phù hợp với bản thân mình.
+ Em sẽ chỉ đường cho bà cụ, hoặc sẽ 
dẫn bà cụ đến nơi bà cụ muốn hỏi.
- HS lắng nghe,rút kinh nghiệm
4. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................

TUẦN 9
ĐẠO ĐỨC
CHỦ ĐỀ 2: QUAN TÂM HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG
Bài 03: Quan tâm hàng xóm láng giềng (Tiết 4)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:
- Đồng tình với những lời nói, việc làm tốt; không đồng tình với những lời nói, việc làm không tốt đối với hàng xóm láng giềng.
- Biết cách xử lý tình huống khi xảy ra.
- Rèn năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân.
- Hình thành phẩm chất nhân ái.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức quan tâm đến hàng xóm, láng giềng.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi “hộp quà bí mật”
- Cho HS nghe và chuyền hộp quà theo bài hát Tiếng thời gian.
? Khi gặp bà cụ muốn qua đường em sẽ làm gì?
? Khi gặp bác hàng xóm em sẽ hành động như thế nào?
? Nhà cô Liên bên cạnh nhà em có chuyện buồn em sẽ có hành động ra sao?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS hát theo bài hát và cùng chuyền hộp quà đi. Bài hát kết thúc HS cầm hộp sẽ bốc thăm câu hỏi trong hộp và trả lời.
- HS trả lời theo ý hiểu của mình.
+ giúp đỡ cụ qua đường
+ Em sẽ lễ phép chào bác
+ Em cùng gia đình sang an ủi, chia sẻ với gia đình cô.
- HS lắng nghe
2. Luyện tập:
- Mục tiêu:
+ Giúp HS củng cố kiến thức và hình thành kĩ năng bày tỏ ý kiến, nhận xét hành vi, xử lý tình huống cụ thể.
- Cách tiến hành:
Bài tập 3: Xử lý tình huống
- GV gọi HS đọc yêu cầu 3 trong SGK
? Bài yêu cầu gì?
- GV chiếu tranh.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, đồng thời gọi HS đọc lần lượt 4 tình huống của bài.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 đưa ra cách xử lí tình huống và phân công đóng vai trong nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm lên đóng vai theo tình huống.
- GV nhận xét, tuyên dương, khen ngợi các nhóm có cách xử lý và đóng vai hay.
=> Kết luận: Chúng ta không nên làm phiền khi hàng xóm cần nghỉ ngơi, cũng như không nghịch ngợm gây sự khó chịu, ảnh hưởng đến tình cảm của hàng xóm, láng giềng. Đã là hàng xóm láng giềng thì chúng ta phải đoàn kết, chia sẻ , quan tâm đến nhau, không chia rẽ, không kỳ thị hàng xóm láng giềng.

- 1 -2 HS đọc yêu cầu bài 3
- Lớp đọc thầm theo
-  HS quan sát tranh.
- 2 em đọc tình huống.
- HS thảo luận nhóm 4 và phân công đóng vai ( 5’)
+ TH 1: Em nói cho các bạn biết bác hàng xóm đang bị ốm, bác cần không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi, sau đó em rủ các bạn ra chỗ khác chơi.
+ TH 2: Bác hàng xóm nhờ em trông giúp em bé là vì bác đnag rất cần sự giúp đỡ của em, lên em đã nhận lời giúp bác..
+ TH 3: Em không làm theo vì việc bấm chuông để trêu đùa hàng xóm là việc làm không tốt, sẽ gây khó chịu, bực bội cho nhà hàng xóm. Đồng thời, em khuyên các bạn không nên chơi đùa như vậy.
+ TH 4: Em khuyên các bạn nên rủ hai chị em nhà hàng xóm chơi cùng vì đã là hàng xóm thì cần đoàn kết, quan tâm, chia sẻ cùng nhau.
