Giáo án Đạo đức Lớp 1 Sách Cánh diều - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Vật Lại

BÀI 1. EM VỚI NỘI QUY TRƯỜNG, LỚP

1. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:

  • Nêu được những biểu hiện thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
  • Biết vì sao phải thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
  • Thực hiện đúng nội quy trường, Lớp.
  • Nhắc nhở bạn bè thực hiện đúng nội quy trường, Lớp.
  1. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
  • SGK Đạo đức 1.
  • Băng đĩa CD có bài hát “Đi học” - Nhạc Bùi Đình Thảo, thơ Hoàng Minh Chính.
  • Một bản nội quy nhà trường.
  • Hộp mực các màu xanh, đỏ, vàng, cam, tím,... để HS thể hiện cam kết của bản thân trên bản nội quy.
docx 75 trang Cô Giang 13/11/2024 90
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 1 Sách Cánh diều - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Vật Lại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Đạo đức Lớp 1 Sách Cánh diều - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Vật Lại

Giáo án Đạo đức Lớp 1 Sách Cánh diều - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Vật Lại
CHỦ ĐỀ: THỰC HIỆN NỘI QUY TRƯỜNG, LỚP
BÀI 1. EM VỚI NỘI QUY TRƯỜNG, LỚP
.1. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:
Nêu được những biểu hiện thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
Biết vì sao phải thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
Thực hiện đúng nội quy trường, Lớp.
Nhắc nhở bạn bè thực hiện đúng nội quy trường, Lớp.
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
SGK Đạo đức 1.
Băng đĩa CD có bài hát “Đi học” - Nhạc Bùi Đình Thảo, thơ Hoàng Minh Chính.
Một bản nội quy nhà trường.
Hộp mực các màu xanh, đỏ, vàng, cam, tím,... để HS thể hiện cam kết của bản thân trên bản nội quy.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động khởi động (3 phút)
-HS hát tập thể bài hát “Đi học” - Nhạc Bùi Đình Thảo, thơ Hoàng Minh Chính. Có thể vừa xem băng đĩa hình vừa hát; có thể vừa hát vừa làm động tác phụ hoạ.
Thảo luận lớp:	
+ Bạn nhỏ trong bài hát cảm thấy như thế nào khi đi học?
+ Vì sao bạn lại vui vẻ khi đi học?
GV giới thiệu bài mới.

- Hát
- HS chia sẻ

B. Khám phá
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội quy nhà trường
Mục tiêu: HS nêu được các yêu cầu trong nội quy nhà trường, ý nghĩa của việc thực hiện đúng nội quy và cách thực hiện nội quy.
Cách tiến hành:
 -GV yêu cầu HS quan sát từng tranh nhỏ trong “Cây nội quy” ở đầu trang 4, SGK Đạo đức 1 và trả lời câu hỏi: Nội quy trường, lớp quy định HS cần thực hiện những gì?
- GV giới thiệu với HS về những điều cụ thể ghi trong nội quy nhà trường.
 - GV tiếp tục đặt câu hỏi: Thực hiện nội quy giúp ích gì cho em và các bạn trong học tập, trong các hoạt động khác ở trường, lớp?
 - GV kết luận: Việc thực hiện nội quy giúp cho HS học tập, sinh hoạt được thuận lợi, giúp các em mau tiến bộ.

-HS quan sát tranh trả lời câu hỏi, chia sẻ ý kiến cá nhân
-HS lắng nghe
-HS trả lời
Hoạt động 2: Nhận xét hành vi
Mục tiêu:
HS nhận diện được các biểu hiện thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
Biết trách nhiệm phải nhắc nhở khi bạn chưa thực hiện đúng nội quy.
HS được phát triển năng lực tư duy phê phán.
Cách tiến hành:
-GV yêu cầu HS quan sát, tìm hiểu nội dung các tranh trong SGK Đạo đức 1, trang 4, 5.
-GV cùng HS làm rõ nội dung từng tranh, từ tranh 1 đến tranh 8.
-Hs quan sát tranh thảo luận và nêu nội dung các bức tranh
 Tranh 1: Bạn gái đi học muộn.
 Tranh 2: Các bạn phát biểu ý kiến trong giờ học.
 Tranh 3: Bạn bỏ rác vào thùng rác.
 Tranh 4: Bạn lễ phép chào cô giáo.
 Tranh 5: Bạn vẽ bẩn ra bàn.
 Tranh 6: Bạn nam quan tâm, giúp đỡ bạn nữ khi bị ngã.
 Tranh 7: Bạn nam xé vở gấp máy bay.
 Tranh 8: Bạn nam trêu chọc làm bạn nữ bị đau.
GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi:
Bạn nào thực hiện đúng nội quy?
Bạn nào chưa thực hiện đúng nội quy?
Em sẽ làm gì khi thấy bạn chưa thực hiện nội quy?
GV mời một số nhóm trình bày ý kiến.
GV kết luận

-HS làm việc theo nhóm đôi. 
Thảo luận và trả lời câu hỏi
+ Các bạn trong tranh 2, 3, 4 và 6 thực hiện đúng nội quy.
+ Các bạn trong tranh 1, 5, 7, 8 chưa thực hiện đúng nội quy
+ Em nên nhắc nhở khi thấy bạn chưa thực hiện nội quy.
- Lần lượt các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận.
- HS theo dõi
C. Luyện tập
Hoạt động 1: Xử lí tình huống
Mục tiêu:
HS biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp với nội quy.
HS được phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
Cách tiến hành:
-GV yêu cầu HS xem tranh ở trang 5, SGK Đạo đức 1 và nêu tình huống xảy ra trong tranh.
-GV giới thiệu rõ nội dung hai tình huống và giao nhiệm vụ cho HS thảo luận theo nhóm đôi để tìm cách ứng xử phù hợp trong mỗi tinh huống.
-Với mỗi tình huống, GV mời một vài cặp HS nêu các cách ứng xử và lí do vì sao các em lại chọn cách ứng xử đó.
-GV tổng kết các ý kiến và kết luận

 -Một số HS nêu tình huống.
-HS thảo luận nhóm đôi, tìm cách ứng xử phù hợp
+ Tình huống 1: Em nên nhắc nhở bạn phải giữ trật tự, không nên đùa nghịch trong giờ học.
+ Tình huống 2: Nếu là Lan, em nên bỏ giấy gói bánh vào thùng rác để giữ vệ sinh chung.
Hoạt động 2: Tự liên hệ
Mục tiêu: HS tự đánh giá được việc thực hiện nội quy của bản thân sau một tuần đi học.
Cách tiến hành:
-GV nêu yêu cầu tự liên hệ:
Em đã thực hiện những điều nào trong nội quy?
Những điều nào em chưa thực hiện?
Em sẽ làm gì để thực hiện đúng nội quy?
GV mời một số HS chia sẻ trước Lớp.
-GV tổng kết, khen ngợi những HS đã thực hiện nội quy và nhắc nhở các bạn khác trong Lớp học tập theo các bạn đó.

- HS suy nghĩ, tự đánh giá.
 - HS chia sẻ tự đánh giá với bạn ngồi bên cạnh.

Hoạt động 3: Cam kết thực hiện Nội quy
 Mục tiêu: HS thể hiện được cam kết thực hiện Nội quy lớp học mà các em đã xây dựng.
Cách tiến hành:
-GV treo bản Nội quy lên trên bảng và hỏi: Đây là bản Nội quy của trường, Lớp mình mà chúng ta đã vừa tìm hiểu. Thực hiện bảng Nộì quy sẽ mang lại lợi ích cho chính bản thân các em. Vậy chúng ta có quyết tâm thực hiện bản Nội quy này không? Chúng ta có thể thể hiện quyết tâm thực hiện nội quy bằng cách nào?
-GV hướng dẫn HS cách thể hiện cam kết thực hiện nội quy.
-GV khen ngợi cả lớp và chúc cả lớp luôn giữ đúng cam kết thực hiện n...át triển năng lực tư duy phê phán.
Cách tiến hành:
-GV giao nhiệm vụ cho HS: Quan sát tranh và nhận xét hành vi theo những câu hỏi sau:
Bạn nào sống gọn gàng, ngăn nắp?
Bạn nào chưa gọn gàng, ngăn nắp? Vì sao?
Nếu em là bạn trong tranh, em sẽ làm gì?
GV nêu nội dung các bức tranh:
Tranh 1: Vân đang tưới cây. Khi nghe bạn gội đi chơi, Vân vứt luôn bình tưới xuống đường đi và ra ngõ chơi cùng các bạn.
Tranh 2: Trong giờ học, Trà gạt giấy vụn xuống sàn lớp học.
Tranh 3: Tùng xếp gọn đồ chơi vào hộp trước khi đứng dậy vào ăn cơm cùng bố mẹ.
Tranh 4: Ngọc sắp xếp sách vở gọn gàng, ngăn nắp

