Giáo án Công nghệ Lớp 4 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

Bài 1: LỢI ÍCH CỦA HOA VÀ CÂY CẢNH (T2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Nêu được lợi ích của hoa và cây cảnh đối với đời sống.

- Rèn luyện kĩ năng để góp phần phát triển năng lực công nghệ, năng lực thẩm mỹ.

- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn qua việc chia sẻ được lợi ích của hoa và cây cảnh trồng ở trường hoặc gia đình.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có thói quen tìm hiểu lợi ích của hoa và cây cảnh ở gia đình, trường học, địa phương đối với đời sống.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực hiện tốt và có sáng tạo trong thực hiện các hoạt động của bài học để vận dụng vào thực tiễn.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, góp ý cùng bạn trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có hứng thú với việc trồng, chăm sóc và bảo vệ hoa, cây cảnh.

- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm với lớp, tôn trọng tập thể. Yêu thích hoa và cây cảnh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

docx 69 trang Cô Giang 22/10/2024 371
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 4 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 4 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

Giáo án Công nghệ Lớp 4 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)
TUẦN 1: CHỦ ĐỀ 1: CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG
Bài 1: LỢI ÍCH CỦA HOA VÀ CÂY CẢNH (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: 
- Nêu được lợi ích của hoa và cây cảnh đối với đời sống.
- Rèn luyện kĩ năng để góp phần phát triển năng lực công nghệ, năng lực thẩm mỹ.
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn qua việc chia sẻ được lợi ích của hoa và cây cảnh trồng ở trường hoặc gia đình.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có thói quen tìm hiểu lợi ích của hoa và cây cảnh ở gia đình, trường học, địa phương đối với đời sống.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực hiện tốt và có sáng tạo trong thực hiện các hoạt động của bài học để vận dụng vào thực tiễn.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, góp ý cùng bạn trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có hứng thú với việc trồng, chăm sóc và bảo vệ hoa, cây cảnh.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm với lớp, tôn trọng tập thể. Yêu thích hoa và cây cảnh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
+ Thông qua khởi động, giáo viên dẫn dắt bài mới hấp dẫn để thu hút học sinh tập trung.
- Cách tiến hành:
- GV giới thiệu video một số loài hoa một số cây cảnh đẹp để khởi động bài học. 
- GV yêu cầu HS chia sẻ cảm nhận sau khi xem 
xong video. 
- GV hỏi thêm: Em có thích hoa và cây cảnh không?
- GV nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào bài mới: Trong cuộc sống có rất nhiều loài hoa và cây cảnh khác nhau, mỗi loài hoa và cây cảnh có một lợi ích riêng. Đó là những lợi ích gì? Cô và các em sẽ cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay: Bài 1 – Lợi ích của hoa, cây cảnh với đời sống. ( Tiết 1)
- Một số HS lên trước lớp thực hiện. Cả lớp cùng múa hát theo nhịp điều bài hát.
- HS chia sẻ những suy nghĩ của 
mình qua xem video hoa và cây cảnh đẹp.
- HS trả lời theo suy nghĩ của mình.
- HS lắng nghe.
2. Hoạt động khám phá:
- Mục tiêu: 
+ Nêu được lợi ích của hoa và cây cảnh đối với đời sống.
+ Rèn luyện kĩ năng để góp phần phát triển năng lực công nghệ, năng lực thẩm mỹ.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò trang trí cảnh quan của hoa, cây cảnh
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được hoa, cây cảnh được con người sử dụng để trang trí hầu hết các không gian sống, mang lại không gian xanh mát, nhiều màu sắc, hương thơm cho con người, giúp con người gần gũi với thiên nhiên.
b. Cách tiến hành:
* Hoạt động khám phá
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát hình 1 SHS tr.6 và trả lời câu hỏi: Quan sát hình 1, hãy cho biết hoa, cây cảnh được dùng để trang trí ở những nơi nào bằng cách sử dụng các thẻ gợi ý dưới đây:
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: 1 – b, 2 – a, 3 – d, 4 – c.
- GV kết luận: Hoa cây cảnh được dùng để trang trí ở trường học, công viên, đường phố, văn phòng,...
- GV trình chiếu thêm cho HS quan sát hình ảnh về vai trò trang trí cảnh quan của hoa, cây cảnh.
Hoa trang trí trong đám cưới
Cây cảnh trang trí trong phòng khách gia đình
* Hoạt động luyện tập
- GV tổ chức cho HS liên hệ thực tế:
+ Chia sẻ với bạn bè về những nơi được trang trí bằng hoa, cây cảnh mà em biết. (Những nơi được trang trí bằng hoa, cây cảnh mà em biết là:
Trung tâm thương mại.
Nhà ở.
Sân vườn.)
+ Chia sẻ trải nghiệm, cảm nghĩ của bản thân về các 
không gian đó. 
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
* Hoạt động sáng tạo
- GV tổ chức cho HS thảo luận và chia sẻ ý tưởng trang trí hoa, cây cảnh trong căn phòng, ngôi nhà, lớp học,...
(Tranh trí hoa, cây cảnh trong ngôi nhà:
Đặt hoa vào chai hoặc lọ và treo chúng bằng 
dây trên tường.
Trồng những bụi cây phỉ thúy trước hiên nhà.
Sử dụng những loại cây cung cấp oxi để trong 
phòng ngủ.)
- GV quan sát, lựa chọn nhóm có ý tưởng sáng tạo hay và chia sẻ cho cả lớp.
* GV rút ra kết luận chung:
- Hoa, cây cảnh được dùng để trang trí nhà ở, trường học, nơi làm việc, khu vui chơi, đường phố,...
- Hoa, cây cảnh mang lại không gian xanh mát, nhiều màu sắc, hương thơm cho con người, giúp con người gần gũi với thiên nhiên.

- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- Đại diện HS trả lời.
- HS khác nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS suy nghĩ và liên hệ bản thân.
- Đại diện chia sẻ.
- HS khác nhận xét.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện HS chia sẻ.
- Nhóm khác theo dõi, nhận xét.
- HS lắng nghe.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò làm sạch không khí của hoa, cây cảnh
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được hoa, cây cảnh có khả năng làm sạch không khí, đồng thời nhận biết được một số loại hoa, cây cảnh có khả năng làm sạch không khí. HS có thể lựa chọn cây trồng phù hợp cho mục đích làm sạch không khí.
b. Cách tiến hành
* Hoạt động khám phá
- GV hướng dẫn HS quan sát Hình 2 SHS tr.7, 8 và trả lời câu hỏi: Em hãy sử dụng các thẻ dưới đây để gọi tên các loài hoa, cây cảnh có khả năng làm sạch ... và có sáng tạo trong thực hiện các hoạt động của bài học để vận dụng vào thực tiễn.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, góp ý cùng bạn trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có hứng thú với việc trồng, chăm sóc và bảo vệ hoa, cây cảnh.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm với lớp, tôn trọng tập thể. Yêu thích hoa và cây cảnh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
+ Thông qua khởi động, giáo viên dẫn dắt bài mới hấp dẫn để thu hút học sinh tập trung.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi “Vòng quay may mắn” để khởi động bài học. 
+ GV giới tiệu luận chơi: 1 bạn lên tham gia chơi, bấm vào ô bắt đầu quay. Khi vòng quay dừng, kim chỉ vào ô nào trả lời câu hỏi trong ô đó. Trả lời đúng sẽ được tuyên dương. 
* Quan sát tranh sau và trả lời hoa, cây cảnh có lợi ích gì?
+ Câu 1: Hình ảnh 1 (Câu 1: Hoa, cây cảnh dùng để trang trí, làm đẹp cảnh quan.)
+ Câu 2: Hình ảnh 2 (Câu 2: Cây cảnh dùng để làm sạch không khí.)
- GV nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào bài mới.
- HS tham gia trò chơi. 
- HS trả lời theo suy nghĩ của mình.
- HS lắng nghe.
2. Hoạt động khám phá:
- Mục tiêu: 
+ Nêu được lợi ích của hoa và cây cảnh đối với đời sống.
+ Rèn luyện kĩ năng để góp phần phát triển năng lực công nghệ, năng lực thẩm mỹ.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 3: Cung cấp Oxygen cho con người của hoa, cây cảnh
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được ý nghĩa về tinh thần, hoa và cây cảnh còn có vai trò vô cùng quan trọng là cung cấp oxygen cho con người. Giúp HS nhận thức được tầm quan trọng của hoa, cây cảnh đối với đời sống con người, giáo dục cho HS trách nhiệm trồng, chăm sóc và bảo vệ hoa, cây cảnh.
b. Cách tiến hành:
* Hoạt động khám phá
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát hình 3 SHS tr.9 và trả lời câu hỏi:
+ Quan sát hình 3 và tìm cụm từ thích hợp thay cho các số trong các câu:
● Hoạt động của hoa, cây cảnh đã lấy khí (1) từ không khí và tạo ra khí (2).
● Hoạt động hô hấp (hít thở) của con người đã lấy khí (3) từ không khí và thải ra khí (4).
+ Hình 3 thể hiện vai trò gì của hoa, cây cảnh với con người?
+ GV hỏi thêm: Nếu không có hoa, cây cảnh thì con người sẽ lấy oxygen ở đâu để thở?
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Khi cây quang hợp, sẽ lấy khí carbon dioxide (C02) từ không khí và tạo ra khí oxygen cung cấp cho hoạt động hô hấp của con người và động vật.
* Hoạt động mở rộng
- GV yêu cầu HS đọc nội dung thông tin phần mở rộng SHS tr.9 để hiểu rõ về vai trò cung cấp oxygen của cây cho con người.
- GV giáo dục HS có ý thức bảo vệ hoa, cây cảnh nói riêng và cây xanh nói chung.