- Đại diện một số nhóm lên đóng vai trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
3. Vận dụng, trải nghiệm
- Mục tiêu:
+ Thực hiện việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp khả năng 
- Cách tiến hành:
Thực hiện việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp khả năng 
- Các em phả...uả tốt trong học tập.
- HS nghe GV kể
-2-3HS kể lại câu chuyện
-HS lần lượt trả lời:
+ vào thời vua Trần Thái Tông
+ Đó là Nguyễn Hiền
+  Tinh thần ham học hỏi của cậu bé Nguyễn Hiển được thể hiện qua việc: ban ngày, khi đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào cậu cũng đứng ngoài nghe giảng nhờ. Tối đến, đợi bạn học xong bài, cậu mượn vở về học, làm bài thi vào lá chuối khô, nhờ thầy chấm hộ.
+ Cậu đỗ Trạng nguyên khi mới mười ba tuổi và là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.
- Qua câu chuyện trên, em thấy việc ham học hỏi giúp chúng ta mở mang kiến thức và đạt được kết quả cao trong học tập.
-HS nghe
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố kiến thức về ham học hỏi..
+ Vận dụng vào thực tiễn để thực hiện tốt việc ham học hỏi .
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS chia sẻ về tinh thần ham học hỏi của mình.
- Mời đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét, tuyên dương
- HS chia sẻ với các bạn trong nhóm
- Các nhóm nhận xét và bổ sung
- HS lắng nghe,rút kinh nghiệm
4. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

TUẦN 12
ĐẠO ĐỨC
CHỦ ĐỀ 3: HAM HỌC HỎI
Bài 04: Ham học hỏi (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:
- Củng cố kiến thức và hình thành kĩ năng bày tỏ ý kiến, nhận xét hành vi, xử lí tình huống cụ thể.
- Thực hiện được việc làm thể hiện sự ham học hỏi.
- Rèn năng lực phát triển bản thân, biết điều chỉnh bản thân để có thái độ và hành vi chuẩn mực của việc ham học hỏi.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV cho HS chơi trò chơi để khởi động bài học.
+ Câu 1: Nêu những biểu hiện của ham học hỏi
+Câu 2: Ham học hỏi có lợi ích gì?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS tham gia chơi.
+ ... Không giấu dốt, sẵn sàng học hỏi người khác về những điều mình chưa biết; chăm đọc sách để mở rộng sự hiểu biết; tích cực tham gia hoạt động nhóm để học hỏi từ các bạn; thích tìm hiểu và đặt câu hỏi về mọi thứ xung quanh ...
+ Ham học hỏi sẽ giúp chúng ta thêm hiểu biết và đạt được kết quả tốt trong học tập.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe
2. Luyện tập:
- Mục tiêu: 
+ Củng cố kiến thức và hình thành kĩ năng bày tỏ ý kiến, nhận xét hành vi, xử lí tình huống cụ thể.
- Cách tiến hành:
Bài 1: Bày tỏ ý kiến (làm việc cá nhân)
- GV yêu cầu 1HS đọc yêu cầu của bài trong SGK.
- GV mời 1 HS đọc từng ý kiến trong SGK
- YC cả lớp bày tỏ thái độ tán thành hoặc không tán thành với từng ý kiến bằng cách giơ thẻ
- GV mời 1 vài HS giải thích vì sao tán thành hoặc không tán thành
- GV nhận xét, tuyên dương và kết luận:
+ Ý kiến của bạn Khôi: Không tán thành vì: Học hỏi từ người khác không phải là thiếu tự tin mà là mở rộng sự hiểu biết cho bản thân.
+ Ý kiến của bạn Trang: Tán thành vì: Ham học hỏi sẽ giúp chúng ta hiểu thêm nhiều kiến thức mới, nhờ đó sẽ tiến bộ hơn trong học tập.
+ Ý kiến của bạn Đạt: Tán thành vì: Nếu chịu khó quan sát và tìm hiểu, chúng ta sẽ học hỏi được rất nhiều kiến thức bổ ích về thế giới xung quanh mình.