-HS thảo luận theo nhóm.
-Một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
-HS lắng nghe

GV kết luận:
+ Tình huống 1: Việc vứt bình tưới trên đường, làm đường đi bị vướng và ướt, bình tưới dễ bị hỏng. Đó là hành vi chưa gọn gàng, ngăn nắp. Vân nên cất bình tưới vào chỗ quy định trước khi đi chơi.
+ Tình huống 2: Việc gạt giấy xuống sàn làm lớp bẩn, mất vệ sinh, chưa thực hiện đúng nội quy trường, lớp. Đó là hành vi chưa gọn gàng, ngăn nắp. Trà nên nhặt giấy vụn và thả vào thùng rác của trường/lớp.
+ Tình huống 3: xếp gọn đồ chơi trước khi ăn vừa bảo vệ đồ chơi, vừa không làm vướng đường đi bong phòng, phòng trở nên gọn gàng. Vỉệc làm của Tùng đáng khen. 
+ Tình huống 4: sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập trên bàn học giúp Ngọc học tốt, giữ gìn sách vở không thất lạc. Đó là việc em nên làm hằng ngày.
Vì vậy trong học tập và sinh hoạt, em cần gọn gàng, ngăn nắp. Việc gọn gàng, ngăn nắp giúp em tiết kiệm thời gian khi tìm đồ dùng, không làm phiền đến người khác, giữ đồ dùng thêm bền đẹp.

Hoạt động 2: Hướng dẫn dọn phòng
Mục tiêu:
HS biết cách sắp xếp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp.
HS được phát triển năng lực hợp tác với bạn.
Cách tiến hành:
 -GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc theo nhóm: Quan sát tranh và tìm cách sắp xếp đồ dùng cho gọn gàng, hợp lí.
GV có thể hỏi gợi ý:
Quần áo sạch nên xếp ở đâu?
Quần áo bẩn nên để ở đâu?
Giày dép nên để ở đâu?
Đồ chơi nên xếp ở đâu?
Sách vở nên xếp ở đâu?
GV mời HS chia sẻ cảm xúc sau khi sắp xếp căn phòng gọn gàng, ngăn nắp

-Các nhóm HS cùng nhau thảo luận và sắp xếp lại căn phòng.
-Một số nhóm trình bày cách sắp xếp căn phòng.
- Các nhóm khác nhận xét kết quả sắp xếp căn phòng.
-HS chia sẻ cảm xúc
Hoạt động 3: Tự liên hệ
Mục tiêu:
HS biết đánh giá việc thực hiện các hành vi gọn gàng, ngăn nắp của bản thân và có ý thức điều chỉnh hành vi sống gọn gàng, ngăn nắp.
HS được phát triển năng lực tư duy phê phán.
Cách tiến hành:
GV giao nhiệm vụ cho HS chia sẻ trong nhóm đôi theo gợi ý sau:
Bạn đã làm được những việc gì để nơi ở gọn gàng, ngăn nắp? Bạn đã làm được những việc gì để nơi học gọn gàng, ngăn nắp?
Bạn cảm thấy như thế nào khi sắp xếp nơi ở, nơi học gọn gàng, ngăn nắp?
-GV khen những HS đã luôn gọn gàng, ngăn nắp trong học tập, sinh hoạt và nhắc nhở cả lớp cùng thực hiện.

 -HS làm việc theo nhóm đôi.
 -Một sổ nhóm HS chia sẻ trước lớp.

D. Vận dụng

Vận dụng trong giờ học:
Thực hành sắp xếp đồ dùng học tập trên bàn học, trong cặp sách.
Thực hành cùng bạn sắp xếp đồ dùng trong tủ của lớp.
Thực hành gấp trang phục: GV hướng dẫn các cách gấp quần áo: áo phông, áo khoác, quần, tất. HS thực hành theo từng thao tác.

-HS vận dụng thực hành
Vận dụng sau giờ học:
-GV hướng dẫn, nhắc nhở và giám sát HS thực hiện gọn gàng, ngăn nắp (tự gấp trang phục của mình, sắp xếp đồ dùng cá nhân vào đúng chỗ sau khi sử dụng).
- GV đề nghị phụ huynh học sinh hướng dẫn, khuyến khích, động viên và giám sát việc thực hiện của con khi ở nhà.
- HS tự đánh giá việc thực hiện gọn gàng, ngăn nắp ở nhà và ở lớp bằng cách mồi ngày thả 1 viên sỏi vào “Giỏ việc tốt”. Cuối tuần, tự đếm số sỏi và ghi vào bảng tự đánh giá.

-HS ghi nhớ thực hiện
Tổng kết bài học
-HS trả lời câu hỏi: Em rút ra được điều gì sau bài học này?
-GV kết luận: Em cần gọn gàng, ngăn nắp ở chỗ học, chỗ chơi.
-GV hướng dẫn cách sử dụng “Giỏ việc tốt” để theo dõi việc thực hiện gọn gàng, ngăn nắp.
-GV cùng HS đọc lời khuyên trong SGK Đạo đức 1, trang 12.
-GV đánh giá sự tham gia học tập của HS trong giờ học, tuyên dương những HS học tập tích cực và hiệu quả

-HS trả lời
-HS lắng nghe , thực hiện

***********************************
Bài 3: Học tập, sinh hoạt đúng giờ.
I/ Mục tiêu cần đạt:
Học xong bài học này, học sinh cần đạt:
- Nêu được một số biểu hiện và sinh hoạt đúng giờ.
- Giải thích được vì sao học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- Thực hiện được các hành vi học tập và sinh hoạt đúng giờ.
II/ Phương tiện dạy học:
- Mẫu phiếu nhắc việc của gv.
- Đồng hồ báo thức theo nhóm của HS.
- Bộ giấy, keo, bút làm phiếu nhắc việc của HS.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (3 phút)

- Ổn định: GV cho HS hát.
- Hát
- Kiểm tra bài cũ :
+ Em đã làm gì để góc học tập của mình ngăn nắp?
+ GV cùng HS nhận xét phần chia sẻ của HS.

- 2-3 HS lên chia sẻ
- HS nhận xét bạn
- Giới thiệu bài mới:
Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài : Học tập và sinh hoạt đúng gi....
+ H3: Trung nhờ mẹ hướng dẫn đặt chuông để làm việc đúng giờ.
- Không tán thành ở các tình huống H1. Tán thành tình huống H2, H3.
- Một số nhóm lên đóng vai.
- HS theo dõi
Hoạt động 2: Tự liên hệ:

- Gv giao nhiệm vụ chia sẻ trong nhóm đôi theo gợi ý sau:
+ Bạn đã thực hiện được những việc làm nào đúng giờ?
+ Những việc làm nào chưa đúng giờ?
- Gọi 1 số nhóm chia sẻ trước lớp.
- Gv khen học sinh thực hiện đúng giờ trong học tập, sinh hoạt, nhắc nhở cả lớp luôn thực hiện đúng giờ trong học tập và sinh hoạt.
- HS làm việc chia sẻ theo nhóm 4.
- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét nhóm bạn
4. Hoạt động vận dụng:

- Gv giới thiệu một số phiếu nhắc việc và nêu câu hỏi.
+ Những thông tin nào được nêu trong phiếu nhắc việc?
+ Em làm như thế nào để ghi những điều cần nhớ?
- Gv kết luận: Trên phiếu nhắc việc ghi thời gian (thứ, ngày, tháng, giờ) việc em cần làm và có thể ghi địa điểm.
- Làm việc cá nhân, đọc nội dung phiếu nhắc việc và trả lời các câu hỏi.
- Gv hướng dẫn cách làm phiếu nhắc việc: Cắt 7 ô giấy ghi ngày và thông tin cần nhớ, trang trí phiếu theo ý thích của mình.
- Cho HS làm phiếu nhắc việc.
- Gv nhắc Hs sử dụng phiếu của mình.
- HS quan sát
- Hs làm phiếu nhắc việc.
- Triển lảm sản phẩm hoặc hs giới thiệu phiếu của mình.