- HS làm việc cá nhân.
- Đại diện chia sẻ.
- HS khác nhận xét.
- HS trả lời.
- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về vai trò thể hiện tình cảm của hoa, cây cảnh
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được vai trò, ý nghĩa của việc tặng hoa, cây cảnh trong các dịp lễ tết.
b. Cách tiến hành
* Hoạt động khám phá
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát hình 4 SHS tr.10 và thực hiện nhiệm vụ: Quan sát hình 4 và cho biết hoa, cây cảnh được sử dụng để thể hiện tình cảm trong những dịp lễ nào?
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Hoa, cây cảnh được sử dụng để thể hiện tình cảm vào dịp chúc mừng sinh nhật, chúc mừng khai trương, kỉ niệm các ngày lễ,....
- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh về việc sử dụng hoa, cây cảnh trong dịp lễ Tết:
- GV nêu yêu cầu thêm: Kể thêm với các bạn về những dịp có sử dụng hoa, cây cảnh để thể hiện tình cảm mà em biết. ( Những dịp có sử dụng hoa, cây cảnh để thể hiện tình cảm mà em biết là:
Kỉ niệm ngày cưới của bố mẹ.
Ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10.
Ngày Lễ tình yêu 14-2.
Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27-2.
Ngày của Mẹ 13-5.
Ngày của Cha 17-6.)
* Hoạt động luyện tập
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trao đổi và thực hiện nhiệm vụ: Hãy chia sẻ với các bạn về một kỉ niệm mà em đã tặng hoa cho người thân, bạn bè hoặc em được người thân, bạn bè tặng hoa.
( Nhân dịp Ngày của Mẹ 13-5 em đã tặng mẹ một bó hoa hướng dương với ý nghĩa là một biểu tượng của lòng trung thành, chung thủy sâu sắc; biểu thị cho sức mạnh, uy quyền, sự ấm áp, nuôi dưỡng của mẹ.)
- GV khuyến khích HS xung phong chia sẻ kỉ niệm của bạn thân. 
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Tặng hoa trong các dịp lễ thể hiện sự chúc mừng hoặc bày tỏ tình cảm đối với người được tặng.
* Hoạt động mở rộng
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục mở rộng SHS tr.10 để tìm hiểu về một số vai trò khác của hoa và cây cảnh.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn.
+ GV chia HS thành 2 đội (4 – 6 HS/đội).
+ GV mời đại diện các đội lần lượt liệt kê các vai trò của hoa, cây cảnh trong đời sống.
+ Câu trả lời của 2 đội không được trùng lặ...i
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Mở đầu:

+ Gia đình em có trồng hoặc hay cắm hoa nào không?
- HS nêu.
+ Hãy kể tên loài hoa mà em biết?
- HS nêu.
- GV giới thiệu - ghi bài.

2. Khám phá

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về hoa hồng.

a. Mục tiêu:

- Giúp HS nhận biết được cây hoa hồng thông qua một số đặc điểm cơ bản của hoa và lá cây.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát hình 1, SGK/12 và thảo luận nhóm đôi mô tả đặc điểm lá, hoa của các loại cây hoa hồng theo các thẻ gợi ý.
- HS quan sát, thảo luận.
- GV chiếu hình ảnh.
- Đại diện các nhóm lên bảng trình bày hình a, b và hình c, d. 
+ Ngoài các thẻ gợi ý, nhóm nào có bổ sung gì thêm về cây hoa hồng? (màu sắc, mùi hương, thân, nụ...)
- HS trình bày.
- GV yêu cầu HS giới thiệu về một loại hoa hồng mà em thích trong nhóm đôi.
- HS thực hiện.

- Đại diện nhóm lên giới thiệu trước lớp.
+ Cây hoa hồng có nguồn gốc, ý nghĩa như thế nào?
- HS nêu.
+ Cây hoa hồng có công dụng gì trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta?
- HS nêu.
c. Kết luận:

- GV yêu cầu HS đọc kết luận SGK/12
- Nhiều HS đọc.
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về hoa đào.

a. Mục tiêu:

- Giúp HS nhận biết được cây hoa đào thông qua một số đặc điểm cơ bản của hoa và lá cây.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát hình 2, SGK/13 và thảo luận nhóm đôi mô tả chính xác đặc điểm của cây hoa đào (màu sắc cánh hoa, màu sắc nhị, cách mọc hoa, màu lá, hình dáng lá.)
- HS quan sát, thảo luận.
- GV chiếu hình ảnh.
- Đại diện các nhóm lên bảng trình bày hình từng hình.
+ Ngoài các gợi ý trong SGK, nhóm nào có bổ sung gì thêm về cây hoa đào? (màu sắc, mùi hương, thân, nụ...)
- HS trình bày.
- GV yêu cầu HS giới thiệu về cây hoặc cành hoa đào trưng bày trong dịp tết của gia đình em trong nhóm đôi.
- HS thực hiện.