+ Ý kiến của bạn Hà: Không tán thành vì: Chúng ta nên học hỏi từ bất kì ai, miễn là ở họ có những điều hay đáng để cho chúng ta học hỏi.
-1 HS đọc YC
-1 HS đọc các ý kiến
-Cả lớp bày tỏ thái độ
-HS giải thích:
Em tán thành với ý kiến của bạn Trang và Đạt, không đồng tình với ý kiến của Khôi và Hà, vì chúng ta cần học hỏi từ tất cả mọi người xung quanh, miễn là ở họ có những điều hay đáng để ta học hỏi và việc học hỏi người khác sẽ mở rộng vốn hiểu biết về thế giới xung quanh.
+ HS lắng nghe, ghi nhớ.
Bài 2: Nhận xét thái độ, hành vi của các bạn trong tranh (làm việc cá nhân)
- GV mời 1 HS đọc yêu cẩu của bài
- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK và nhận xét về thái độ, hành vi của các bạn trong tranh.
- GV mời 1 vài HS nhận xét việc làm của các bạn trong tranh.
- GV NX và kết luận:
+ Tranh 1: Bạn chưa ham học hỏi vì ngại khó và không chịu quan sát cách làm từ mẹ để học hỏi và làm theo.
+ Tranh 2: Bạn chưa ham học hỏi vì ngại...ọc sáng rỡ cho các thế hệ học sinh noi theo. Sau cơn bạo bệnh vào năm 4 tuổi, thầy đã bị liệt cả hai tay. Tuy nhiên, điều đó chẳng chút nào mai một tinh thần học tập của thầy. Thầy Nguyễn Ngọc Kí đã dùng đôi chân của mình để tập viết. Dần dần, vượt qua bao đau đớn, khó khăn, thầy Kí đã viết được và đến trường học như bao bạn khác. Không những thế, thầy còn học rất giỏi và đạt được những thành tích cao, trở thành một nhà giáo tuyệt vời. Thầy Nguyễn Ngọc Kí thực sự là tấm gương sáng cho toàn thể các học sinh noi theo.
- GV chiếu thông điệp của bài học: 
Muốn biết phải hỏi
Muốn giỏi phải học.
-GV NX
- 1HS đọc yêu cầu
-HS lần lượt kể:
Bạn Lan là một tấm gương ham học hỏi mà ở lớp ai cũng ngưỡng mộ. Nhà của Lan có hoàn cảnh khó khăn nên Lan vừa đi học, vừa phụ mẹ bán hàng, làm việc nhà và chăm em. Lan luôn hoàn thành đầy đủ bài tập được giao và chủ động hỏi cô giáo hoặc các bạn về phần nội dung mà bạn ấy chưa hiểu, nhờ vậy điểm số của bạn ấy luôn nằm trong nhóm đầu của lớp. Tấm gương ham học hỏi này khiến chúng em rất kính phục và càng thêm nỗ lực nhiều hơn nữa để được như bạn.
-HS nghe
-HS đọc to thông điệp
-HS nghe
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố kiến thức về ham học hỏi..
+ Vận dụng vào thực tiễn để thực hiện tốt việc ham học hỏi .
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS chia sẻ với lớp:
+ Nêu 3 điều em học được qua bài học.
+ Nêu 3 điều em thích ở bài học.
+ Nêu 3 việc em cần làm sau bài học.
- Mời đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét, tuyên dương
- HS chia sẻ với các bạn 
- Các nhóm nhận xét và bổ sung
- HS lắng nghe,rút kinh nghiệm
4. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
 
TUẦN 14
ĐẠO ĐỨC
CHỦ ĐỀ 4: GIỮ LỜI HỨA
Bài 5: Giữ lời hứa (Tiết 1)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:
- Thế nào là giữ lời hứa? Nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa.
- Vì sao phải giữ lời hứa?
- Học sinh biết giữ lời hứa của mình với mọi người.