5. Hoạt động vận dụng sau giờ học:

- Gv nhắc nhở Hs và giám sát học sinh học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- Gv phân công Hs giám sát việc thực hiện đúng giờ, nhắc việc thực hiện ở lớp theo chế độ trực nhật lớp luân phiên nhau
- Gv liên hệ với phụ huynh để giúp Hs thực hiện đúng giờ trong học tập và sinh hoạt.
- Hs tự đánh việc thực hiện đúng giờ trong phiếu nhắc việc.
- HS theo dõi, ghi nhớ
6. Tổng kết bài học.
- Em rút ra được bài học gì, sau bài học này?
- GV yêu cầu đọc lời khuyên (SGK)
- Gv đánh giá sự tham gia học tập của Hs.

- HS trả lời

 CHỦ ĐỀ: TỰ CHĂM SÓC BẢN THÂN
BÀI 4 SẠCH SẼ, GỌN GÀNG
MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:
Nêu được những việc làm chăm sóc bản thân như: vệ sinh răng, miệng, tóc, cơ thể; ăn mặc chỉnh tề để sạch sẽ, gọn gàng.
Giải thích được vì sao phải sạch sẽ, gọn gàng.
Tự làm được một số việc vừa sức để bản thân luôn sạch sẽ, gọn gàng.
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Sách giáo khoa Đạo đức 1.
Băng/đĩa/clip bài hát “Thật đáng yêu” của Nghiêm Bá Hồng (nếu có).
Một số đạo cụ để đóng vai, để tham gia “Ngày hội sạch sẽ, gọn gàng”.
Mầu “Giỏ việc tốt”.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Khởi động
-GV tổ chức cho HS hát hoặc nghe bài hát “Thật đáng yêu” - Nhạc và lời: Nghiêm Bá Hồng.
-GV nêu câu hỏi: Vì sao bạn nhỏ trong bài hát lại đáng yêu?
GV nhận xét và giới thiệu bài mới.

-HS hát
-HS trả lời câu hỏi.

2/. Khám phá

Hoạt động 1: Quan sát tranh
Mục tiêu: HS xác định được ai là người sạch sẽ, gọn gàng.
Cách tiến hành:
-GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát tranh ở mục a SGK Đạo đức 1, trang 19 và xác định ai là người sạch sẽ, gọn gàng.
GV mời một số HS trình bày ý kiến.
GV kết luận: Bạn trong tranh 2 là người sạch sẽ, gọn gàng vì: tóc được chải gọn, quần áo sạch sẽ.

-HS quan sát tranh
-Trình bày ý kiến
Hoạt động 2: Tìm hiểu những biểu hiện của sạch sẽ, gọn gàng
Mục tiêu: HS nêu được những biểu hiện của sạch sẽ, gọn gàng.
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS nêu những biểu hiện của sạch sẽ, gọn gàng.
GV mời một số HS lên trình bày.
GV kết luận: Những biểu hiện của người sạch sẽ gọn gàng: chân, tay, mặt,... luôn sạch; tóc được chải gọn; quần áo chỉnh tề, sạch sẽ.

-HS lên trình bày.
-HS nhận xét bạn
Hoạt động 3: Tìm hiểu những việc cần làm để sạch sẽ, gọn gàng
Mục tiêu: HS nêu được những việc cần làm để luôn sạch sẽ, gọn gàng và lợi ích của những việc làm đó.
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát tranh ở mục c SGK Đạo đức 1, trang 20 và trả lời các câu hỏi:
Bạn trong mỗi tranh đang làm để sạch sẽ, gọn gàng?
Những việc làm đó nên được thực hiện vào lúc nào?
Những việc làm đó có ích lợi gì?
GV mời một số HS đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến.
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở rộng: Ngoài những việc làm trên, em còn biết những việc làm nào khác để luôn sạch sẽ, gọn gàng?
GV mời HS trả lời câu hỏi.

- HS quan sát
-HS làm việc theo nhóm . Thảo luận và trả lời câu hỏi
-Đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến.
-HS trả lời
GV kết luận:
Tranh 1: Bạn đang đánh răng, cần đánh răng ít nhất hai lần/ngày, sau khi thức dậy buổi sáng và trước khi đi ngủ. Đánh răng để cho răng không bị sâu, miệng luôn sạch. Tranh 2: Bạn đang rửa mặt. cần rửa mặt thường xuyên sau khi ngủ dậy, khi vừa đi ngoài đường về nhà để mặt luôn sạch, không bị đau mắt...
Tranh 3: Bạn đang chải đầu. cần chải đầu sau khi ngủ dậy, trước khi đi học, và những lúc tóc bị rối để tóc luôn mượt, gọri và đẹp.
Tranh 4: Bạn mặc quần áo đi học và soi gưoug. cần mặc chỉnh tề trước khi đi học, đi ra ngoài đường hay tham gia các hoạt động chung để luôn sạch sẽ, gọn gàng và đẹp.
Tranh 5: Bạn đang thắt dây giày, cần thắt dây giày mồi khi đi giày hay khi dây giày bị tuột để đảm bảo an toàn, kh...chuẩn bị: giày, lược, trang phục đến trường, các đạo cụ cho phần thể hiện năng khiếu.
2/ Tiến trình
GV ổn định lớp học, sắp xếp các khu vực cho các đội tham gia thi.
GV giới thiệu về mục đích, ý nghĩa của ngày hội.
GV tổ chức cho HS thực hiện/nghe/xem clip bài dân vũ “Rửa tay”.
HS lần lượt thực hiện các nội dung thi theo kế hoạch đã được chuẩn bị.
GV tuyên dương, trao phần thưởng (nếu có) cho các đội thắng cuộc.

Vận dụng sau giờ học:
GV yêu cầu học sinh thực hiện những việc để bản thân luôn sạch sẽ, gọn gàng.
+ Kiểm tra vệ sinh cá nhân: mặt, tay, chân, quần áo, đầu tóc,... trước khi vào lớp.
+ Đánh răng, rửa mặt; tắm, gội; chải tóc; chỉnh trang quần áo, giày, dép trước khi đi học, đi chơi,...
GV hướng dân HS tự đánh giá băng cách thả chiêc lá hoặc cánh hoa vào “Giỏ việc tốt”.
GV yêu cầu 1 - 2 HS nhắc lại các nhiệm vụ

-HS thực hiện nhiệm vụ
-HS tự đánh giá

6/Tổng kết bài học
GV gọi 1-2 HS trả lời câu hỏi: Em rút ra được điều gì sau bài học này?
GV hướng dẫn HS đọc lời khuyên trong SGK Đạo đức.l, trang 23.
GV nhận xét, đánh giá sự tham gia học tập của HS trong giờ học, tuyên dương những HS, nhóm HS học tập tích cực

-HS trả lời câu hỏi

BÀI 5 CHĂM SÓC BẢN THÂN KHI BỊ ỐM
MỤC TIÊU
Học xong bài nay, HS cân đạt được những yêu cầu sau:
Nhận biết được các biểu hiện của cơ thể khi bị ốm.
Nêu được vì sao cần tự chăm sóc bản thân khi bị ốm.
Tự làm được những việc làm vừa sức để chăm sóc bản thân khi bị ốm.
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
SGK Đạo đức 1.
Clip “Bạn Na bị ốm” (nếu có điều kiện).
Khăn bông, chậu, nước ấm để thực hành chườm khi bị sốt.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/Khởi động: GV yêu cầu HS quan sát tranh ở trang 24, SGK Đạo đức 1 và chuẩn bị kể chuyện theo tranh.
GV mời một số nhóm kể chuyện.
GV kể lại nội dung câu chuyện, vừa kể vừa chỉ vào từng tranh
-HS quan sát tranh
-HS làm việc theo nhóm đôi.
-Kể lại chuyện trong nhóm

Tranh 1: Trong giờ học, Na thấy người nóng bừng và đau ở họng. Na liền nói với cô giáo.
Tranh 2: Cô giáo và bạn liền đưa em xuống phòng Y tế của trường. Ở phòng Y tế, Na kể cho cô bác sĩ nghe em đau ở đâu, người mệt như thế nào.
Tranh 3: Cô bác sĩ khám bệnh và đưa thuốc cho Na. Na ngoan ngoãn uống thuốc và nằm nghỉ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Tranh 4: Một lát sau, nhận được điện thoại của cô giáo, bố mẹ Na đã đến trường đón Na về.
Tranh 5: Chỉ mấy ngày sau, Na đã khỏi ốm và tiếp tục đi học. Các bạn trong lớp vui mừng và tíu tít hỏi thăm Na.

