Giáo án Đạo đức Lớp 1 Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Vật Lại

Tiết 1+ 2: EM VỚI NỘI QUY TRƯỜNG, LỚP

I. Yêu cầu cần đạt:

- Nêu được những biểu hiện thực hiện đúng nội quy trường, lớp; Biết vì sao phải thực hiện đúng nội quy trường, lớp; Thực hiện đúng nội quy trường, lớp; Nhắc nhở bạn bè thực hiện đúng nội quy trường, lớp.

- Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân và năng lực tư duy phê phán và sáng tạo.

- GD học sinh có ý thức thực hiện tốt nội quy trường, lớp.

II. Đồ dùng dạy học:

  • SGK Đạo đức 1.
  • Băng đĩa CD có bài hát “Đi học” - Nhạc Bùi Đình Thảo, thơ Hoàng Minh Chính.
  • Một bản nội quy nhà trường.
  • Hộp mực các màu xanh, đỏ, vàng, cam, tím,... để HS thể hiện cam kết của bản thân trên bản nội quy.
doc 55 trang Cô Giang 13/11/2024 130
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 1 Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Vật Lại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Đạo đức Lớp 1 Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Vật Lại

Giáo án Đạo đức Lớp 1 Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Vật Lại
Đạo đức
Tiết 1+ 2: EM VỚI NỘI QUY TRƯỜNG, LỚP
I. Yêu cầu cần đạt:
 - Nêu được những biểu hiện thực hiện đúng nội quy trường, lớp; Biết vì sao phải thực hiện đúng nội quy trường, lớp; Thực hiện đúng nội quy trường, lớp; Nhắc nhở bạn bè thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
 - Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân và năng lực tư duy phê phán và sáng tạo.
 - GD học sinh có ý thức thực hiện tốt nội quy trường, lớp.
II. Đồ dùng dạy học:
SGK Đạo đức 1.
Băng đĩa CD có bài hát “Đi học” - Nhạc Bùi Đình Thảo, thơ Hoàng Minh Chính.
Một bản nội quy nhà trường.
Hộp mực các màu xanh, đỏ, vàng, cam, tím,... để HS thể hiện cam kết của bản thân trên bản nội quy.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1.Khởi động 
-HS hát tập thể bài hát “Đi học” - Nhạc Bùi Đình Thảo, thơ Hoàng Minh Chính. Có thể vừa xem băng đĩa hình vừa hát; có thể vừa hát vừa làm động tác phụ hoạ.
- Thảo luận lớp:	
+ Bạn nhỏ trong bài hát cảm thấy như thế nào khi đi học?
+ Vì sao bạn lại vui vẻ khi đi học?
- GV giới thiệu bài mới.

- Hát
- HS chia sẻ

2. Khám phá
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội quy nhà trường
Mục tiêu: HS nêu được các yêu cầu trong nội quy nhà trường, ý nghĩa của việc thực hiện đúng nội quy và cách thực hiện nội quy.
Cách tiến hành:
 -GV yêu cầu HS quan sát từng tranh nhỏ trong “Cây nội quy” ở đầu trang 4, SGK Đạo đức 1 và trả lời câu hỏi: Nội quy trường, lớp quy định HS cần thực hiện những gì?
- GV giới thiệu với HS về những điều cụ thể ghi trong nội quy nhà trường.
 - GV tiếp tục đặt câu hỏi: Thực hiện nội quy giúp ích gì cho em và các bạn trong học tập, trong các hoạt động khác ở trường, lớp?
 - GV kết luận: Việc thực hiện nội quy giúp cho HS học tập, sinh hoạt được thuận lợi, giúp các em mau tiến bộ.

-HS quan sát tranh trả lời câu hỏi, chia sẻ ý kiến cá nhân
-HS lắng nghe
-HS trả lời
Hoạt động 2: Nhận xét hành vi
Mục tiêu:
HS nhận diện được các biểu hiện thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
Biết trách nhiệm phải nhắc nhở khi bạn chưa thực hiện đúng nội quy.
HS được phát triển năng lực tư duy phê phán.
Cách tiến hành:
-GV yêu cầu HS quan sát, tìm hiểu nội dung các tranh trong SGK Đạo đức 1, trang 4, 5.
-GV cùng HS làm rõ nội dung từng tranh, từ tranh 1 đến tranh 8.
-Hs quan sát tranh thảo luận và nêu nội dung các bức tranh
 Tranh 1: Bạn gái đi học muộn.
 Tranh 2: Các bạn phát biểu ý kiến trong giờ học.
 Tranh 3: Bạn bỏ rác vào thùng rác.
 Tranh 4: Bạn lễ phép chào cô giáo.
 Tranh 5: Bạn vẽ bẩn ra bàn.
 Tranh 6: Bạn nam quan tâm, giúp đỡ bạn nữ khi bị ngã.
 Tranh 7: Bạn nam xé vở gấp máy bay.
 Tranh 8: Bạn nam trêu chọc làm bạn nữ bị đau.
*GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi:
- Bạn nào thực hiện đúng nội quy?
- Bạn nào chưa thực hiện đúng nội quy?
Em sẽ làm gì khi thấy bạn chưa thực hiện nội quy?
- GV mời một số nhóm trình bày ý kiến.
- GV kết luận

-HS làm việc theo nhóm đôi. 
Thảo luận và trả lời câu hỏi
+ Các bạn trong tranh 2, 3, 4 và 6 thực hiện đúng nội quy.
+ Các bạn trong tranh 1, 5, 7, 8 chưa thực hiện đúng nội quy
+ Em nên nhắc nhở khi thấy bạn chưa thực hiện nội quy.
- Lần lượt các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận.
- HS theo dõi
3. Luyện tập
Hoạt động 1: Xử lí tình huống
Mục tiêu:
- HS biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp với nội quy.
- HS được phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
Cách tiến hành:
-GV yêu cầu HS xem tranh ở trang 5, SGK Đạo đức 1 và nêu tình huống xảy ra trong tranh.
-GV giới thiệu rõ nội dung hai tình huống và giao nhiệm vụ cho HS thảo luận theo nhóm đôi để tìm cách ứng xử phù hợp trong mỗi tinh huống.
-Với mỗi tình huống, GV mời một vài cặp HS nêu các cách ứng xử và lí do vì sao các em lại chọn cách ứng xử đó.
-GV tổng kết các ý kiến và kết luận
 -Một số HS nêu tình huống.
-HS thảo luận nhóm đôi, tìm cách ứng xử phù hợp
+ Tình huống 1: Em nên nhắc nhở bạn phải giữ trật tự, không nên đùa nghịch trong giờ học.
+ Tình huống 2: Nếu là Lan, em nên bỏ giấy gói bánh vào thùng rác để giữ vệ sinh chung
Hoạt động 2: Tự liên hệ
Mục tiêu: HS tự đánh giá được việc thực hiện nội quy của bản thân sau một tuần đi học.
Cách tiến hành:
-GV nêu yêu cầu tự liên hệ:
- Em đã thực hiện những điều nào trong nội quy?
- Những điều nào em chưa thực hiện?
- Em sẽ làm gì để thực hiện đúng nội quy?
- GV mời một số HS chia sẻ trước Lớp.
-GV tổng kết, khen ngợi những HS đã thực hiện nội quy và nhắc nhở các bạn khác trong Lớp học tập theo các bạn đó.