- Học sinh có thái độ quý trọng những người biết giữ lời hứa và không đồng tình với những người hay thất hứa.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
- Năng lực điều chỉnh hành vi đạo đức.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giữ lời hứa bằng lời nói, việc làm cụ thể.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: Chia sẻ trải nghiệm
- Mục tiêu: Tìm hiểu những trải nghiệm đã có của HS về bài học, tạo tâm thếcho HS và kết nối với bài học.
- Cách tiến hành:
- GV nêu các câu hỏi:
+ Đã có ai hứa với em điều gì chưa?
+ Người đó có thực hiện được lời hứa của mình với em không?
+ Khi đó em cảm thấy như thế nào?
- GV Nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào bài mới.
- HS lắng nghe.
+ HS chia sẻ ý kiến trước lớp
- HS lắng nghe.
2. Khám phá:
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số biểu hiện của việc giữ lời hứa
- Mục tiêu: Học sinh nêu được một số biểu hiện của việc giữ lời hứa.
- Cách tiến hành:
a. Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi:
- GV chiếu tranh lên bảng, yêu cầu HS quan sát
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi, giao nhiệm vụ cho HS kể câu chuyện “Lời hứa” theo tranh và trả lời câu hỏi:
+ Cậu bé được giao nhiệm vụ gì?
+ Vì sao muộn rồi mà cậu bé vẫn chưa về?
Việc làm của cậu bé thể hiện điều gì?
- GV mời đại diện một vài nhóm kể lại câu chuyện trước lớp.
- GV lần lượt nêu các câu hỏi và mời HS trả lời.
=> Kết luận: Cậu bé chơi trò đánh trận giả với các bạn. Cậu được giao nhiệm vụ gác kho đạn. Khi các bạn đã ra về hết mà cậu vẫn chưa về vì cậu đã hứa đứng gác cho đến khi có người tới thay. Việc làm đó thể hiện cậu bé là người giữ đúng lời hứa của mình.
- HS quan sát tranh
- HS kể chuyện theo nhóm đôi 
- Đại diện 2-3 nhóm kể lại câu chuyện.
- HS trả lời theo ý hiểu
- HS lắng nghe
Hoạt động 2: Tìm hiểu vì sao phải giữ đúng lời hứa của mình (Hoạt động nhóm)
- Mục tiêu:
+ Học sinh hiểu được ý nghĩa của việc giữ đúng lời hứa với bản thân mình và người khác
- Cách tiến hành:
b. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4, giao nhiệm vụ cho HS quan sát tranh ở mục b trong SGK và thảo luận theo các câu hỏi sau:
+ Bạn trong mỗi tranh đã làm gì? Việc làm đó thể hiện điều gì?
+ Biểu hiện của việc giữ lời hứa là gì?
- GV quan s...i không thể thực hiện được lời hứa.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4 và giao nhiệm vụ cho HS thảo luận các nội dung sau:
+ Những điều em nên làm để giữ đúng lời hứa.
+ Những điều em nên tránh khi hứa với người khác.
+ Cách ứng xử khi em không thể thực hiện lời hứa của mình.
- GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS khi cần thiết.
- GV kết luận: Những điều em nên làm để giữ đúng lời hứa: đúng hẹn,; chỉ hứa những điều trong khả năng của mình có thể thực hiện được; đã hứa là phải cố gắng thực hiện cho bằng được
+ Những điều em nên tránh khi hứa với người khác: sai hẹn, hứa suông mà không làm.
+ Những cách ứng xử khi không thực hiện được lời hứa: gọi điện xin lỗi và giải thích lí do thất hứa; nhờ bố mẹ, người thân giải thích lí do với người được mình hứa; gặp trực tiếp xin lỗi và giải thích rõ lí do thất hứa

- HS thực hiện nhiệm vụ
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác trao đổi, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn.
- HS lắng nghe
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Thực hiện lời hứa bằng những lời nói, việc làm cụ thể.