Thảo luận lớp lần lượt theo các câu hỏi:
Bạn Na đã làm gì khi bị ốm ở lớp?
Việc làm ấy đã giúp gì cho bạn Na?
-HS thảo luận
-TRả lời câu hỏi
GV kết luận:
Khi bị ốm ở lớp, bạn Na đã nói ngay với cô giáo để cô biết và đưa xuống phòng Y tế. Tại phòng Y tế, bạn Na đã kể cho bác sĩ nghe mình bị đau ở đâu, bị mệt như thế nào và uống thuốc, nằm nghỉ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Việc làm của bạn Na đã giúp bạn được chăm sóc, điều trị sớm và nhanh khỏi ốm, tiếp tục được đến trường đi học.

2. Khám phá

Hoạt động 1: Tìm hiểu những biểu hiện của cơ thể khi bị ốm
Mục tiêu: HS nhận biết được một số biểu hiện dễ nhận thấy của cơ thể khi bị ốm.
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS quan sát tranh ở trong SGK Đạo đức 1, trang 25 và nêu các biểu hiện của cơ thể khi bị ốm.
Mời mồi HS nêu một biểu hiện.
GV hỏi thêm: Ngoài ra, em còn biết thêm biểu hiện nào khác khi bị ốm?
-HS quan sát tranh
-HS chia sẻ với cả lớp 
GV kết luận:
Khi bị ốm, cơ thể thường có những biểu hiện dễ nhận thấy như: hắt hơi, chảy nước mũi, đau đầu, đau bụng, đau họng, ho, sốt, người có nhiều nốt mẩn đỏ,...
Việc nhận ra những biểu hiện của cơ thể khi bị ốm rất cần thiết, giúp chúng ta có thể chữa trị kịp thời, bệnh sẽ mau khỏi hơn.
HS lắng nghe
Hoạt động 2: Tìm hiểu những việc cần làm khi bị ốm
Mục tiêu: HS xác định được những việc các em cần làm phù hợp với lứa tuổi khi bị ốm.
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm: Quan sát tranh mục ở b SGK Đạo đức 1, trang 26 và xác định những việc các em cần làm khi bị ốm.
GV mời mỗi nhóm trình bày một việc cần làm. Với mỗi việc, GV yêu cầu HS có thể nói rõ thêm: Vì sao việc làm đó lại cần thiết?
GV hỏi thêm: Ngoài ra, em còn biết thêm những việc nào khác mà các em cần làm khi bị ốm?

-HS quan sát, chia sẻ theo nhóm
-HS trình bày
GV kết luận:
Khi bị ốm, các em nên:
+ Nói ngay với thầy cô giáo, cha mẹ hoặc người lớn.
+ Kể rõ cho bác sĩ nghe: Em bị đau ở đâu? Bị mệt như thế nào? Trước đó, em đã ăn gì? Uống gì?... Và trả lời các câu hỏi của bác sĩ khi khám bệnh.
+ Nghỉ ngơi, uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, cha mẹ.
+ Chườm khăn ấm (vào trán, nách, bẹn) nếu bị sốt cao.
+ ...
Cần làm những việc đó để nhận được sự hồ trợ cần thiết của thầy cô giáo, cha
mẹ và cán bộ y tế, đê được chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh sẽ mau lành
Hoạt động 3: Tìm hiểu những việc cần tránh khi bị ốm
Mục tiêu: HS xác định được những việc các em cần tránh khi bị ốm.

Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: Quan sát tranh ở mục c SGK Đạo đức 1, trang 26 và xác định những việc c... mô tả việc làm mà các bạn trong tranh đang thực hiện
-HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi
-HS trả lời câu hỏi.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các cách để làm tốt việc của mình	
Mục tiêu: HS nêu được các cách để tự làm tốt việc của mình ở trường và ở Lớp.

Cách tiên hành:
-GV yêu cầu HS quan sát tranh ở mục b SGK Đạo đức 1, trang 31, thảo luận nhóm để nêu một số cách làm tốt việc của mình.
-GV mời một số nhóm lên trả lời; Các nhóm khác trao đổi bổ sung.
-GV kết luận: Để làm tốt việc của mình em có thể:
+ Cùng làm việc với bạn.
+ Cùng làm việc với người lớn.
+ Tự làm việc, có sự giám sát của người lớn.
+ Nhìn người lớn làm và bắt chước theo.
+ Nhờ người lớn hướng dẫn và giúp đỡ.
-HS quan sát tranh
-Thảo luận nhóm chia sẻ một số cách làm tốt việc của mình 
-Chia sẻ trước lớp 
3/Luyện tập

Hoạt động 1: Đóng vai xử lí tình huống
Mục tiêu:
-HS có kĩ năng ứng xử phù hợp đề tự giác làm việc của mình trong một số tình huống cụ thể.
HS được phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
Cách tiến hành:
 -GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát các tranh tình huống ở mục a SGK Đạo đức 1 trang 31, 32 và nêu nội dung tình huống trong mỗi tranh.
-GV mô tả tình huống:
 + Nội dung tình huống 1: Việt đến nhà Minh để cùng học bài. Thấy Minh đang bọc vở, Việt bảo: Tớ bọc vở hộ cậu, còn cậu làm bài cho tớ. Minh sẽ ứng xử như thế nào?
 + Nội dung tình huống 2: Hai chị em Hạnh được mẹ phân công: Hạnh quét nhà, chị rửa cốc. Vì mải xem phim nên Hạnh nhờ chị làm hộ. Chị của Hạnh sẽ ứng xử như thế nào?
 -GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận, chuẩn bị đóng vai một tình huống theo câu hỏi: Nếu em là bạn trong mồi tình huống, em sẽ làm gì?
 -GV mời các nhóm lên đóng vai thể hiện cách ứng xử.
 -GV nêu câu hội thảo luận sau mỗi tình huống đóng vai:
Theo em, cách ứng xử của bạn trong tình huống phù họp hay chưa phù hợp?
Em có cách ứng xử nào khác không?
-GV định hướng cách giải quyết:
 + Tình huống 1: Em nên từ chối lời đề nghị của Việt và khuyên Việt nên tự làm bài tập của mình, không nên nhờ người khác làm hộ.
 + Tình huống 2: Em khuyên Hạnh nên tự quét nhà trước, sau đó mới xem ti vi.
 
 -HS quan sát tranh
 -Nêu nội dung của mỗi tình huống
-HS thảo luận, chuẩn bị đóng vai theo sự phân công.
-HS đóng vai
 -HS trình bày ý kiến.
Hoạt động 2: Tự liên hệ
Mục tiêu: HS kể lại được những việc đã tự giác làm ở nhà và ở trường.
Cách tiến hành:
-GV yêu cầu HS chia sẻ theo nhóm đôi các câu hỏi:
Em hãy kể cho các bạn nghe về những việc em đã tự giác làm.
Em cảm thấy như thế nào khi tự giác làm việc của mình?
-GV mời một số em lên chia sẻ trước Lớp.
 -GV tuyên dương, động viên các bạn đã tự giác làm được nhiều việc ở nhà và ở trường.

-HS làm việc , chia sẻ trong nhóm đôi
-HS chia sẻ trước lớp
Hoạt động 3: Thực hành
Mục tiêu: HS thực hiện được một số việc làm để lớp học sạch, đẹp.

Cách tiến hành:
-GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS: sắp xếp bàn ghế, lau bảng, sắp xếp khu vực tủ sách của Lớp.
- GV luôn quan sát, hướng dẫn và điều chỉnh các thao tác, hành động của các em cho đúng và đảm bảo vệ sinh cá nhân.
-GV hướng dẫn HS bình chọn, nhận xét kết quả làm việc của các nhóm.

--HS thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công
-HS tham gia bình chọn
4/Vận dụng

Vận dụng trong giờ học:
 -GV giao nhiệm vụ cho nhóm HS: xây dựng kế hoạch chăm sóc bồn hoa, cây cảnh của lớp.
 -HS thảo luận để phân công nhiệm vụ, thời gian thực hiện, cách tiến hành,... chăm sóc bồn hoa, cây cảnh của lớp.