- HS suy nghĩ, tự đánh giá.
 - HS chia sẻ tự đánh giá với bạn ngồi bên cạnh.

Hoạt động 3: Cam kết thực hiện Nội quy
 Mục tiêu: HS thể hiện được cam kết thực hiện Nội quy lớp học mà các em đã xây dựng.
Cách tiến hành:
-GV treo bản Nội quy lên trên bảng và hỏi: Đây là bản Nội quy của trường, Lớp mình mà chúng ta đã vừa tìm hiểu. Thực hiện bảng Nộì quy sẽ mang lại lợi ích cho chính bản thân các em. Vậy chúng ta có quyết tâm thực hiện bản Nội...học, trong cặp sách.

-HS vận dụng thực hành
Vận dụng sau giờ học:
-GV nhắc nhở và giám sát HS thực hiện gọn gàng, ngăn nắp (tự gấp trang phục của mình, sắp xếp đồ dùng cá nhân vào đúng chỗ sau khi sử dụng).
- GV đề nghị phụ huynh học sinh hướng dẫn, khuyến khích, động viên và giám sát việc thực hiện của con khi ở nhà. 
-HS trả lời câu hỏi: Em rút ra được điều gì sau bài học này?
-GV cùng HS đọc lời khuyên trong SGK Đạo đức 1, trang 12.
-GV đánh giá sự tham gia học tập của HS trong giờ học, tuyên dương những HS học tập tích cực và hiệu quả

-HS ghi nhớ thực hiện
-HS trả lời 
 IV. Những điều chỉnh sau bài dạy: 
_____________________________________________
Đạo đức
 Tiết 5 +6: HỌC TẬP SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ
I.. Yêu cầu cần đạt: Học xong bài học này, học sinh cần đạt:
 - Nêu được một số biểu hiện về sinh hoạt đúng giờ; Giải thích được vì sao phải học tập, sinh hoạt đúng giờ; Thực hiện được các hành vi học tập và sinh hoạt đúng giờ.
 - Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân và năng lực tư duy phê phán và sáng tạo.
 - Giáo dục học sinh nếp học tập, sinh hoạt đúng giờ.
II.. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu phiếu nhắc việc của gv;bộ giấy, keo, bút làm phiếu nhắc việc của HS
- Đồng hồ báo thức theo nhóm của HS.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động 

- Ổn định: GV cho HS hát.
- Hát
- Kiểm tra bài cũ :
+ Em đã làm gì để góc học tập của mình ngăn nắp?
+ GV cùng HS nhận xét phần chia sẻ của HS.

- 2-3 HS lên chia sẻ
- HS nhận xét bạn
- Giới thiệu bài mới:
+ HS nghe và nhắc lại.
a. Kể chuyện theo tranh.

- Gv giao nhiệm vụ cho HS làm việc theo nhóm đôi: Xem và kể chuyện theo tranh.
- Gv yêu cầu 2 – 3 nhóm kể lại truyện theo tranh.
- Gv kể lại câu chuyện.
- HS nhắc lại yêu cầu của bài
- Cho HS làm việc theo nhóm đôi.
- Hs kể chuyện theo nhóm đôi.
- Đại diện 1-2 hs kể.
- Lắng nghe
b. Trả lời câu hỏi

+ Thỏ hay Rùa đến lớp đúng giờ?
+ Vì sao bạn đến đúng giờ?

- Rùa đến đúng giờ.
- Vì bạn đã đi thẳng đến lớp, không la cà, chơi dọc đường.
2. Khám phá:
Hoạt động 1: Tìm hiểu biểu hiện học tập, sinh hoạt đúng giờ.

- GV treo tranh lên bảng lớp.
- HS quan sát
1. Bạn trong mỗi tranh đang làm gì?
2. Việc làm lúc đó có phù hợp không?
- GV mời đại diện các nhóm lên báo cáo:
+ H1: Tùng ngồi vẽ tranh trong giờ học Toán
+ H2: Ngân đi ngủ lúc 9h tối 
+ H3:Chiến ngồi xem truyện tranh lúc 8h tối, Sau khi chuẩn bị sách vở cho ngày mai.
+ H4: Đã 11h đêm Quân vẫn say mê xem ti vi.
- HS làm việc theo nhóm . Thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Lần lượt các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận.
- HS theo dõi
* GV kết luận : Các biểu hiện học tập và sinh hoạt đúng giờ là không làm việc riêng trong giờ học, giờ nào việc nấy, đến lớp đúng giờ, học tập, ăn ngủ, xem ti vi đúng giờ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tác hại của việc học tập, sinh hoạt không đúng giờ.

- GV treo tranh lên bảng lớp.
- HS quan sát
- Gv giao nhiệm vụ cho Hs làm việc . Quan sát tranh và trả lời theo gợi ý:
- Điều gì xảy ra trong mỗi tranh?
- Không đúng giờ có tác hại gì?

- HS làm việc và trả lời câu hỏi:
- Làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe bản thân và làm phiền người khác.
- Gv kết luận: Học tập và sinh hoạt không đúng giờ ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập của bản thân, làm phiền người khác; làm giảm sự tôn trọng của người khác đối với mình.
Hoạt động 3: Tìm những cách giúp em làm việc đúng giờ.

- GV treo tranh lên bảng lớp.
- HS quan sát
- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
+ Có những cách nào để thực hiện đúng giờ?
+ Em đã sử dụng những việc nào để đúng giờ?
- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi:
+ Nhờ người khác nhắc nhở, sử dụng chuông đồng hồ báo thức, làm phiếu nhắc việc.
+ HS nêu những việc đã làm
* Gv kết luận : Để thực hiện đúng giờ trong học tập và sinh hoạt, em có thể nhờ người lớn nhắc nhở, sử dụng chuông đồng hồ báo thức, làm phiếu nhắc việc.
	Tiết 2
3. Luyện tập:
Hoạt động 1: Nhận xét hành vi. 