+ Vận dụng vào thực tiễn để thực hiện tốt hành vi, việc làm để thể hiện giữ lời hứa
- Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS chia sẻ về những việc em đã làm và sẽ làm để thể hiện giữ lời hứa
+ Chia sẻ về những điều em đã hứa với người khác. Khi đó em đã thực hiện lời hứa của mình như thế nào?
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò: Thực hiện giữ lời hứa cùng khuyên mọi người cần phải biết giữ lời hứa, chuẩn bị cho tiết 3 của bài.
+ HS chia sẻ trước lớp.
- HS nêu ý kiến của mình
- HS lắng nghe,rút kinh nghiệm
4. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
 
TUẦN 16
ĐẠO ĐỨC
CHỦ ĐỀ 4: GIỮ LỜI HỨA
Bài 5: Giữ lời hứa (Tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:
- Biết vì sao phải giữ đúng lời hứa.
- Thực hiện lời hứa bằng những lời nói, việc làm cụ thể.
- Đồng tình với những lời nói, hành động thể hiện việc giữ lời hứa; không đồng tình với lời nói, hành động không giữ lời hứa.
- Rèn năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân.
- Hình thành phẩm chất nhân ái.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Trung thực, trách nhiệm.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (3 phút)
- Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- Hát bài: Chị Ong Nâu và em bé.
+ Em cảm thấy thế nào khi thực hiện được điều đã hứa?
+ Em cảm thấy thế nào khi không thực hiện được điều đã hứa?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.

- Học sinh hát.
- Học sinh trả lời.
- Lắng nghe.
2. Luyện tập: (30 phút)
- Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức và hình thành kĩ năng bày tỏ ý kiến, nhận xét hành vi, xử lý tình huống cụ thể.
- Cách tiến hành:
*Bài tập 1: Em đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
- GV gọi HS đọc yêu cầu 1 trong SGK
? Bài yêu cầu gì?
- GV trình chiếu tranh BT1.
- YC HS quan sát 4 bức  tranh và đọc nội dung. Thảo luận nhóm đôi, nêu việc nên làm hoặc không nên làm, giải thích Vì sao.
- Tổ chức cho HS chia sẻ từng tranh. GV quy ước bày tỏ ý kiến bằng thẻ (thẻ xanh/đỏ; thẻ mặt cười/mặt mếu)
- GV mời 4 HS đóng vai các nhân vật Tuấn, Nga, Kiên, Hà trước lớp để nói lên các ý kiến. Với mỗi ý kiến HS giơ thẻ bày tỏ thái độ của mình và giải thích lí do.
- GV chốt câu trả lời.
- Nhận xét, tuyên dương.
=> Kết luận: Đồng tình với ý kiến của Tuấn, Kiên, Hà; không đồng tình với ý kiến của Nga
*Bài tập 2: Nhận xét hành vi
- GV trình chiếu tranh BT2.
- YC HS quan sát bức tranh trong SGK và trả lời câu hỏi:
+ Bạn nào đã giữ lời hứa?
+ Bạn nào chưa giữ lời hứa?Vì sao?
- GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn khi cần.
- GV mời đại diện nhóm lên trình bày về 1 tranh. 
- GV nhận xét, bổ sung
=> Kết luận: Người biết giữ lời hứa sẽ được người khác quý trọng, tin cậy và noi theo
*Bài tập 3: Xử lí tình huống
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4, thực hiện nhiệm vụ sau:
+ Quan sát tranh trong SGK và nêu nội dung mỗi tình huống trong tranh.
+ Thảo luận đưa ra cách ứng xử mỗi tình huống.
- GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS khi cần thiết.
- ... nhận xét, tuyên dương, sửa sai (nếu có) và kết luận:
+ Những chi tiết trong câu chuyện thể hiện tích cực hoàn thành nhiệm vụ, đó là: xung phong tham gia làm nhiệm vụ; chủ động xây dựng kế hoạch và phân công thực hiện nhiệm vụ; chủ động, nhiệt tình thực hiện công việc của mình; cố gắng, nỗ lực; hoàn thành đúng thời hạn, chất lượng tốt.