-HS vận dụng thực hành
Vận dụng sau giờ học:
-GV yêu cầu học sinh thực hiện những việc cần tự giác làm trong học tập, sinh hoạt hằng ngày ở nhà, ở trường.
.-GV hướng dẫn HS tự đánh giá bằng cách: Thả chiếc lá hoặc cánh hoa vào “Giỏ việc tốt”.
-GV yêu cầu 1 2 HS nhắc lại các nhiệm vụ.
-HS ghi nhớ và thực hiện nhiệm vụ
+ Cùng bạn chăm sóc bồn hoa, cây cảnh của lớp.
+ Hằng ngày, tụ giác làm việc của mình ở nhà và ở trường: học tập, trực nhật lớp; làm việc nhà phù hợp với khả năng.
+ Nhắc nhở bạn tự giác làm việc của mình

6. Tổng kết bài học
-GV gọi 1 - 2 HS trả lời câu hỏi: Em rút ra được điều gì sau bài học này?
-GV tóm tắt lại nội dung chính của bài: Em hãy tự làm những việc của mình trong học tập vả sinh hoạt hằng ngày, không nên ỷ lại vào người khác. Khi tự giác làm việc của mình, em sẽ mau tiến bộ và được mọi người yêu quý.
-GV hướng dần HS đọc lời khuyên trong SGK Đạo đức 1, trang 33.
-GV nhận xét, đánh giá sự tham gia học tập của HS trong giờ học, tuyên dưong những HS, nhóm HS học tập tích cực.
-HS trả lời
-Lắng nghe, ghi nhớ

 CHỦ ĐỀ: YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH
BÀI 7. YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH
MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS cần đạt được các yêu cầu sau:
Nêu được những biểu hiện của tình yêu thương trong gia đình.
Nhận biết được sự cần thiết của tình yêu thương gia đình.
- Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương với người thân trong
gia đình.
Đồng tình với thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương trong gia đình; không đồng tình với thái độ, hành vi không thể hiện tình yêu thương gia đình.
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
SGK Đạo ...p

Hoạt động 1: Tìm lời yêu thưong
Mục tiêu:
HS tìm được lời nói yêu thương phù hơp cho từng trường hợp.
HS được phát triển năng lực tư duy sáng tạo.
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS quan sát tranh trong phần Luyện tập ở mục a SGK Đạo đức 1, trang 37 để tìm lời nói yêu thương phù hợp với từng tranh.
GV mời một số HS nói lời yêu thương cho tranh 1.
GV mời HS khác nhận xét hoặc đưa ra cách nói khác cho tranh 1.
GV kết luận: Một số lời nói phù hợp trong tranh 1: “Con chúc mừng sinh nhật mẹ!”, “Con tặng mẹ yêu!”, “Con chúc mừng mẹ!”,...
GV mời một số HS nói lời yêu thương cho tranh 2.
GV mời HS khác nhận xét hoặc đưa ra cách nói khác cho tranh 2.
GV kết luận: Một số lời nói phù hợp trong tranh 2: “Ôi! Cháu nhớ bà quá!”, “Cháu yêu bà!”, “Bà đi đường xa có mệt không ạ?”,...
GV mời một số HS nói lời yêu thương cho tranh 3.
GV mời HS khác nhận xét hoặc đưa ra cách nói khác cho tranh 3.
GV kết luận: Một sổ lời nói phù hợp trong tranh 3: “Anh thả diều siêu quá!”, “Em rất thích thả diều cùng anh!”, “Anh thật là cừ!”,...
-HS quan sát tranh
-HS làm việc cá nhân, tìm lời nói phù hơp.
-HS chia sẻ
-Nhận xét
-HS chia sẻ
-HS chia sẻ
Hoạt động 2: Đóng vai
Mục tiêu:
HS có kĩ năng nói lời yêu thương với người thân trong gia đình.
HS được phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác.
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi và phân công cho mỗi tổ đóng vai thể hiện cử chỉ, lời nói yêu thương với người thân trong gia đình trong một tranh ở mục a SGK Đạo đức 1, trang 37.
GV mời một vài cặp lên bảng đóng vai thể hiện cử chỉ, lời nói yêu thương.
GV mời các HS trong lớp nhận xét về mỗi phan đóng vai theo các yêu cầu sau:
Cử chi, lời nói của bạn đã phù hợp chưa?
Nếu là em, thì em sẽ thể hiện cử chỉ vá lời nói như thế nào?
GV kết luận: Các em nên thê hiện cử chỉ, lời nói yêu thương phù hợp với mỗi trường hợp cụ thể.
Hoạt động 3: Tự liên hệ
Mục tiêu:
HS tự đánh giá được những cứ chỉ, lời nói của bản thân đã thể hiện với người thân trong gia đình.
HS được phát triển năng lực điều chỉnh hành vi

-HS thực hành cặp đôi theo nhiệm vụ đã được phân công.
-HS tham gia đóng vai
-HS tham gia nhận xét
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS kể những cử chỉ, lời nói của bản thân đã thể hiện với người thân trong gia đình.
GV khen những HS đã có cử chỉ, lời nói yêu thương phù họp và nhắc nhở HS tiếp tục thực hiện những cử chỉ, lời nói yêu thương đối với người thân trong gia đình.

-HS chia sẻ ý kiến trước lớp.
-HS nhận xét

4.Vận dụng

Vận dụng trong giờ học:
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, xác định những cử chỉ, lời nói yêu thương sẽ thực hiện với người thân.

-HS thực hiện nhiệm vụ và chia sẻ ý kiến trước lớp.
Vận dụng sau giờ học: GV nhắc nhở HS thực hiện những cử chỉ, lời nói yêu thương với người thân:
Khi em nhận được sự quan tâm, chăm sóc của người thân.
Khi đón người thân đi xa về.
Khi đến dịp lễ, tết, sinh nhật người thân.

-HS lắng nghe, ghi nhớ, thực hiện
Tổng kết bài học
GV nêu câu hỏi: Em thích điều gì sau khi học xong bài này?
GV yêu cầu HS đọc lời khuyên trong SGK Đạo đức 1, trang 38.

-HS trả lời

**********************************************
BÀI ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS cần đạt được các yêu cầu sau:
- Được củng cố, mở rộng hiểu biết về các chuẩn mực thực hiện nội quy trường, lớp; sinh hoạt nền nếp; tự chăm sóc bản thân; tự giác làm việc của mình và yêu thương gia đình.
Hành vi thực hiện nội quy; sinh hoạt nền nếp; tự chăm sóc bản thân; tự giác làm việc của mình và yêu thương gia đình.
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
SGK Đạo đức 1.
Thẻ/tranh các biểu hiện.
Mô hình “Những ngôi sao sáng”.
Thẻ ngôi sao/từng HS.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/Khởi động
HS cả lớp cùng hát bài “Lớp chúng mình đoàn kết” - Nhạc và lời: Mộng Lân.
Lớp chúng mình vui như thế nào?
Em thích những điều gì ở lớp mình?
GV dẫn dắt vào bài học, có thể nói về một số thay đổi ở HS trong lớp

-Hát
-HS trả lời câu hỏi:

2/. Luyện tập

Hoạt động 1: Cuộc thi “Rung chuông vàng”
Mục tiêu:
HS được củng cố hiểu biết về các chuẩn mực đã học: thực hiện nội quy; sinh hoạt nền nếp; tự chăm sóc bản thân; tự giác làm việc của mình và yêu thương gia đình.
HS được phát triển năng lực tư duy và hợp tác
Cách tiến hành:
GV tuyên bố cuộc thi “Rung chuông vàng”, thông báo luật chơi. Luật chơi như sau: GV đưa câu đố và ba d:áp án A, B, c. HS viết đáp án đúng lên bảng đen của mình (viết chữ cái) trong một khoảng thời gian nhất định. Ai viết sai sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Người còn lại cuối cùng là người chiến thắng.
GV có thể sứ dụng máy tính, thẻ chữ,... tùy theo điều kiện cụ thể.

-HS ngồi vào vị trí, chuẩn bị sẵn bảng con, phấn và giẻ lau. 