- GV treo tranh lên bảng lớp.
- HS quan sát
-Gv nêu nội dung câu hỏi:
+ Bạn trong tranh đang làm gì?
+ Em có tán thành việc đó hay không? Vì Sao?
- GV nhận xét.
- Hs nêu nội dung các bức tranh.
+H1: Lan mải chơi chưa tắm
- Không tán thành ở các tình huống H1. Tán thành tình huống H2, H3.
- HS theo dõi
- Gv kết luận: Chúng ta luôn tán thành các việc học tập, sinh hoạt đúng giờ, không tán thành các việc học tập, sinh hoạt không đúng giờ.
Hoạt động 2: Tự liên hệ:

+ Bạn đã thực hiện được những việc làm nào đúng giờ?
+ Những việc làm nào chưa đúng giờ?
- Gọi 1 số hs chia sẻ trước lớp.
- HS làm việc chia sẻ .
4. Vận dụng, trải nghiệm

- Gv giới thiệu một số phiếu nhắc việc và nêu câu hỏi.
+ Những thông tin nào được nêu trong phiếu nhắc việc?
+ Em làm như thế nào để ghi những điều cần nhớ?
- Làm việc cá nhân, đọc nội dung phiếu nhắc việc và trả lời các câu hỏi.
- Em rút ra được bài học gì, sau bài học này?
- GV yêu cầu đọc lời khuyên (SGK)
- Gv đánh giá sự t...sạch sẽ, gọn gàng.
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS chia sẻ các câu hỏi:
Em hãy kể cho các bạn nghe về những việc em đã làm để bản thân luôn sạch sẽ, gọn gàng.
Em cần làm thêm những việc gì để luôn sạch sẽ, gọn gàng?
GV nhận xét 

-HS chia sẻ trước lớp

4 . Vận dụng- Trải nghiệm 

-GV yêu cầu học sinh thực hiện những việc để bản thân luôn sạch sẽ, gọn gàng.
+ Kiểm tra vệ sinh cá nhân: mặt, tay, chân, quần áo, đầu tóc,... trước khi vào lớp.
+ Đánh răng, rửa mặt; tắm, gội; chải tóc; chỉnh trang quần áo, giày, dép trước khi đi học, đi chơi,...
GV gọi 1-2 HS trả lời câu hỏi: Em rút ra được điều gì sau bài học này?
-HS thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS đọc lời khuyên trong SGK Đạo đức.l, trang 23.
-GV nhận xét, đánh giá sự tham gia học tập của HS trong giờ học, tuyên dương những HS, nhóm HS học tập tích cực
-HS trả lời câu hỏi
IV. Những điều chỉnh sau bài dạy:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
 __________________________________________
Đạo đức 
Tiết 9+ 10 : CHĂM SÓC BẢN THÂN KHI BỊ ỐM
I.Yêu cầu cần đạt : Sau bài học, học sinh có khả năng :
 - Nhận biết được các biểu hiện của cơ thể khi bị ốm; Nêu được vì sao cần tự chăm sóc bản thân khi bị ốm; Tự làm được những việc làm vừa sức để chăm sóc bản thân khi bị ốm.
 - Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân và năng lực tư duy phê phán và sáng tạo.
 - Giáo dục học sinh biết tự chăm sóc bản thân khi bị ốm .
II. Đồ dùng dạy và học 
- Giáo viên : Máy tính , bài giảng điện tử 
 - Học sinh : Máy tính , điện thoại thông minh , vở bài tập 
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 .Khởi động: GV yêu cầu HS quan sát tranh ở trang 24, SGK Đạo đức 1 và chuẩn bị kể chuyện theo tranh.
GV kể lại nội dung câu chuyện, vừa kể vừa chỉ vào từng tranh

-HS quan sát tranh
-HS lần lượt kể theo tranh 
Tranh 1: Trong giờ học, Na thấy người nóng bừng và đau ở họng. Na liền nói với cô giáo.
Tranh 2: Cô giáo và bạn liền đưa em xuống phòng Y tế của trường. Ở phòng Y tế, Na kể cho cô bác sĩ nghe em đau ở đâu, người mệt như thế nào.
Tranh 3: Cô bác sĩ khám bệnh và đưa thuốc cho Na. Na ngoan ngoãn uống thuốc và nằm nghỉ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Tranh 4: Một lát sau, nhận được điện thoại của cô giáo, bố mẹ Na đã đến trường đón Na về.
Tranh 5: Chỉ mấy ngày sau, Na đã khỏi ốm và tiếp tục đi học. Các bạn trong lớp vui mừng và tíu tít hỏi thăm Na.
YC HS trả lời lần lượt theo các câu hỏi:
Bạn Na đã làm gì khi bị ốm ở lớp?
Việc làm ấy đã giúp gì cho bạn Na?

-HS trả lời 
GV kết luận:
Khi bị ốm ở lớp, bạn Na đã nói ngay với cô giáo để cô biết và đưa xuống phòng Y tế. Tại phòng Y tế, bạn Na đã kể cho bác sĩ nghe mình bị đau ở đâu, bị mệt như thế nào và uống thuốc, nằm nghỉ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Việc làm của bạn Na đã giúp bạn được chăm sóc, điều trị sớm và nhanh khỏi ốm, tiếp tục được đến trường đi học.
2. Khám phá

Hoạt động 1: Tìm hiểu những biểu hiện của cơ thể khi bị ốm
Mục tiêu: HS nhận biết được một số biểu hiện dễ nhận thấy của cơ thể khi bị ốm.
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS quan sát tranh ở trong SGK Đạo đức 1, trang 25 và nêu các biểu hiện của cơ thể khi bị ốm.
HS nêu một số biểu hiện.
GV hỏi thêm: Ngoài ra, em còn biết thêm biểu hiện nào khác khi bị ốm?

-HS quan sát tranh
-HS nêu 
GV kết luận:
Khi bị ốm, cơ thể thường có những biểu hiện dễ nhận thấy như: hắt hơi, chảy nước mũi, đau đầu, đau bụng, đau họng, ho, sốt, người có nhiều nốt mẩn đỏ,...
Việc nhận ra những biểu hiện của cơ thể khi bị ốm rất cần thiết, giúp chúng ta có thể chữa trị kịp thời, bệnh sẽ mau khỏi hơn.