+ Những biểu hiện khác thể hiện việc tích cực hoàn thành nhiệm vụ: tự giá, không ngại khó, không ngại khổ, làm việc có trách nhiệm 

- 1 HS đọc 
-Đại diện nhóm trả lời
* Những chi tiết trong câu chuyện thể hiện việc tích cực hoàn thành nhiệm vụ:
+ Xung phong tham gia làm nhiệm vụ.
+ Chủ động xây dựng kế hoạch và phân công thực hiện nhiệm vụ.
+ Nhiệt tình, chủ động thực hiện công việc.
* Những biểu hiện nào khác của việc tích cực hoàn thành nhiệm vụ:
+ Tích cực tham gia vào các hoạt động do lớp, trường tổ chức: phong trào kế hoạch nhỏ, quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt,...
+ Luôn hoàn thành tốt và đúng hạn những công việc được thầy cô giáo giao cho.
+ Trong lớp hăng hái phát biểu xây dựng bài.
-Các nhóm khác nghe, NX và bổ sung
+ HS lắng nghe, rút kinh nghiêm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của việc tích cực hoàn thành nhiệm vụ. (Hoạt động cá nhân)
- Mục tiêu:
+ Hiểu được vì sao phải tích cực hoàn thành nhiệm vụ.
- Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc trường hợp trong SGK và TLCH sau: 
Vì sao Hân trở nên mạnh dạn, tự tin và tiến bộ trong học tập?
Theo em, tích cực hoàn thành nhiệm vụ sẽ mang lại điều gì?
Nếu không tích cực hoàn thành nhiệm vụ, điều gì sẽ xảy ra?
- GV chốt nội dung, tuyên dương và kết luận:
Tích cực hoàn thành nhiệm vu sẽ giúp em tiến bộ trong học tập, trong công việc; mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động tập thể; được mọi người tin yêu, quý mến.
- HS đọc và lần lợt trả lời:
* Hân trở nên mạnh dạn, tự tin và tiến bộ trong học tập vì:
+ Hân đã tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài và hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập
+ xung phong tham gia nhiều hoạt động của lớp.
* Theo em, tích cực hoàn thành nhiệm vụ sẽ giúp em:
+ Tiến bộ trong học tập, trong công việc
+ Mạnh dạn và tự tin trong các hoạt động tập thể.
+ Được mọi người tin yêu, quý mến.
+ Nhận được sự tuyên dương, công nhận của thầy cô giáo và bạn bè xung quanh.
- Nếu không tích cực hoàn thành nhiệm vụ, em sẽ:
+ Trở nên nhút nhát, rụt rè, không biết cầu tiến.
+ Không nhận được sự đánh giá tích cực từ những người xung quanh.
+ Bỏ lỡ nhiêu cơ hội để phát triển, rèn luyện bản thân.
-HS nghe
Hoạt động 3: Tìm hiểu về những việc cần làm để hoàn thành tốt nhiệm vụ (Hoạt động nhóm 4)
- Mục tiêu:
+ Nêu được các bước để hoàn thành tốt nhiệm vụ
- Cách tiến hành:
- YC HS quan sát sơ đồ trên màn hình và thảo luận theo nhóm 4 để trả lời các câu hỏi sau:
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, em cần làm gì?
Hãy kể về một nhiệm vụ mà em đã hoàn thành tốt. Em đã thực hiện nhiệm vụ đó theo những bước nào ở sơ đồ trên?
-GV NX và kết luận: Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, em cần thực hiện các bước sau:
+ Bước 1: Xác định nhiệm vụ đó là gì?
+ Bước 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện. Trong bước này chúng ta cần liệt kê các công việc cần thực hiện, xác định cách thức thực hiện, xác định thời gian thực hiện từng việc. Nếu là nhiệm vụ làm theo nhóm thì cần xác định người phụ trách cho mỗi việc.