Câu 1. Việc làm nào giúp nơi học gọn gàng, ngăn nắp?
Sắp xếp sách vở vào cặp sau khi học bài.
Nhờ mẹ đặt giúp đồng hồ báo thức.
c. Tự chải đầu trước khi đi học.
Câu 2. Việc làm nào là thực hiện nội quy?
Đi du lịch cùng cha mẹ.
Chào thầy cô giáo khi ở trường.
c. Nghịch dây điện của nồi cơm điện đang sử dụng.
Câu 3. Hành vi nà..., bổ sung
- Lắng nghe
- Trình bày
- HS đọc Lời khuyên SGK
---------------------------------------------------
Đạo đức BÀI 8: EM VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ (Tiết 2)
 	I. MỤC TIÊU
	Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:
 	- Nhận biết được biểu hiện của sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ .
	- Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ bằng những hành vi phù hợp với lứa tuổi.
	- Lễ phép, vâng lời và hiếu thảo với ông bà, cha mẹ . 
	 II. PHƯƠNG TIỆN
	- GV: SGK Đạo đức 1; Tranh Quà tặng mẹ và các tranh trong bài phóng to; thẻ bày tỏ thái độ
 - HS: SGK Đạo đức 1; Sưu tầm tranh ảnh về sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ; giấy màu, bút màu
	 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- Hát tập thể bài Cháu yêu bà
2. Luyện tập
Hoạt động 1: Bày tỏ thái độ
Mục tiêu
- HS bày tỏ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình trước một số việc làm cụ thể
- HS được phát triển năng lực tư duy phản biện
 Cách tiến hành
- GV YC HS quan sát tranh trong mục a phần luyện tập trang 41, 42 bày tỏ thái độ đồng tình hay không đồng tình về việc làm của bạn trong mỗi tranh và giải thích lí do 
- YC HS làm việc cá nhân
- Treo tranh, YC cả lớp bày tỏ thái độ bằng cách giở thẻ (thẻ 
xanh- đồng tình, thẻ đỏ- không đồng tình)
- GV kết luận từng tranh ( tranh 1, 2, 3, 4)
Hoạt động 2: Xử lí tình huống
Mục tiêu
- HS có kĩ năng vận dụng kiến thức vừa học để xử lí tình huống, thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ
- HS được phát triển năng lực để giải quyết vấn đề
Cách tiến hành
- GV YC HS quan sát tranh tình huống ở mục b trang 42, 43 và nêu nội dung tình huống trong mỗi tranh
- Mời vài HS nêu nội dung của mỗi tình huống
* GV kết luận nội dung tình huống 1, 2, 3
- YC HS thảo luận theo nhóm 4 và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống theo câu hỏi: Nếu em là bạn trong mỗi nhóm, em sẽ làm gì?
* GV kết luận từng tình huống
Hoạt động 3: Tự liên hệ 
Mục tiêu
- HS tự đánh giá được những việc đã làm của bản thân, thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ
- HS được phát triển năng lực điều chỉnh hành vi
Cách tiến hành
- YC HS Kể những việc em đã làm để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ
- Nhận xét, khen ngợi
3. Vận dụng
Vận dụng trong giờ học
a. Tập nói lời lễ độ
- YC HS làm việc theo cặp tập nói lời lễ độ với ông bà, cha mẹ
*GD HS Khi nói chuyện với ông bà, cha mẹ nên dùng những lời lẽ thể hiện sự lễ độ 
b. Làm thiệp/ thiếp chúc mừng ông bà, cha mẹ
- HD HS làm thiệp/ thiếp chúc mừng ông bà, cha mẹ nhân dịp sinh nhật hoặc lễ tết
- GV khen ngợi HS
Vận dụng sau giờ học
- Dặn dò HS thực hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ
khi:
+ Ông bà, cha mẹ bị ốm, mệt
+ Ông bà, cha mẹ bận việc
+ Ông bà, cha mẹ vừa đi xa về
Tổng kết bài học
- Em rút ra được điều gì sau bài học này?
- YC HS đọc Lời khuyên SGK
- Dặn HS chuẩn bị: Em với anh chị em trong gia đình 
- Nhận xét tiết học

- Hát tập thể 
- Quan sát
 - Bày tỏ
- Giơ thẻ
- Giải thích lí do
- Lắng nghe
- Quan sát
- Trình bày
- Lắng nghe
- Thảo luận, từng nhóm trình bày và HS khác nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
- HS kể trước lớp
- Từng cặp HS thực hiện, HS khác quan sát, nhận xét
- HS thực hành
- Giới thiệu về tấm thiệp của mình
- Lắng nghe và vận dụng để thực hiện
- Trình bày
- HS đọc Lời khuyên SGK
- Trình bày
- Thực hiện
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đạo đức BÀI 9: EM VỚI ANH CHỊ EM TRONG GIA ĐÌNH (Tiết 1)
 	I. MỤC TIÊU
	Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:
 	- Nhận biết được biểu hiện của sự quan tâm, chăm sóc anh chị em trong gia đình .
	- Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc anh chị em trong gia đình bằng những hành vi phù hợp với lứa tuổi.
	- Lễ phép, vâng lời anh chị; nhường nhịn và giúp đỡ em nhỏ. 
	 II. PHƯƠNG TIỆN
	- GV: SGK Đạo đức 1; các tranh trong bài phóng to
 - HS: SGK Đạo đức 1; Sưu tầm tranh ảnh về sự quan tâm, chăm sóc anh chị em 
	 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- Cùng nghe hát bài: Làm anh
2. Khám phá
Hoạt động 1: Tìm hiểu những việc anh chị nên làm với em nhỏ
Mục tiêu
- HS nêu được cách cư xử phù hợp với anh chị đối với em nhỏ
- HS được phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác
 Cách tiến hành
- GV YC HS quan sát tranh ở mục a trang 44 và thảo luận theo nhóm 2 các câu hỏi sau:
+ Nêu những việc bạn trong tranh đã làm đối với em nhỏ?
+ Những việc làm đó thể hiện điều gì?
- Treo tranh, mời đại diện mỗi nhóm lên trình bày 1 tranh
- GV kết luận theo từng tranh 1, 2, 3, 4
Hoạt động 2: Tìm hiểu những việc em nên làm với anh chị
Mục tiêu
- HS nêu được cách cư xử phù hợp của em đối với anh chị
- HS được phát triển năng lực giao tiếp
Cách tiến hành
- GV YC HS làm việc cá nhân quan sát tranh ở mục b trang 45 và trả lời các câu hỏi
+ Nêu những việc bạn trong tranh đã làm đối với em nhỏ?
+ Những việc làm đó thể hiện điều gì?
- Treo tranh, mời đại diện mỗi nhóm lên trình bày về 1 tranh
*...ng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo
 Cách tiến hành
- GV YC HS trao đổi theo nhóm đôi quan sát từng bức tranh, nêu nội dung chính trong mỗi bức tranh
- HD HS bình chọn nhóm kể chuyện hay
- GV có thể kể lại rõ ràng câu chuyện
- Nhận xét, khen ngợi
Hoạt động 2: Thảo luận
Mục tiêu
- HS giải thích được vì sao cần nói thật
Cách tiến hành
Nêu câu hỏi để HS trả lời
+ Vì sao khi chó sói xuất hiện, dân làng lại không đến giúp cậu bé?
+ Nói dối có tác hại gì?
+ Nói thật mang lại điều gì?
* GV tổng kết 3 nội dung HS vừa trình bày
Hoạt động 3: Xem tranh
Mục tiêu
- HS nêu được một số biểu hiện của nói thật
Cách tiến hành
Tranh 1:
- GV YC HS làm việc cá nhân quan sát tranh ở mục c trang 51 nêu nội dung tình huống được thể hiện trong bức tranh
- GV nêu lại nội dung tình huống trong tranh rồi đưa ra câu hỏi: 
+ Bạn nam trong tranh nói như vậy là nói thật hay nói dối?
+ Em có đồng tình với việc làm của bạn nam không?
+ Theo em, cô giáo sẽ cảm thấy thế nào trước lời nói của bạn nam?
+ Đã bao giờ em gặp tình huống giống bạn nam chưa? Em đã ứng xử như thế nào khi ấy?
* GV kết luận đối với tình huống trong tranh (tranh 1, 2, 3)
- Tổng kết bài học
- Em rút ra được điều gì sau bài học này?
- YC HS đọc Lời khuyên SGK
- Dặn HS chuẩn bị: Phần Luyện tập và Vận dụng 
- Nhận xét tiết học