- Đại diện nhóm lên giới thiệu trước lớp.
+ Cây hoa đào có ý nghĩa như thế nào trong dịp tết ở miền Bắc?
- HS nêu.
+ Cây hoa đào có công dụng gì trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta?
- HS nêu.
c. Kết luận:

- GV yêu cầu HS đọc kết luận SGK/13
- Nhiều HS đọc.
3. Vận dụng, trải nghiệm

+ Hãy mô tả một loại hoa mà em thích?
- HS chia sẻ trước lớp.
+ Ở thành phố (địa phương) em sống có cây hoa đặc trưng nào? Hãy mô tả về cây hoa đó
- HS chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét chung.

+ Nêu cảm nhận của em sau tiết học?
- HS nêu cảm nhận sau tiết học.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (NẾU CÓ)
.........................................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________________ 
Bài 2: Một số loại hoa, cây cảnh nổi tiếng (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Nhận biết được loại hoa đăc trưng ngày Tết miền Nam (hoa mai) và Quốc hoa của Việt Nam (hoa sen).
* Năng lực chung: năng lực quan sát, mô tả, ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.
* Phẩm chất: Yêu hoa, yêu cây, thích thú với các loại hoa, cây cảnh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Mở đầu:

+ Hãy mô tả lại loài hoa đặc trưng ngày Tết của miền Bắc?
- HS nêu.
- GV giới thiệu - ghi bài.

2. Khám phá

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về hoa mai.

a. Mục tiêu:

- Giúp HS nhận biết được cây hoa mai thông qua một số đặc điểm cơ bản 

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát hình 3, SGK/13 và thảo luận nhóm đôi mô tả đặc điểm lá, hoa của cây hoa mai theo gợi ý.
- HS quan sát, thảo luận.
- GV chiếu hình ảnh.
- Đại diện các nhóm lên bảng trình bày. 
+ Ngoài các gợi ý, nhóm nào có bổ sung gì thêm về cây hoa mai? (màu sắc, mùi hương, thân, nụ...)
- HS trình bày.
- GV yêu cầu HS giới thiệu về cây hoặc cành hoa mai trưng bày trong dịp tết của gia đình em hoặc em biết trong nhóm đôi.
- HS thực hiện.

- Đại diện nhóm lên giới thiệu trước lớp.
+ Cây hoa mai có ý nghĩa như thế nào trong dịp tết ở miền Nam?
- HS nêu.
+ Cây hoa mai có công dụng gì trong cuộc sống của chúng ta?
- HS nêu.
c. Kết luận:

- GV yêu cầu HS đọc kết luận SGK/14
- Nhiều HS đọc.
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về hoa sen.

a. Mục tiêu:

- Giúp HS nhận biết được cây hoa sen thông qua một số đặc điểm cơ bản của.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát hình 4, SGK/14 và thảo luận nhóm đôi mô tả chính xác đặc điểm của cây hoa sen (màu sắc cánh hoa, màu sắc nhị, hình dáng lá.)
- HS quan sát, thảo luận.
- GV chiếu hình ảnh.
- Đại diện các nhóm lên bảng trình bày.
+ Em có biết câu ca dao nào nói về hoa sen không?
- HS nêu.
- GV đọc câu ca dao
 “Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng...”
+ Câu ca dao nói đến bộ phận nào của cây hoa sen?

- HS nêu.
-> Hoa sen gắn liền với đời sống người dân Việt Nam, đã đi vào trong câu ca dao tục ngữ. Hoa sen được coi là “Quốc hoa” của Việt Nam
- HS lắng nghe
+ Cây hoa sen thường được trồng ở đâu? Hoa nở vào mùa nào?
- HS trình bày.
+ Các bộ phận trên cây hoa sen có công dụng gì trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta?
- HS nêu.
c. Kết luận:
...- giá thể trấu hun

- HS tiến hành.
- HS thảo luận, GV quan sát và giúp đỡ khi HS gặp khó khăn
- HS thực hiện
- Từ các loại giá thể trong hình, yêu cầu HS rút ra khái niệm về giá thể trồng hoa, cây cảnh.
- HS chia sẻ, lắng nghe, ghi nhớ.
3. Hoạt động luyện tập

- Tổ chức cho HS liên hệ thực tiễn neu thêm một số loại giá thể trồng hoa, cây cảnh trong chậu đang được sử dụng ở:
 + Gia đình
 + Nhà trường
 + Địa phương
- HS thực hiện
- Tổ chức cho HS chia sẻ bài làm, GV kết luận.
- HS thảo luận theo cặp, chia sẻ.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
BÀI 3: VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ TRỒNG HOA, CÂY CẢNH TRONG CHẬU
TIẾT 3: MỘT SỐ DỤNG CỤ TRỒNG HOA, CÂY CẢNH TRONG CHẬU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Mô tả được một số cách sử dụng dụng cụ trồng hoa, cây cảnh trong chậu
* Năng lực chung: năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:

- GV giới thiệu- ghi bài

2. Hoạt động khám phá

- Yêu cầu HS quan sát hình 5 trong sgk kết hợp với gợi ý hoàn thành mục 1ở phần khám phá:
a- Bình tưới cây
b- Xẻng nhỏ
c- Găng tay làm vườn.