HS lắng nghe
Hoạt động 2: Tìm hiểu những việc cần làm khi bị ốm
-Mục tiêu: HS xác định được những việc các em cần làm phù hợp với lứa tuổi khi bị ốm.
-Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS Quan sát tranh mục ở b SGK Đạo đức 1, trang 26 và xác định những việc các em cần làm khi bị ốm.
GV YC HS trình bày một việc cần làm. Với mỗi việc, GV yêu cầu HS có thể nói rõ thêm: Vì sao việc làm đó lại cần thiết?
GV hỏi thêm: Ngoài ra, em còn biết thêm những việc nào khác mà các em cần làm khi bị ốm?

-HS quan sát, chia sẻ 
-HS trình bày
GV kết luận:
Khi bị ốm, các em nên:
+ Nói ngay với thầy cô giáo, cha mẹ hoặc người lớn.
+ Kể rõ cho bác sĩ nghe: Em bị đau ở đâu? Bị mệt như thế nào? Trước đó, em đã ăn gì? Uống gì?... Và trả lời các câu hỏi của bác sĩ khi khám bệnh.
+ Nghỉ ngơi, uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, cha mẹ.
+ Chườm khăn ấm (vào trán, nách, bẹn) nếu bị sốt cao.
+ ...
Cần làm những việc đó để nhận được sự hồ trợ cần thiết của t...ình huống
-HS thảo luận, chuẩn bị đóng vai theo sự phân công.
-HS đóng vai
-HS trình bày ý kiến.
Hoạt động 2: Tự liên hệ
-Gọi HS chia sẻ theo nhóm đôi các câu hỏi:
+Em hãy kể cho các bạn nghe về những việc em đã tự giác làm.
+ Em thấy ntn khi tự giác làm việc của mình?
-GV mời một số em lên chia sẻ trước Lớp.
-GV tuyên dương, động viên các bạn đã tự giác làm được nhiều việc ở nhà và ở trường.
*HS kể lại được những việc đã tự giác làm ở nhà và ở trường.
-HS làm việc , chia sẻ trong nhóm đôi
-HS chia sẻ trước lớp
Hoạt động 3: Thực hành

-GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS: sắp xếp bàn ghế, lau bảng, sắp xếp khu vực tủ sách của Lớp.
- GV quan sát, hướng dẫn 
-GV cùng HS bình chọn, nhận xét kết quả làm việc của các nhóm.
-HS thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công
-HS tham gia bình chọn
4.Vận dụng, Trải nghiệm

-Xây dựng kế hoạch chăm sóc bồn hoa, cây cảnh của lớp.
 
-HS thảo luận để phân công nhiệm vụ, thời gian thực hiện, cách tiến hành
-HS vận dụng thực hành
-GV yêu cầu học sinh thực hiện những việc cần tự giác làm trong học tập, sinh hoạt hằng ngày ở nhà, ở trường. 
-HS ghi nhớ và thực hiện nhiệm vụ
GV nêu câu hỏi củng cố bài.
Làm theo bài học. Chuẩn bị bài sau
-HS trả lời
-Lắng nghe, ghi nhớ
iv. Những điều chỉnh sau giờ dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________________________
ĐẠO ĐỨC
Tiết 13 + 14: Yêu thương gia đình
I .Yêu cầu cần đạt: Sau bài học, HS có khả năng nhận biết:
 - Nêu được những biểu hiện của tình yêu thương trong gia đình; Nhận biết được sự cần thiết của tình yêu thương gia đình; Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương với người thân trong gia đình.
 - Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân và năng lực tư duy phê phán và sáng tạo.
 - GDHS: tình yêu gia đình, khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh “Gia đình nhà gà”; các tranh SGK Đạo đức 1, ưang 35, 36 phóng to.
Máy chiếu đa năng, máy tính,. . . (nếu có)
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tiết 1
1.Khởi động
-GV cho cả lớp hát bài “Cả nhà thương nhau” - Nhạc và lời: Phan Văn Minh.
GV nêu câu hỏi: Bài hát nói về điều gì?
GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài :
2. Khám phá
Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh
*Mục tiêu: HS nhận biết được một biểu hiện của tình yêu thương và biết được anh chịem trong gia đình cần yêu thương nhau.
- Chiếu nội dung câu chyện lên máy chiếu.
 GV kể lại nội dung chuyện.
+ Một buổi sáng đẹp trời, gà mẹ dẫn đàn gà con đi kiếm mồi.
- HS thảo luận các câu hỏi ở mục b SGK Đạo đức 1, trang 35. 
- GV kết luận.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự quan tâm, chăm sóc của ông bà, cha mẹ đối với con cháu
Mục tiêu:
HS nêu được những việc làm của ông bà, cha mẹ thể hiện sự yêu thương, quan tâm,
chăm sóc đối với con cháu và biết được vì sao mọi người trong gia đình cần yêu thươngnhau.
GV kết luận:
Những việc làm của ông, bà, bố, mẹ thể hiện sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc bạn
nhỏ. Mọi người trong gia đình cần yêu thương nhau để tình cảm thêm gắn bó, gia đìnhthêm đầm âm, hạnh phúc.
Hoạt động 3: Thảo luận về cách thể hiện tình yêu thương.
-HS nêu được những cách thể hiện tình yêu thương đối với người thân trong gia đình.
-HS được phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác.
GV kết luận: Ông bà, cha mẹ, anh chị em là những người thân yêu nhất của em. Em
hãy thể hiện tình yêu thương với những người thân bằng những cử chỉ, lời nói phù hợp.
Tiết 2
3. Luyện tập:
Hoạt động 1: Tìm lời yêu thương
-Cho HS hoạt động nhóm
Hoạt động 2: Đóng vai
.
- GV kết luận: Các em nên thê hiện cử chỉ, lời nói yêu thương phù hợp với mỗi trường
hợp cụ thể.
Hoạt động 3: Tự liên hệ
4. Vận dụng trong giờ học:
-GV yêu cầu HS làm việc cá nhân
-HS thực hiện nhiệm vụ và chia sẻ ý kiến trước lớp.
Vận dụng sau giờ học: GV nhắc nhở HS thực hiện những cử chỉ, lời nói yêu thương
với người thân:Khi em nhận được sự quan tâm, chăm sóc của người thân.Khi đón người thân đi xa về.
H: - Em thích điều gì sau khi học xong bài này?
-GV khen ngợi và động viên, khuyến khích HS tiếp tục thựchiện.
- Chuẩn bị bài sau: Bài 8