- Cả lớp tham gia chơi
- Kể chuyện theo nhóm đôi, trình
 bày trước lớp
- Bình chọn
- HS lần lượttrình bày, HS khác nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
- HS thực hiện nhiệm vụ
- HS trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
- Trình bày
- HS đọc Lời khuyên SGK
---------------------------------------------------
Đạo đức BÀI 10: LỜI NÓI THẬT (Tiết 2)
 	I. MỤC TIÊU
	Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:
 	- Nêu được một số biểu hiện của lời nói thật .
	- Giải thích được ví sao phải nói thật.
	- Thực hiện nói thật trong giao tiếp với người khác
- Đồng tình với những lời nói thật, không đồng tình với những lời nói dối . 
	 II. PHƯƠNG TIỆN
	- GV: SGK Đạo đức 1; sưu tầm câu chuyện có nội dung về việc dũng cảm nói thật; tranh câu chuyện Cậu bé chăn cừu
 - HS: SGK Đạo đức 1; tìm hiểu nội dung về việc dũng cảm nói thật
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- Nghe kể chuyện Cháy nhà ( Truyện cổ Việt Nam)
2. Luyện tập
Hoạt động 1: Bày tỏ thái độ
Mục tiêu
- HS thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với những ý kiến về việc nói thật và nói dối 
- HS được phát triển năng lực tư duy phê phán 
 Cách tiến hành
- GV mời HS đọc to các ý kiến được đưa ra trong sách
- Gọi HS trình bày
- GV kết luận ứng với từng ý kiến được trao đổi ( ý kiến 1, 2, 3)
Hoạt động 2: Đóng vai
Mục tiêu
- HS biết lựa chọn và thực hiện cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống cụ thể liên quan đến việc nói thật
Cách tiến hành
- GV YC HS nêu các tình huống ở mục b trang 53 
- Giao các nhóm HS thảo luận đưa ra cách xử lí tình huống 
- Mời vài nhóm HS lên đóng vai
- GV mô tà nội dung các tình huống, giao nhiệm vụ cho mỗi 
* GV kết luận nội dung tình huống 1, 2
Hoạt động 3: Tự liên hệ 
Mục tiêu
- HS biết đánh giá việc nói thật, nói dối của mình và có ý thức điều chỉnh hành vi nói thật của mình
Cách tiến hành
- YC HS thảo luận nhóm đôi, trả lời các câu hỏi:
+ Bạn đã bao giờ dũng cảm nói thật khi mắc lỗi chưa?
+ Khi đó bạn cảm thấy như thế nào?
+ Sau khi nói thật, nhười đó có thái độ như thế nào?
- GV có thể chia sẻ với HS kinh nghiệm của mình
- Nhận xét, khen ngợi HS dũng cảm nói thật và khuyến khích HS luôn nói thật
3. Vận dụng
- HS tìm hiểu về những câu chuyện về dũng cảm nói thật (qua ti vi, bố mẹ, người thân,)
 - GV khen ngợi HS
* GD HS luôn nói thật ở trường, ở nhà, ở ngoài, không chỉ nói thật với thầy cô, ông bà, cha mẹ, mà nói thật ở bạn bè, em nhỏ; khi thấy bạn nói dối, em nên nhắc nhở bạn
Tổng kết bài học
- Em rút ra được điều gì sau bài học này?
- YC HS đọc Lời khuyên SGK
GV chia sẻ: Dũng cảm nói thật trong một số tình huống không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, nếu em làm được điều đó, em sẽ cảm thấy lòng nhẹ nhàng, thanh thản và được mọi người tin cậy
- Dặn HS chuẩn bị: Trả lại của rơi 
- Nhận xét tiết học

 - Nghe kể chuyện 
- Làm việc cá nhân và bày tỏ thái độ về từng ý kiến
 - HS làm việc theo nhóm
- Thảo luận, từng nhóm để đóng vai, trình bày và HS khác nhận xét, có thể đưa ra cách ứng xử của đội mình
- Lắng nghe
- HS chia sẻ theo nhóm đôi trước lớp
- Lắng nghe
- Chia sẻ câu chuyện đã sưu tầm ở nhà
- Lắng nghe để thực hiện
- Trình bày
- HS đọc Lời khuyên SGK
- - Lắng nghe