- HS tiến hành.
- HS thảo luận, GV quan sát và giúp đỡ khi HS gặp khó khăn, yêu cầu HS quan sát hình 6 trong sgk, thảo luận và mô tả cách sử dụng các dụng cụ.
- HS thực hiện
- Yêu cầu HS báo cáo, HS nhận xét, bổ sung và hoàn thiện.
- HS chia sẻ, lắng nghe, ghi nhớ.
3. Hoạt động luyện tập

- HS liên hệ thực tiễn, nêu thêm một số dụng cụ và cách sử dụng các dụng cụ đó để trồng hoa, cây cảnh trong chậu đang được sử dụng ở:
+ Gia đình
+ Nhà trường
+ Địa phương
- HS thực hiện
- Tổ chức cho HS chia sẻ bài làm, GV kết luận.
- HS thảo luận theo cặp, chia sẻ.
4. Hoạt động sáng tạo

- GV tổ chức cho HS về nhà tham gia vào việc trồng hoa, cây cảnh trong chậu. Chụp hoặc quay video quá trình chăm sóc.
- Dặn HS hoàn thiện và giới thiệu Sp vào tiết sau
-HS thực hiện.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
	Công Nghệ (Tiết 10)
Bài 4: GIEO HẠT HOA, CÂY CẢNH TRONG CHẬU (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Tóm tắt được nội dung các bước gieo hạt hoa, cây cảnh trong chậu.
- Nêu được các vật liệu, dụng cụ cần thiết để gieo hạt hoa, cây cảnh trong chậu.
* Năng lực chung:
- Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học tập cá nhân và nhóm.
- Đề xuất được loại hoa, cây cảnh và dụng cụ, vật dụng, vật liệu phù hợp với thực tiễn và mục tiêu của bài học.
* Phẩm chất: Có ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm trong quá trình học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi; hình ảnh, video hoặc các vật dụng, dụng cụ phù hợp để gieo hạt hoa, cây cảnh; các thẻ chữ hoặc phiếu học tập để tổ chức hoạt động tìm hiểu các bước gieo hạt hoa, cây cảnh trong chậu.
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV tổ chức cho HS xem video hướng dẫn trồng hạt trong chậu.
GV hỏi: Để gieo hạt hoa, cây cảnh em cần chuẩn bị gì? Khi gieo em cần chú ý đến điều gì? (Em cần chuẩn bị hạt giống, chậu, xẻng, bao tay, bình xịt nước,.. Em cần chú ý lựa chọn hạt giống và lượng nước,)

- HS theo dõi.
- HS nêu ý kiến.
- GV giới thiệu- ghi bài
- HS lắng nghe.
2. Hình thành kiến thức:

Tìm hiểu các bước gieo hạt hoa, cây cảnh trong chậu.

-GV tổ chức HS đọc nội dung mục 1 trong SGK.
- HS đọc.

- GV chia lớp thành các đội, tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” dùng các thẻ chữ sắp xếp thứ tự các bước gieo hạt hoa, cây cảnh trong chậu. Đội nào có kết quả nhanh và đúng nhất sẽ giành chiến thắng.
- HS tham gia chơi.