- HS phát biểu ý kiến.
-HS được phát triển năng lực tư duy sáng tạo.
HSQST: “Gia đình nhà gà” 
- SGK Đạo đức 1,trang 34, 35 và kể chuyện theo tranh
-HS lên bảng kể lại câu chuyện theongôn ngữ, cách diễn đạt riêng của mỗi em.
- Đại diện một vài nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác trao đổi, bổsung
-HS được phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác.
-HS quan sát tranh ở...ử lí tình huống
Mục tiêu
- HS có kĩ năng ứng xử phù hợp với anh chị em trong một số tình huống cụ thể
- HS được phát triển năng lực để giải quyết vấn đề
Cách tiến hành
- GV YC HS quan sát tranh tình huống ở mục b trang 47 và nêu nội dung tình huống trong mỗi tranh
- Mời vài HS nêu nội dung của mỗi tình huống
- GV mô tà nội dung các tình huống, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận để đóng vai một tình huống theo câu hỏi: Nếu em là bạn trong mỗi tình huống, em sẽ làm gì?
* GV kết luận nội dung tình huống 1, 2, 3
3. Vận dụng
1. Vận dụng trong giờ học
- Tổ chức cho HS làm việc theo cặp, thực hành các lời nói, cử chỉ, hành động
a. Chúc mừng anh chị em nhân dịp sinh nhật
b. Động viên, chia sẻ khi anh chị em ốm, mệt
 - GV khen ngợi HS
* GD HS biết quan tâm, chăm sóc khi anh chị em có chuyện vui, buồn hoặc đau ốm
2.. Vận dụng sau giờ học
- Dặn dò HS hằng ngày thực hiện những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc và chia sẻ việc nhà với anh chị em phù hợp với khả năng
Tổng kết bài học
- Em rút ra được điều gì sau bài học này?
* Là anh chị trong gia đình, em nên nhường nhịn, cử xử ân 
cần, quan tâm, chăm sóc em nhỏ
* Là em trong gia đình, em nên lễ phép, vâng lới anh chị, quan tâm, giúp đỡ anh chị những việc làm phù hợp với khả năng
- YC HS đọc Lời khuyên SGK
- Dặn HS chuẩn bị: Lời nói thật 
- Nhận xét tiết học
- Hát tập thể 
- Quan sát
- Thảo luận, từng nhóm trình bày và HS khác nhận xét, bổ sung
 - Lắng nghe
- Quan sát
- Trình bày
- Lắng nghe
- Thảo luận đóng vai theo phân công, từng nhóm trình bày và HS khác nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
- Từng cặp HS thực hiện, HS 
khác quan sát, nhận xét
- Lắng nghe để thực hiện
- Lắng nghe và vận dụng để thực hiện
- Trình bày
- HS đọc Lời khuyên SGK
- Thực hiện
IV. Những điều chỉnh sau bài dạy:
Đạo đức
TIẾT 18 THỰC HÀNH KỸ NĂNG CUỐI KÌ 1
I .Yêu cầu cần đạt : Sau bài học học sinh có khả năng :
- Được củng cố, mở rộng hiểu biết về các chuẩn mực thực hiện nội quy trường, lớp; sinh hoạt nền nếp; Biết tự chăm sóc bản thân; tự giác làm việc của mình và yêu thương gia đình; Hành vi thực hiện nội quy; sinh hoạt nền nếp; tự chăm sóc bản thân; tự giác làm việc của mình và yêu thương gia đình.
 - Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân và năng lực tư duy phê phán và sáng tạo.
- Rèn cho hs biết tổng hợp kiến thức đã học, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
II. Đồ dùng dạy và học 
- Giáo viên : Máy tính , bài giảng điện tử 
 - Học sinh : Máy tính , điện thoại thông minh 
III . Các hoạt động dạy và học :	
1. Khởi động
-HS cả lớp cùng hát bài “Lớp chúng mình đoàn kết” - Nhạc và lời: Mộng Lân.
Lớp chúng mình vui như thế nào?
Em thích những điều gì ở lớp mình?

-Hát
-HS trả lời câu hỏi:

-GV dẫn dắt vào bài học, có thể nói về một số thay đổi ở HS trong lớp


2.. Luyện tập 
Hoạt động 1: Cuộc thi “Rung chuông vàng”
Mục tiêu:
HS được củng cố hiểu biết về các chuẩn mực đã học: thực hiện nội quy; sinh hoạt nền nếp; tự chăm sóc bản thân; tự giác làm việc của mình và yêu thương gia đình.
HS được phát triển năng lực tư duy và hợp tác
Cách tiến hành:
GV tuyên bố cuộc thi “Rung chuông vàng”, thông báo luật chơi. Luật chơi như sau: GV đưa câu đố và ba d:áp án A, B, c. HS viết đáp án đúng lên bảng đen của mình (viết chữ cái) trong một khoảng thời gian nhất định. Ai viết sai sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Người còn lại cuối cùng là người chiến thắng.

-HS ngồi vào vị trí, chuẩn bị sẵn bảng con, phấn và giẻ lau. 

IV. Những điều chỉnh sau bài dạy:
_____________________________________________	
Đạo đức
Tiết 19 : Em với anh chị em trong gia đình(Tiếp ) 
I.Yêu cầu cần đạt:
	Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:
 	- Nhận biết được biểu hiện của sự quan tâm, chăm sóc anh chị em trong gia đình ;Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc anh chị em trong gia đình bằng những hành vi phù hợp với lứa tuổi; Lễ phép, vâng lời anh chị; nhường nhịn và giúp đỡ em nhỏ. 
- Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân và năng lực tư duy phê phán và sáng tạo.
- GDHS: Tình yêu gia đình, khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế
II. Đồ dùng dạy học:
 	- GV: SGK Đạo đức 1; các tranh trong bài phóng to; một số đạo cụ để đóng vai
 - HS: SGK Đạo đức 1; Sưu tầm tranh ảnh về sự quan tâm, chăm sóc anh chị em 
	III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- Hát tập thể bài Cháu yêu bà
2. Khám phá
Hoạt động 3: Tự liên hệ 
Mục tiêu
- HS tự đánh giá được những việc đã làm của bản thân, thể hiện sự quan tâm, chăm sóc anh chị em trong gia đình
- HS được phát triển năng lực điều chỉnh hành vi
Cách tiến hành
- YC HS Kể những việc em đã làm để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc anh chị em trong gia đình
- Nhận xét, khen ngợi
3. Vận dụng
1. Vận dụng trong giờ h... mẹ, người thân,)
 - GV khen ngợi HS
* GD HS luôn nói thật ở trường, ở nhà, ở ngoài, không chỉ nói thật với thầy cô, ông bà, cha mẹ, mà nói thật ở bạn bè, em nhỏ; khi thấy bạn nói dối, em nên nhắc nhở bạn
*.Tổng kết bài học
- Em rút ra được điều gì sau bài học này?
- YC HS đọc Lời khuyên SGK
GV chia sẻ: Dũng cảm nói thật trong một số tình huống không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, nếu em làm được điều đó, em sẽ cảm thấy lòng nhẹ nhàng, thanh thản và được mọi người tin cậy
- Dặn HS chuẩn bị: Trả lại của rơi 
- Nhận xét tiết học