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Bài 11. TRẢ LẠI CỦA RƠI (2 tiết)
	I. MỤC TIÊU
	Học xong bài ày, HS cần đạt được những yêu cầu sau:
	- Giải thích được vì sao nên trả lại của rơi khi nhặt được.
	- Xác định được một số người phù hợp, đáng tin cậy có thể giúp em trả lại của rơi khi nhặt được ở trường, ở ngoài đường và những nơi công cộng khác.
	- Thực h... đạt những yêu cầu sau:
– Nhận biết được những nơi, những hành động nguy hiểm, có thể làm trẻ em bị ngã. 
– Thực hiện được một số hành động, việc làm cần thiết, phù hợp với lứa tuổi để phòng tránh bị ngã. 
Phẩm chất, năng lực
Phẩm chất
Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Năng lực
Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Năng lực đặc thù: Năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân và năng lực tư duy phê phán và sang tạo.
CHUẨN BỊ
Giáo viên
Giáo án, SGK, VBT Đạo đức 1
 Tranh ảnh, video clip về các tình huống trẻ em bị ngã.
Một số đồ dùng để đóng vai ứng xử khi bị ngã.
Khăn, đá lạnh để thực hành chườm vết thương kín bị sưng tấy do ngã.
Học sinh
Dụng cụ học tập: SGK, VBT Đạo đức 1, vở ghi chép
CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số, đồ dùng học tập của HS
Tiến trình dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu
HS nhận biết được những nơi mình đã từng bị ngã .
HS nêu được những nơi nguy hiểm mà chúng ta dễ bị ngã
Cách tiến hành
GV hỏi:
- Trong lớp ta Bạn nào đã từng bị ngã rồi?
– Em đã bị ngã ở đâu?
– Em cảm thấy như thế nào khi bị ngã?
- GV gọi học sinh khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, chốt
-GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới: 
 Các con ạ! Vừa rồi chúng mình đã đưa ra một vài ví dụ về việc chúng mình hay bị ngã đúng không nào? Và để phòng tránh bị ngã xảy ra thì chúng ta phải làm gì? Để biết được các cách phòng tránh đó thì chúng ta sẽ vào bài học ngày hôm nay nhé! Bài 12 “ Phòng tránh bị ngã”. Các cpn dở sách giáo khoa trang 60 ra chúng ta cùng học bài nhé!
-GV viết tên bài lên bảng
- HS trả lời:
+ HS dơ tay
+ HS: ngã ở nhà, ở ngoài đường,
+ HS: Đau thậm trí là chảy máu.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe.
- HS viết tên bài vào vơ
KHÁM PHÁ
Hoạt động 1: Tìm hiều hậu quả của một số hành động nguy hiểm.
 Mục tiêu:
HS nêu được hậu quả của một số hành động, việc làm nguy hiểm.
HS nêu được phát triển năng lực tư duy phê phán và sang tạo
Cách tiến hành
- GV chiếu 4 đoạn video ngắn trên bảng chiếu về nội dung giống 4 bức tranh (tìm các video trên mạng)
- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi và cho biết.
+ Bạn nhỏ trong video 1 đang làm gì?
+ Việc làm đó dẫn đến điều gì/hậu quả gì?
- GV gọi các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét và chốt ý đúng.
- GV hỏi: Ngoài những hành động, việc làm trên, còn có những hành động, việc làm nào khác khiến chúng ta có thể bị ngã?
- GV gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét và đưa ra thêm tranh ảnh, video clip về những tình huống mà trẻ bị ngã xoay quanh cuộc sống của các con.
- GV kết luận: Các con ạ, trong thực tế của chúng ta có rất nhiều hành động, việc làm có thể khiến chúng ta bị ngã. Và bị ngã thì có đau không hả các con? À đúng r, bị ngã k chỉ đau mà còn có thể ảnh hưởng đến tính mạng của chúng ta, làm cho ông bà bố mẹ lo lắng phải khong nào? Bởi vậy, chúng ta cần phải hết sức cẩn thận khi chơi hay làm một việc gì đó các con nhé.
- Cả lớp quan sát các video.
- HS làm việc theo nhóm đôi, thực hiện nhiệm vụ được GV giao.
+ Tranh 1: Hai bạn nhỏ chạy đuổi nhau trong khi sàn nhà ướt và trơn. 
+ Tranh 2: Bạn nhỏ nghịch ngồi trượt từ trên thành cầu thang xuống. 
+ Tranh 3: Bạn nhỏ ngoài người ra ngoài cửa sổ không có lưới bảo vệ. + Tranh 4: Bạn nhỏ nghịch đu cành cây
- HS trả lời:
+ Tranh 1: Việc làm đó có thể khiến hai bạn bị ngã, đập đầu xuống sàn nhà.
+ Tranh 2: Việc làm đó có thể khiến bạn bị ngã đau.
+ Tranh 3: Việc làm đó có thể khiến bạn bị ngã từ trên tầng cao xuống đất, nguy hiểm đến tính mạng.
+ Tranh 4: . Việc làm đó có thể khiến cành cây bị gẫy và làm bạn bị ngã xuống đất, gây thương tích.
- HS nhận xét 
- HS lắng nghe
- HS trả lời: chạy ra ngoài đường khi có rất nhiều xe cộ đi lại,
- HS nhận xét
- HS quan sát 
- HS lắng nghe
Hoạt động 2: Thảo luận về phòng tránh bị ngã
Mục tiêu :
- HS nêu được những việc nên làm và nên tránh để phòng bị ngã.
- HS được phát triển năng lực hợp tác.
Cách tiến hành:
- GV chiếu tranh trong mục b lên bảng chiếu và yêu cầu học sinh quan sát.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, xác định những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh bị ngã.
- GV mời một nhóm trình bày kết quả.
- GV gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV tổng kết các ý kiến và kết luận: Để phòng tránh bị ngã, em cần:
+ Không nhoài người, thò đầu ra ngoài cửa sổ, không ngồi lên thành lan can không có lưới bảo vệ.
+ Cẩn thận khi lên xuống cầu thang; không chạy nhảy, xô đẩy nhau.
+ Không leo trèo, đu cành cây, kê ghế trèo lên cao để lấy đồ.
+ Không đi chân đất, chạy nhảy, nô đùa trên nền trơn ướt, phủ rêu.
+ Không đùa nghịch nhảy qua miệng cống, rãnh nước, hố sâu....
- HS quan sát 
- HS thự hiện thảo luận nhóm đôi
- HS trình bày.
- HS nhận xét và bổ sung.
- HS lắng nghe.
TIẾT 2
LUYỆN TẬP
Hoạt động 1: Xử lí tình huống
Mục tiêu : 
– HS lựa chọn được cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống để phòng tránh bị ngã.
- HS đượ...ận. Để phòng tránh bị thương do các vật trên gây ra thì chúng ta phải làm gì? Chúng mình cùng đi tìm hiểu bài ngày hôm nay nhé!
Bài 12 “Phòng tránh bị thương do các vật sắc nhọn”. Các con dở sách giáo khoa trang 60 ra chúng ta cùng học bài nhé!
-GV viết tên bài lên bảng
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS chơi trò chơi
- HS lắng nghe
- HS trả lời: Các đồ vật trên đều sắc nhọn, có thể gây thương tích.
- HS lắng nghe.
- HS viết tên bài vào vở
KHÁM PHÁ
Hoạt động 1: Tìm hiều hậu quả của một số hành động nguy hiểm có liên quan đến vấn sắc nhọn
 *Mục tiêu:
- HS nêu được hậu quả của một số hành động, việc làm nguy hiểm có liên quan đến các vật sắc nhọn.
- HS phát triển năng lực tư duy phê phán và sang tạo.
 *Cách tiến hành
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc cá nhân quan sát các tranh ở mục a sách giáo khoa đạo đức 1 trang 64 và cho biết 
+ Bạn trong mỗi tranh đang làm gì?
+ Việc làm đó có thể dẫn đến điều gì/ hậu quả như thế nào?
- GV gọi HS trả lời 2 câu hỏi trên:
- GV gọi các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét và chốt ý đúng.
- GV hỏi: Ngoài những hành động, việc làm trên, còn có những hành động, việc làm nào khác khiến chúng ta bị thương do các vật sắc nhọn gây ra?
- GV gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét và đưa ra thêm tranh ảnh, video clip về những tình huống mà trẻ bị thương do các vật sắc nhọn
- GV kết luận: Các con ạ, trong thực tế của chúng ta có rất nhiều hành động, việc làm có thể khiến chúng ta bị thương do các vật sắc nhọn gây ra. Bởi vậy, chúng ta cần phải hết sức cẩn thận khi chơi hay làm một việc gì đó các con nhé.
- HS quan sát
- HS trả lời:
+ Tranh 1: Hai bạn nhỏ giằng nhau chieeucs kéo có đầu nhọn. Việc làm này có thể khiến hai bạn bị mũi kéo đâm phải và bị thương.
+ Tranh 2: Bạn nhỏ nghịch ngậm đầu nhọn của chiếc bút vào miệng. Việc làm đó có thể khiến bạn bị đầu nhọn của bút đâm vào họng khi vấp ngã, rất nguy hiểm.
+ Tranh 3: Một bạn nhỏ đang chĩa đầu nhọn của chiếc tuốc nơ vít vào người của một bạn đứng đối diện để dọa, trêu bạn. Việc làm này có thể khiến bạn đứng đối diện bị tuốc nơ vít đâm vào gây thương tích, rất nguy hiểm.
- HS nhận xét và bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời: cầm compa chơi đùa với các bạn
- HS nhận xét và bổ sung.
- HS quan sát
- HS lắng nghe và chủ động nhớ
Hoạt động 2: Thảo luận về phòng tránh bị thương do các vật sắc nhọn 
Mục tiêu:
- HS nêu được cách phòng tránh bị thương do các vật sắc nhọn.
- HS được phát triển năng lực hợp tác.
Cách tiến hành:
- GV đặt vấn đề: Ở hoạt động trước, chúng ta vừa chỉ ra được một số hành động, việc làm nguy hiểm, có thể làm các em bị thương do các vật sắc nhọn. vật để phòng tránh bị thương do các vật sắc nhọn, chúng ta cần phải làm gì?
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, tìm cách để phòng tránh bị thương do các vật sắc nhọn.
- GV mời một nhóm trình bày kết quả.
- GV gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV tổng kết các ý kiến và kết luận: Ngoài những biện pháp các con vừa nêu ra thì bạn nào còn có biện pháp khác để phòng tránh bị thương do các vật sắc nhọn gây ra không?
- GV nhận xét và đưa ra thêm một vài biện pháp khác.
- HS lắng nghe.
- HS thự hiện thảo luận nhóm đôi
- HS trình bày:
+ Không dùng các vật sắc nhọn để chơi, nghịch.
+ Không chơi đùa, chạy nhảy gần những đồ đạc có cạnh sắc nhọn.
+ Không ngậm các vật sắc nhọn trong miệng. 
+ Không chơi đùa trên sàn có các mảnh sành, sư, thủy tinh vỡ.
+ Không dùng tay để nhặt mảnh sành, sứ, thủy tinh vỡ.
- HS nhận xét và bổ sung.
- HS lắng nghe và trả lời.
- HS lắng nghe và rút kinh nghiệm.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách sơ cứu khi bị thương chảy máu.
*Mục tiêu: 
- HS nêu được các bước sơ cứu vết thương chảy máu.
- HS được phát triển năng lực hợp tác.
* Cách tiến hành:

- GV nói: Các vật sắc nhọn có thể làm chúng ta bị thương, chảy máu. Vậy chúng ta có thể sơ cứu các vết thương chảy máu như thế nào? 
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 trong vòng 3p dựa vào 4 tranh ở mục c) trang 65 và nêu các bước sơ cứu vết thương chảy máu.
- GV gọi các nhóm trình bày.
- GV gọi các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét và đưa ra kết quả chính xác nhất.
+ GV chiếu video về cách sơ cứu vết thương ưng với 4 tranh.
- GV nói: vừa rồi chúng ta đã được xem video về cách sơ cứu vết thương chảy máu đúng k nào? Giờ cô giáo sẽ liệt kê lại cho chúng mình cùng quan sát nhét!
+ Bước 1: Rửa tay sạch trước và sau khi sơ cứu chảy máu.
+ Bước 2: Rửa vết thương bằng nước sạch, có thể rửa dưới vòi nước máy.
+ Bước 3: Đặt miếng gạc lên vết thương.
+ Bước 4: Băng lại hoặc dùng băng keo băng kín.
- GV nói: Các con cần lưu ý. 
+ Nếu vết thương chỉ bị xước da, rớm máu thì không cần bang mà để hở cho dễ khô.
+ Nếu vết thương vẫn tiếp tục chảy nhiều máu sau khi đã bang thì phải đến cơ sở y tế để khám và xử lý.
* GV nói: Vừa rồi chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu các vật sắc nhọn dễ gây thương tích, cách phòng tránh bị thương do các vật đó gây ra và các con còn được học 4 bước sơ cứu khi bị thương chảy máu đúng không nào? Vậy để xem các con đã ghi

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_lop_1_sach_canh_dieu_nam_hoc_2021_2022_truon.docx
  • docHọc kì 1.doc