+ Bước 3: Thực hiện công việc theo kế hoạch.
+ Bước 4: Đánh giá kết quả công việc đã thực hiện theo các tiêu chí: về thời gian và chất lượng
-1HS đọc câu hỏi ở trong SGK
-HS thảo luận nhóm 4 và TLCH:
- Để hoàn thành tốt nhiệm vụ em cần thực hiện các bước sau:
+ Bước 1: Xác định nhiệm vụ.
+ Bước 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện. Trong bước này chúng ta cần liệt kê các công việc cần thực hiện, xác định cách thức thực hiện, xác định thời gian thực hiện.
+ Bước 3: Thực hiện công việc theo kế hoạch.
+ Bước 4: Đánh giá kết quả.
- Một nhiệm vụ mà em đã hoàn thành tốt: trực nhật.
Em đã thực hiện nhiệm vụ theo các bước:
+ Bước 1: Xác định nhiệm vụ: trực nhật.
+ Bước 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện:
Liệt kê các công việc cần thực hiện: quét nhà, lau bảng, dọn dẹp bàn giáo viên.
Xác định thời gian thực hiện: 20 phút.
+ Bước 3: Thực hiện công việc theo kế hoach.
+ Bước 4: Đánh giá kết quả: Tốt
-HS nghe và ghi nhớ
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố kiến thức về ham học hỏi..
+ Vận dụng vào thực tiễn để thực hiện tốt việc ham học hỏi .
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS chia sẻ về 3 điều mà mình đã học được qua bài học hôm nay.
- Mời đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét, tuyên dương
- HS chia sẻ với các bạn trong nhóm
- Các nhóm nhận xét và bổ sung
- HS lắng nghe,rút kinh nghiệm
4. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
...ích cực, vì trong lúc các bạn khác đang lao động, vệ sinh trường lớp thì hai bạn rủ nhau ra chỗ khác chơi.
+ Tranh 5: Bạn nam là người tích cực, vì bạn xung phong tham gia đội Sao đỏ của trường.
Tranh 6: Bạn nữ chưa tích cực, vì ngại trời lạnh nên không rửa bát.
-HS nghe
Bài 3: Xử lí tình huống (Làm việc nhóm 4)
- GV mời 1 HS đọc yêu cẩu của bài
- GV cho HS thảo luận nhóm 4, đóng vai thể hiện nội dung tình huống và đưa ra cách giải quyết trong mỗi tình huống.
- GV mời các nhóm lên đóng vai
- GV NX và tuyên dương
-1HS đọc yêu cầu
-HS thảo luận nhóm 4
-Nhóm đóng vai
+ Tình huống 1: Nếu làm nhóm trưởng em sẽ chủ động phân công công việc cho tất cả các bạn ở trong nhóm sao cho ai cũng được tham gia sưu tầm tư liệu cho bài học tuần tới và quy định thời gian hoàn thành cho các bạn trong nhóm.
+ Tình huống 2: Nếu là lớp phó phụ trách văn nghệ em, em sẽ trao đổi với lớp về tiết mục văn nghệ, sau đó xây dựng kế hoạch tập văn nghệ và cố gắng tạo cơ hội cho càng nhiều bạn tham gia càng tốt, đặc biệt là các bạn nam hoặc vận động các bạn cùng tham gia.
+ Tình huống 3: Nếu là Huy, em hẹn lại thời gian với Huy và tranh thủ sắp xếp, lau dọn phòng học, phòng ngủ thật nhanh và gọn gàng rồi mới sang nhà Tân chơi.
-Các nhóm khác xem và nhận xét
-HS nghe
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố kiến thức về ham học hỏi..
+ Vận dụng vào thực tiễn để thực hiện tốt việc ham học hỏi .
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS chia sẻ 3 điều em thích ở tiết học hôm nay.