 - Nghe kể chuyện 
- Làm việc cá nhân và bày tỏ thái độ về từng ý kiến
- HS làm việc theo nhóm
- Thảo luận, từng nhóm để đóng vai, trình bày và HS khác nhận xét, có thể đưa ra cách ứng xử của đội mình
- Lắng nghe
- HS chia sẻ theo nhóm đôi trước lớp
- Lắng nghe
- Chia sẻ câu chuyện đã sưu tầm ở nhà
- Lắng nghe để thực hiện
- Trình bày
- HS đọc Lời khuyên SGK
- - Lắng nghe

IV. Những điều chỉnh sau bài dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_______________________________________________
Đạo đức
Tiết 24 + 25: TRẢ LẠI CỦA RƠI
I.Yêu cầu cần đạt: Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:
 - Giải thích được vì sao nên trả lại của rơi khi nhặt được; Xác định được một số người phù hợp, đáng tin cậy có thể giúp em trả lại của rơi khi nhặt được ở trường, ở ngoài đường và những nơi công cộng khác; Thực hiện trả lại của rơi mỗi khi nhặt được; Đồng tình với hành vi thật thà, không tham của rơi, không đồng tình với những thái độ, 
 - Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân và năng lực tư duy phê phán và sáng tạo.
- GD học sinh tính trung thực ,thật thà.
II. Đồ dùng dạy học:
- SGK Đạo đức 1
- Băng đĩa CD bài hát "Bà còng đi chợ" – Nhạc và lời Phạm Tuyên.
- Các câu chuyện, clip về những bạn nhỏ thật thà trả lại của rơi
III. Các hoạt động dạy học:	
Tiết 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Cho HS em đĩaa CD, vừa hát bài "Bà còng đi chợ" 
- Thảo luận chung:
+ Bạn Tôm, bạn Tép trong bài hát đã làm gì?
+ Việc làm của 2 bạn đó có đáng khen không? Vì sao?
- HS HS suy nghĩ, nhớ lại và chia sẻ các câu hỏi:
+ Em hoặc người thân của em đã bao giờ bị mất tiền hoặc mất đồ chưa?
+ Khi bị mất tiền hoặc mất đồ, em hoặc người thân của em cảm thấy như thế nào?
+ Em đã bao giờ trả lại của rơi chưa? Em cảm thấy thế nào khi làm việc đó?
- Gv dẫn dắt vào bài học
2.Khám phá
HĐ 1. Kể chuyện theo tranh
- Cách tiến hành
- HD HS quan sát tranh mục a trang 56 và chuẩn bị kể chuyện theo tranh
- Cho HS bình chọn bạn kể hay nhất
- GV kể lại nội dung câu chuyện
- Cho HS cả lớp thảo luận các câu hỏi:
+ Mẹ Lan cảm thấy thế nào khi bị mất ví?
+ Việc làm của cậu bé trong câu chuyện đã mang lại điều gì?
HĐ 2. Tìm những người phù hợp có thể giúp em trả lại của rơi
Cách tiến hành
- HD HS tham khảo hình vẽ ở mục c (SGK) trang 57 và nêu rõ người phù hợp, đáng tin cậy có thể nhờ giúp đỡ khi các em nhặt được của rơi trong từng tình huống cụ thể.
- Gv kết luận: Khi nhặt được của rơi, nếu không biết đó là của ai để tự trả lại, em có thể nhờ những người đáng tin cậy để nhờ giúp đỡ
Tổng kết bài học:
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị tiết 2.
Tiết 2
3. Luyện tập
HĐ 1. Nhận xét hành vi
Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS xem tranh trong phần Luyện tập ở mục a SGK trang 37 để tìm lời yêu thương phù hợp với từng tranh
- Mời HS nói lời yêu thương cho tranh 1
- GV kết luận
* Tương tự cho tranh 2,3
 HĐ 2. Đóng vai
 Cách tiến hành
- HD HS quan sát tranh mục a trang 57 để đưa ra 
nhận xét, đánh giá việc làm của bạn nào thể hiện tính thật thà? Vì sao?
- Mời HS trình bày ý kiến và hỏi thêm: Em sẽ làm gì khi chứng kiến việc làm của các bạn?
HĐ 3. Xử lí tình huống và đóng vai
Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS quan sát tranh mục b trang 58,59 và cho biết nội dung tình huống xảy ra trong tranh
- Giới thiệu nội dung 3 tình huống (SGK) và phân công mỗi nhóm thảo luận, đóng vai thể hiện cách ứng xử một tình huống
- Cho HS thảo luận sau mỗi tiểu phẩm đóng vai:
+ Em có đồng tình với cách ứng xử mà nhóm bạn đã thể hiện không? Vì sao?
+ Em có cách ứng xử khác không?
- Nhận xét về cách ứng xử của các nhóm và kết luận:
4. Vận dụng
Hướng dẫn HS:
- Thực hiện trả lại của rơi cho người bị mấy khi nhặt được và nhắc nhở bạn bè và người thân cùng thực hiện.
- Tìm hiểu những câu chuyện về thật thà trả lại của rơi .
- Chia sẻ với các bạn trong nhóm, trong lớp những câu chuyện tìm hiểu được
- Tự đánh giá việc thức hiện bài học bằng cách thả một bông hoa/chiếc lá/viên sỏi...ận: 
- Cả lớp quan sát các video.
- HS làm việc theo nhóm đôi, thực hiện nhiệm vụ được GV giao.
+ Tranh 1: Hai bạn nhỏ chạy đuổi nhau trong khi sàn nhà ướt và trơn. 
+ Tranh 2: Bạn nhỏ nghịch ngồi trượt từ trên thành cầu thang xuống. 
+ Tranh 3: Bạn nhỏ ngoài người ra ngoài cửa sổ không có lưới bảo vệ. + Tranh 4: Bạn nhỏ nghịch đu cành cây
- HS trả lời:
- HS nhận xét 
- HS lắng nghe
- HS trả lời: chạy ra ngoài đường khi có rất nhiều xe cộ đi lại,- HS nhận xét
- HS quan sát 
- HS lắng nghe
Hoạt động 2: Thảo luận về phòng tránh bị ngã
- GV chiếu tranh trong mục b lên bảng chiếu và yêu cầu học sinh quan sát.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, xác định những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh bị ngã.
- GV mời một nhóm trình bày kết quả.
- GV gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV tổng kết các ý kiến và kết luận: Để phòng tránh bị ngã, em cần:
+ Không nhoài người, thò đầu ra ngoài cửa sổ, không ngồi lên thành lan can không có lưới bảo vệ.
+ Cẩn thận khi lên xuống cầu thang; không chạy nhảy, xô đẩy nhau.
+ Không leo trèo, đu cành cây, kê ghế trèo lên cao để lấy đồ.
+ Không đi chân đất, chạy nhảy, nô đùa trên nền trơn ướt, phủ rêu.
+ Không đùa nghịch nhảy qua miệng cống, rãnh nước, hố sâu....
- HS quan sát 
- HS thự hiện thảo luận nhóm đôi
- HS trình bày.
- HS nhận xét và bổ sung.
- HS lắng nghe.
Tiết 2
3.Luyện tập :
Hoạt động 1: Xử lí tình huống
- GV yêu cầu HS quan sát các tranh ở mục a SGK, trang 62, 63 và nêu nội dung tình huống xảy ra trong mỗi tranh theo nhóm đôi, mỗi nhóm thảo luận, xử lí một tình huống.
- GV giải thích rõ nội dung từng tình huống:
+ Tình huống 1: Lan muốn lấy gấu bông ở trên kệ giá sách cao. Theo em, Lan nên làm thế nào? Vì sao?