-GV nhận xét, tổng kết và tuyên dương nhóm thắng cuộc. 
Bước 1: Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ trồng hoa, cây cảnh.
Bước 2: Sử dụng một tấm lưới nhỏ hay một viên sỏi có kích thước lớn hơn lỗ thoát nước đặt lên trên lỗ thoát nước ở đáy chậu.
Bước 3: Cho một lượng giá thể vừa đủ vào chậu.
Bước 4: Đặt cây đứng thẳng ở giữa chậu cho thêm giá thể vào châu cho đến khi lấp kín gốc và rễ, dùng tay ấn nhẹ gốc cho chắc chắn.
Bước 5: Tước nhẹ nước quanh gốc cây.
-HS theo dõi và lắng nghe.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 thảo luận nhóm đôi và cho biết: 
+ Kể tên các vật liệu, vật dụng và dụng cụ cần thiết để trồng hoa, cây cảnh trong chậu?
+ Sắp xếp các ảnh trong hình 1 theo đúng thứ tự các bước trồng hoa, cây cảnh?
- HS trao đổi trong nhóm với nhau để sắp xếp.
- GV tổ chức các nhóm chia sẻ.
+ Các vật liệu, vật dụng và dụng cụ cần thiết là: bao tay, giá thể (đất, mùn cưa, xơ dừa, than,..), xẻng, chậu, hạt hoa, cây cảnh,...
+ Thứ tự đúng là: e – b – c – d – a.
- Đại diện các nhóm chia sẻ.
- GV hỏi: Khi trồng hạt hoa, cây cảnh trong chậu cần lưu ý điều gì?
- HS chia sẻ nối tiếp.
-GV nhận xét, tổng kết và tuyên dương nhóm thắng cuộc. (Thứ tự các bước gieo hạt hoa, cây cảnh trong chậu là e – b – c – d – a.
- Khi trồng hạt hoa, cây cảnh trong chậu cần lưu ý đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình trồng hạt hoa, cây cảnh. Thu dọn dụng cụ ... nhóm 4 bạn.
- HS lắng nghe.
- GV phổ biến nội quy thực hành: trước, trong và sau khi thực hành; yêu cầu về sản phẩm cũng như tiêu chí đánh giá.
- HS thực hiện.
- Gv yêu cầu các nhóm giới thiệu về cây cảnh mà nhóm mình trồng. (xương rồng, cau cảnh, cây lưỡi hổ, cây sống đời, cây kim tiền, cây trầu bà,...)
-Đại diện các nhóm chia sẻ.
- GV tổ chức cho HS ra phía vườn trường mang theo dụng cụ, vật dụng làm việc nhóm 4 theo vị trí phân công.
- HS thực hiện.
- Các nhóm thực hành việc trồng cây cảnh GV hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần thiết.
(GV lưu ý HS cần thu dọn dụng cụ và vệ sinh sau khi thực hành).
- Các nhóm thực hiện.
- GV tổ chức HS thảo luận tự đánh giá và đánh giá chéo kết quả thực hành theo các tiêu chí.

- HS lắng nghe, thực hiện việc đánh giá vào bảng tiêu chí.
- GV tổ chức các nhóm báo cáo kết quả.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quá đánh giá theo bảng tiêu chí.
- GV nhận xét, đánh giá chung và tuyên dương các nhóm. Nhắc nhở các nhóm tiếp tục chăm sóc sản phẩm sau khi thực hành như tưới nước, bón phân, cung cấp đủ ánh sáng,...)
- HS lắng nghe.
4. Vận dụng, trải nghiệm:

- Em hãy nêu lại các việc cần làm sau khi trồng cây cảnh trong chậu?
- Yêu cầu HS phân công nhiệm vụ các bạn trong nhóm tiếp tục chăm sóc sản phẩm sau phần thực hành.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
Công nghệ
Bài 5: TRỒNG HOA, CÂY CẢNH TRONG CHẬU (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- HS liên hệ thực tiễn và nhớ lại các bước trồng hoa và cây cảnh trong chậu mà mình đã trải nghiệm hoặc được quan sát.
- Tóm tắt được nội dung các bước trồng hoa, cây cảnh trong chậu.
* Năng lực chung: 
- Chủ động, tích cực tham gia hoạt động học tập.
* Phẩm chất: yêu lao động, yêu thiên nhiên, cây cối.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, màn chiếu.
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh cây hoa, cây cảnh trong chậu.

- HS quan sát.
- GV yêu cầu HS liên hệ thực tiễn và trả lời câu hỏi:
+ Theo con những cây có đặc điểm gì gọi là cây hoa? Những cây thế nào là cây cảnh?
+ Thế nào là chậu hoa, chậu cây cảnh?
+ Những loại cây trồng ở chậu thường có đặc điểm gì?
- HS liên hệ và trả lời.
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi (nếu có).
- Lắng nghe, đặt câu hỏi.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe
- GV giới thiệu- ghi bài
- Ghi bài.
2. Hình thành kiến thức:

2.1. Tìm hiểu cây hoa, cây cảnh, chậu cây.

- GV đưa câu hỏi gợi ý và yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4:
+ Em đã bao giờ tự trồng hoa, cây cảnh trong chậu chưa?
+ Những chậu cây như vậy thường được đặt ở đâu?
+ Theo em, trồng hoa, cây cảnh trong chậu như thế nào là đúng nhất?
+ Trong quá trình trồng hoa, cây cảnh cần chú ý những vấn đề gì?
- HS thực hiện
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- HS trả lời.
2.2. Tìm hiểu các bước trồng hoa, cây cảnh trong chậu

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, đọc thầm nội dung mục 1 SHS tr.24 để nắm được các bước trồng hoa, cây cảnh trong chậu.
- HS thực hiện
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ: 
+ Em hãy sử dụng các thẻ gợi ý dưới đây và sắp xếp đúng thứ tự các bước trồng hoa, cây cảnh trong chậu. (yêu cầu trong sgk)
- HS thực hiện
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- HS trả lời.
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
+ Bước 1: Chuẩn bị vật liệu, vật dụng và dụng cụ.
+ Bước 2: Sử dụng một tấm lưới nhỏ hay một viên sỏi có kích thước lớn hơn lỗ thoát nước đặt lên trên lỗ thoát nước ở đáy chậu.
+ Bước 3: Cho một lượng giá thể vừa đủ vào chậu.
+ Bước 4: Đặt cây thẳng đứng ở giữa chậu, cho thêm giá thể vào chậu cho đến khi lấp kín gốc và rễ; dùng tay ấn nhẹ quanh gốc cây cho chắc chắn.
+ Bước 5: Tưới nhẹ nước quanh gốc cây.
- Lắng nghe
- GV cho HS xem video trồng cây hoa và cây cảnh.
- Xem video
- GV gọi HS nêu cảm nghĩ khi xem video.
- Nêu cảm nghĩ
4. Vận dụng, trải nghiệm:

- GV yêu cầu HS quan sát kĩ những chậu cây con nhìn thấy trong thực tiễn.
- Ghi nhớ
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
Công nghệ
Bài 5: TRỒNG HOA, CÂY CẢNH TRONG CHẬU (T2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Tóm tắt được nội dung các bước trồng hoa, cây cảnh trong chậu.
- Biết một số dụng cụ được sử dụng trong việc trồng hoa và cây cảnh trong chậu.
* Năng lực chung: 
- Chủ động, tích cực tham gia hoạt động học tập.
* Phẩm chất: yêu lao động, yêu thiên nhiên, cây cối.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, màn chiếu.
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV yêu cầu HS nhắc lại các bước trồng hoa và cây cảnh trong chậu.

- HS nhắc lại
- GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe
- GV giới thiệu- ghi bài
- Ghi bài
2. Hình thành kiến thức:

2.1. Tìm hiểu các vật liệu, vật dụng sử dụng khi trồng hoa và cây cảnh trong chậu

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm...ộng chăm sóc hoa, cây cảnh trồng chậu.
- Trong video có những hoạt động chăm sóc hoa, cây cảnh trồng chậu nào?

- HS xem video và trả lời các câu hỏi.
- GV giới thiệu- ghi bài

2. Hình thành kiến thức:

2.1. Đảm bảo đủ ánh sáng cho hoa, cây cảnh

- GV tổ chức cho HS quan sát H1 trong SGK và thảo luận:
+ Khi thừa ánh sáng, màu sắc của lá cây thay đổi như thế nào? (màu sắc của lá cây sẽ từ màu xanh chuyển thành màu vàng úa, cháy mép lá)
- HS làm việc nhóm 2
- Đại diện nhóm trả lời
- GV tổ chức cho HS quan sát một số hình ảnh cây bị thiếu ánh sáng và nêu câu hỏi:
+ Khi thiếu ánh sáng, màu sắc của lá cây thay đổi như thế nào? (màu sắc của lá cây sẽ từ màu xanh chuyển thành màu nhạt hơn hoặc bị vàng úa)
- HS làm việc nhóm 2
- Đại diện nhóm trả lời
- GV tổ chức cho HS quan sát H2 SGK và thảo luận 
+ Nêu các cách cung cấp đủ ánh sáng cho hoa, cây cảnh trồng chậu phù hợp với từng hình>
- HS làm việc nhóm 2
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận
+ Hình a: Mở rèm cửa sổ
+ Hình b: Để cây ở ban công
+ Hình c: Đặt cây ở những nơi có đèn chiếu sáng
- HS báo cáo kết quả thảo luận
- GV tổ chưc cho học sinh thảo luận để nêu cách giảm bớt ánh sáng cho hoa, cây cảnh khi ánh sáng quá mạnh.
( Đặt nơi râm, mát; che nắng cho cây, ....)
- HS làm việc nhóm 2
- Tổ chức cho HS liên hệ thực tiến việc đảm bào ánh sáng trong trồng hoa, cây cảnh ở gia đình.
- Học sinh chia sẻ những quan sát của cá nhân
- Tổ chưc cho học sinh thảo luận: Vai trò của ánh sáng đối với hoa, cây cảnh
- HS làm việc nhóm 2, đại diện nhóm chia sẻ.
- GV cho học sinh đọc phần ghi nhớ

2.2. Tưới nước cho hoa, cây cảnh

- GV tổ chức cho HS quan sát H3 trong SGK và thảo luân: Cây đủ nước và cây thiếu nước khác nhau như thế nào?
+ Cây thiếu nước: lá bị héo
- HS quan sát và trả lời: làm việc cá nhân
- GV tổ chức cho HS quan sát một số tranh ảnh cây bị thừa nước.
+ Cây bị thừa nước lá cây bắt đầu vàng, uốn cong và rụng dần
- HS quan sát và trả lời: làm việc cá nhân
- GV tổ chức cho HS quan sát H4 trong SGK nêu tên các cách tưới nước phù hợp từng hình
- HS làm việc cá nhân
- GV tổ chưc cho học sinh báo cáo kết quả làm việc: GV đưa hình.
+ Hình a: 1 (Tưới nước bằng bình xịt)
+ Hình b: 2 (Tưới nước bằng bình tưới cây)
+ Hình c: 3 ( Bằng hệ thống tưới nhỏ rọt)
- HS giơ thẻ số
- GV tổ chưc cho HS kể thêm những cách tưới nước cho hoa và cây cảnh
- Học sinh chia sẻ
- GV tổ chưc cho HS mô tả cách tưới nước cho một loài hoa, cây cảnh mà học sinh đã thực hiện.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- GV cùng HS đánh giá các cách tưới nước cho một loài hoa, cây cảnh mà học sinh đã mô tả