- Mời đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét, tuyên dương
- HS chia sẻ với các bạn 
- Các nhóm nhận xét và bổ sung
- HS lắng nghe,rút kinh nghiệm
4. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

TUẦN 20
ĐẠO ĐỨC
CHỦ ĐỀ 5: TÍCH CỰC HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ
Bài 06: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ (Tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:
- Củng cố, khắc sâu những kiến thức về tích cực hoàn thành nhiệm vụ và vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống.
- Hình thành và phát triển, biết điều chỉnh bản thân để có thái độ và hành vi chuẩn mực của tích cực hoàn thành nhiệm vụ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV cho HS chơi trò chơi để khởi động bài học.
+ Câu 1: Nêu những biểu hiện của hoàn thành tốt nhiệm vụ 
+Câu 2: Ý nghĩa của hoàn thành tốt nhiệm vụ là gì?
+ Câu 3: Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, em cần thực hiện các bước nào?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS tham gia chơi.
+ Những biểu hiện thể hiện việc tích cực hoàn thành nhiệm vụ: tự giá, không ngại khó, không ngại khổ, làm việc có trách nhiệm 
+ Tích cực hoàn thành nhiệm vu sẽ giúp em tiến bộ trong học tập, trong công việc; mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động tập thể; được mọi người tin yêu, quý mến.
- Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, em cần thực hiện các bước sau:
+ Bước 1: Xác định nhiệm vụ đó là gì?
+ Bước 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện. Trong bước này chúng ta cần liệt kê các công việc cần thực hiện, xác định cách thức thực hiện, xác định thời gian thực hiện từng việc. Nếu là nhiệm vụ làm theo nhóm thì cần xác định người phụ trách cho mỗi việc.
+ Bước 3: Thực hiện công việc theo kế hoạch.
+ Bước 4: Đánh giá kết quả công việc đã thực hiện theo các tiêu chí: về thời gian và chất lượng
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe
2. Luyện tập:
- Mục tiêu: 
+ Củng cố kiến thức về hoàn thành tốt nhiệm vụ.
+ Vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống.
- Cách tiến hành:
Bài 1: Liên hệ (làm việc nhóm 2)
- GV yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu của bài trong SGK.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi để chia sẻ với bạn:
+Những việc em đã tích cực hoàn thành hoặc chưa tích cực hoàn thành ở nhà và ở trường. 
+ Em đã thực hiện những nhiệm vụ đó như thế nào?
+ Khi hoàn thành tốt những nhiệm vụ của mình, em cảm thấy thế nào?
+GV quan sát và giúp đỡ HS
- GV mời 1 vài HS chia sẻ
- GV nhận xét, tuyên dương.
-1 HS đọc YC
-HS thảo luận nhóm đôi
+ Những việc

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_lop_3_sach_ket_noi_tri_thuc_soan_theo_cv2345.docx
  • docxTuần 1.docx
  • docxTuần 2.docx
  • docxTuần 3.docx
  • docxTuần 4.docx
  • docxTuần 5.docx
  • docxTuần 6.docx
  • docxTuần 7.docx
  • docxTuần 8.docx
  • docxTuần 9.docx
  • docxTuần 10.docx
  • docxTuần 11.docx
  • docxTuần 12.docx
  • docxTuần 13.docx
  • docxTuần 14.docx
  • docxTuần 15.docx
  • docxTuần 16.docx
  • docxTuần 17.docx
  • docxTuần 18.docx
  • docxTuần 19.docx
  • docxTuần 20.docx
  • docxTuần 21.docx
  • docxTuần 22.docx
  • docxTuần 23.docx
  • docxTuần 24.docx
  • docxTuần 25.docx
  • docxTuần 26.docx
  • docxTuần 27.docx
  • docxTuần 28.docx
  • docxTuần 29.docx
  • docxTuần 30.docx
  • docxTuần 31.docx
  • docxTuần 32.docx
  • docxTuần 33.docx
  • docxTuần 34.docx
  • docxTuần 35.docx