+ Tình huống 2: Giờ ra chơi, Bình rủ Lê chơi đuổi nhau trong lớp. Theo em, Lê nên ứng xử thế nào? Vì sao?
+ Tình huống 3: Hùng rủ Chí trèo cây cao để hái quả ăn. Theo em, Chí nên ứng xử thế nào? Vì sao?
- GV phân công mỗi nhóm HS thảo luận, xử lý 1 tình huống.
- Các nhóm HS có thể trình bày kết quả xử lí tình huống dưới nhiều cách khác nhau như: dùng lời nói/vẽ tranh/đóng vai/
- GV gọi các nhóm trình bày kết quả thảo luận tình huống mà nhóm mình được giao.
-GV gọi các nhóm còn lại nhận xét bà bổ sung cho nhóm bạn.
- GV nhận xét và kết luận:
Tình huống 1: Lan nên nhờ người lớn trong nhà lấy giúp; không nên trèo cao để tránh bị ngã.
Tình huống 2: Lê nên từ chối và khuyên Bình không nên chơi đuổi nhau ở trong lớp vì dễ bị vướng bàn ghế và ngã.
Tình huống 3: Chí nên từ chối và khuyên Hùng không nên trèo cây cao để khỏi bị ngã.
- HS HS quan sát và thảo luận nhóm đôi
- HS lắng nghe
- HS làm việc nhóm HS thảo luận, xử lý một tình huống được giao.
- HS trình bày ý kiến.
- HS nhận xét và bổ sung
- HS lắng nghe
Hoạt động 2: Thực hành chườm đá vào vết thương kín, bị sưng tấy do ngã
-- GV đặt câu hỏi: Nếu em có vết thương kín, bị sưng tấy do bị ngã, em có thể làm gì để sơ cứu vết thương?
- GV hướng dẫn HS cách dùng đá để chườm khi có vết thương kín, bị sưng tấy do ngã.
- GV mời 2 – 3 nhóm HS lên thực hành trước lớp. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét.
- GV nhận xét, khen những HS, nhóm HS đã thực hành tốt.
- HS chia sẻ kinh nghiệm đã có.
- HS thực hành theo cặp.
- HS theo dõi và nhận xét.
- HS lắng nghe.
4.Vận dụng , trải nghiệm :
Vận dụng trong giờ học Tổ chức cho HS quan sát, xác định những địa điểm trong lớp, trong trường có thể làm HS bị ngã để cẩn thận khi đi lại, chơi đùa ở đó (ví dụ như: sân chơi, cầu thang, lan can, nhà vệ sinh, rãnh thoát nước ở sân trường)
Vận dụng sau giờ học
- Nhắc cha mẹ làm lưới bảo vệ ở những nơi cần thiết trong nhà như: lan can, cửa sổ,
- Thực hiện:
+ Không chạy, xô đẩy nhau ở cửa ra vào lớp học, trên cầu thang, sàn trơn, ướt, khu vui chơi.
+ Không nhoài người ra ngoài hoặc ngồi trên thành lan can, cửa sổ không có lưới bảo vệ.
+ Không đi chân đất vào phòng tắm trơn ướt.
+ Không trèo cao, đu cành cây,
- HS trả lời câu hỏi: Em rút ra được điều gì sau bài học này?
- GV tóm tắt lại nội dung chính của bài: Để phòng tránh bị ngã, em cần cẩn thận khi đi lại, chơi đùa hằng ngày.
- GV cho HS cùng đọc lời khuyên trong SGK Đạo đức 1, trang 63. 
IV . Những điều chỉnh sau bài dạy:
	__________________________________________________
Đạo đức
Tiết 29+ 30: Phòng tránh bị thương do các vật sắc nhọn (2 tiết)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được những vật sắc nhọn và hành động, việc làm có thể làm trẻ em bị thương do các vật sắc nhọn; Thực hiện được cách phòng tránh bị thương do các vật sắc nhọn và cách sơ cứu vết thương bị chảy máu.
- Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân và năng lực tư duy phê phán và sáng tạo.
- GD học sinh có ý thức phòng tránh các vật sắc nhọn 
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh ảnh, video clip về các tình huống trẻ chơi đùa với các vật sắc nhọn.
- Một số đồ dùng để đóng vai ứng xử.
III. Các hoạt động dạy học: 
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên...bàn. 
- GV cho HS thực hành theo nhóm bốn bước sơ cứu vết thương chảy máu đã được học.
- GV gọi 2 nhóm lên bảng thực hành trước lớp.
- GV nhận xét, khen ngợi 
- HS nhắc lại
- HS thực hiện yêu cầu.
- HS thực hành.
- HS lên bảng thực hành trước lớp.
- HS lắng nghe.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
* Vận dụng trong giờ học:
- Cùng bạn xác định những bàn, ghế, đồ dùng trong lớp học có góc, cạnh sắc nhọn cần cẩn thận khi di chuyển hoặc sử dụng.
 * Vận dụng sau giờ học:
- Nhờ cha mẹ hướng dẫn cách sử dụng dao, kéo an toàn.,. 
- Cùng cha mẹ bọc lại các góc nhọn, sắc ở kệ, bàn, trong gia đình.
- Thực hiện: Không dùng vật sắc nhọn để chơi, nghịch; khong chạy nhảy, chơi đùa gần những vật sắc nhọn; không đi lại khi trên sàn nhà có những mảnh thủy tinh, sành, sứ vỡ.
- Qua bài học các em có thể rút ra được điều gì?
- Nhận xét giờ học
- HS nêu
- HS lắng nghe
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:
..
_____________________________________________
ĐẠO ĐỨC
Tiết 31 + 32 : PHÒNG TRÁNH BỊ BỎNG
I. Yêu cầu cần đạt: Học xong bài này học sinh cần đạt những yêu cầu sau:
- Nhận biết được những hành vi nguy hiểm , có thể gây bỏng ; Thực hiện được một số việc làm phù hợp với lứa tuổi để phòng tránh bị bỏng 
- Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân và năng lực tư duy phê phán và sáng tạo.
- Giáo dục học sinh tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy học
Giáo viên:
- Một số tờ bìa , trên đó có ghi tên các vật có thể gây bỏng để chơi trò chơi 
“ Vượt chướng ngại vật ” . 
- Tranh ảnh , clip về một số tình huống , hành động nguy hiểm , có thể gây bỏng . 
- Chậu nước , hộp thuốc chống bỏng để thực hành sơ cứu khi bị bỏng . 
- Một số đồ dùng để chơi đóng vai . 
Học sinh: Dụng cụ học tập: SGK, VBT Đạo đức 1, vở ghi chép
III.Các hoạt động dạy học:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- GV tổ chức cho cả lớp chơi trò “ Vượt chướng ngại vật ” .
- GV hướng dẫn HS cách chơi : 
+ Trên sàn lớp học có đặt rải rác các miếng bìa làm chướng ngại vật . Trên mỗi miếng bìa ghi tên một đồ vật nguy hiểm , có thể làm em bị bỏng . 
+ Lần lượt từng đội chơi ( gồm 4 – 5 HS / đội ) phải nắm tay nhau đi từ điểm xuất phát đến điểm đích nhưng không được chạm vào các chướng ngại vật . Đội nào có một thành viên chạm vào chướng ngại vật , đội đó sẽ bị loại . 
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi.
- Sau khi HS chơi xong , GV đưa ra câu hỏi thảo luận lớp : Vì sao chúng ta không nên chơi gần những vật này ? 
- GV dẫn dắt , giới thiệu bài mới . 
- GV viết tên bài lên bảng.

- HS lắng nghe.
- HS quan sát lắng nghe.
- HS chơi trò chơi .
- HS lắng nghe và trả lời: Vì chúng ta dễ bị bỏng do các vật đó gây ra.
- HS lắng nghe
- Hs quan sát và dở sách .
2.Khám phá:
Hoạt động 1:Tìm những đồ vật có thể gây bỏng.
Mục tiêu:
- HS kể được tên một số vật có thể gây bỏng .
Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS quan sát tranh ở mục a SGK Đạo đức 1 , trang 68 và thảo luận nhóm đôi kể tên những đồ vật có thể gây bỏng.
- GV mời các nhóm trình bầy, yêu cầu mỗi nhóm chỉ neeuteen một đồ vật.
- GV gọi các nhóm khác nhận xét và bổ sung
- GV nhận xét và khen ngợi.
- GV hỏi tiếp : Ngoài những đồ vật đó , em còn biết những đồ vật nào khác có thể gây bỏng ? 
-GV kết luận : Trong cuộc sống hằng ngày , có rất nhiều đồ vật có thể gây bỏng
như : phích nước sôi , bàn là , nồi nước sôi , ấm siêu tốc , diêm , bật lửa , bếp lửa , lò than , bếp ga , lò vi sóng , lò nướng , ống pô xe máy , nồi áp suất , ... Do vậy , chúng ta cần phải cẩn thận khi đến gần hoặc sử dụng chúng . 

- Cả lớp quan sát và thực hiện thảo luận nhóm.
- HS trình bày.
- HS nhận xét 
- HS lắng nghe
- HS trả lời: bếp ga, nến, ...
- HS lắng nghe
Hoạt động 2: Xác định những hành động nguy hiểm, có thể gây bỏng.
Mục tiêu :
- HS xác định được một số hành động nguy hiểm , có thể gây bỏng . 
Cách tiến hành:
-GV yêu cầu HS làm việc theo cặp : Quan sát tranh ở SGK Đạo đức 1 , trang 9 và cho biết : 
1 ) Bạn trong mỗi tranh đang làm gì ? 
2 ) Việc làm ấy có thể dẫn đến điều gì ? 
- GV mời một số cặp HS trình bày ý kiến . Mỗi cặp chỉ trình bày ý kiến về một tranh . 
- GV gọi HS nhận xét và bổ sung cho các nhóm trên.
- GV nhận xét và khen ngợi.
- GV hỏi tiếp : Ngoài các hành động trên , em còn biết những hành động nào khác có thể gây bỏng ? 
- GV nhận xét và giới thiệu thêm một số tranh ảnh , video clip về hành động nguy hiểm , có thể gây bỏng . 
- GV kết luận chung : Trong sinh hoạt hằng ngày, có rất nhiều hành động , việc làm nguy hiểm , có thể làm chúng ta bị bỏng , gây đau đớn và nguy hiểm đến tính mạng. 
- HS quan sát.
- HS làm việc theo cặp . 
- HS trình bày từng tranh.
- HS nhận xét và bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS nêu ý kiến . 
- HS quan sát lắng nghe.
- HS lắng nghe

Hoạt động 3: Thảo luận về cách phòng tránh bị bỏng
Mục tiêu :
- HS nêu được một số việc cần làm để phòng tránh bị bỏng .
Cách tiến hành:
-GV giao nhiệm v

File đính kèm:

  • docgiao_an_dao_duc_lop_1_sach_canh_dieu_nam_hoc_2022_2023_truon.doc