- GV cho HS đọc phần ghi nhớ SGK
- HS đọc ghi nhớ
3. Vận dụng, trải nghiệm:

- Thực hiện một số công việc tưới nước cho hoa, cây cảnh tại gia đình, nhà trường. Nộp lại sản phẩm ( hình ảnh) vào buổi học tiếp theo.
- HS thực hiện ngoài giờ học
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
Công nghê (Tiết 17)
Bài 6: CHĂM SÓC HOA, CÂY CẢNH TRONG CHẬU (T2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Phát triển năng lực công nghệ: 
+ Biết được sự cần thiết phải bón phân cho hoa và cây cảnh.
+ Mô tả được cách bón phân cho hoa, cây cảnh trồng chậu.
* Năng lực chung:
- Phát triển năng lực trách nhiệm: Xác định đúng và đầy đủ nhiệm vụ của bản thân trong hoạt đông học tập và chăm sóc hoa, cây cảnh trồng chậu.
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề: Đề xuất được cách bón phân hợp lí cho hoa, cây cảnh trồng chậu.
* Phẩm chất:
- Chủ động tìm hiểu kiến thức, kĩ năng liên quan đến chăm sóc hóa, cây cảnh trồng chậu.
- Có hứng thú với việc trồng, chăm sóc và bảo vệ hoa, cây cảnh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Hình ảnh về hoạt động bón phân cho hoa, cây cảnh trồng chậu.
- HS: SGK, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả hoạt động tười nước cho hoa, cây cảnh.

- HS báo cáo kết quả hoạt động
+ Ngoài việc tưới nước để cho hoa, cây cảnh phát triển tốt chúng ta cần làm gì?
- HS chia sẻ theo suy nghĩ của bản thân
- GV giới thiệu- ghi bài

2. Hình thành kiến thức:

- GV tổ chức cho HS quan sát H5 kết hợp với sử dụng thẻ chữ nêu tên các cách bón phân cho hoa, cây cảnh trồng trong châu.
- HS làm việc nhóm 2

- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận: GV cho quan sát từng hình
+ Hình a: 2 (Pha với nước và tưới vào gốc)
+ Hình b: 3 ( Pha với nước và phun lên lá cây)
+ Hình c: 1 ( Bón đều xung qunh gốc)
- HS giơ thẻ số
- GV tổ chưc cho học sinh thảo luận : Tại sao phải bón phân cho hoa, cây cảnh.
- HS làm việc nhóm 4 theo kĩ thuật mảnh ghép
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả
( Bón phân đúng cách, cây cảnh sẽ tươi, đẹp và ra hoa, ra lá nhiều hơn)
- HS đại diện nhóm báo cáo kết quả
- GV tổ chức cho HS mô tả thêm những cách bón phân cho hoa, cây cảnh.
- HS kể và mô tả thêm.
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu cách dùng các loại phân bón.
+ Kể tên những loại phân bón nào cần pha với nước để tưới; loại nào bón đều xung quanh gốc
- HS chia sẻ hiểu biết của bản thân
- GV cho học sinh đọc phần ghi nhớ

3. Thực hành

- GV tổ chức cho HS... tiết hình tấm
+ Nhóm chi tiết hình thanh
+ Nhóm chi tiết chuyển động 
+ Nhóm chi tiết kết nối 
- Các nhóm trình bày và nhận xét, GV nhận xét. 
- GV giới thiệu và hướng dẫn HS cách sắp xếp các chi tiết trong hộp có nhiều ngăn. Mỗi ngăn để một số chi tiết cùng loại hoặc 2 đến 3 loại khác nhau.
Hoạt động ghi nhớ: 
- GV chốt kiến thức: Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật gồm 35 chi tiết được chia thành bốn nhóm (nhóm chi tiết hình tấm, nhóm chi tiết hình thanh, nhóm chi tiết chuyển động và nhóm chi tiết kết nối) cùng với hai dụng cụ lắp ghép mô hình (cờ-lê, tua vít)
- HS trình bày phần thảo luận, nhận xét, bổ sung. 
- HS lắng nghe và ghi nhớ. 
4. Củng cố kiến thức:
- GV tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi “Nhà kĩ sư tài ba” trả lời các câu hỏi:
1. Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật có mấy nhóm chi tiết? Em hãy kể tên các nhóm chi tiết đó. 
2. Các dụng cụ nào dùng để lắp ghép mô hình?
- GV cho HS tham gia trò chơi và đúc kết kiến thức. 
- Nhận xét tiết học. 

- HS tham gia trò chơi. 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
Bài 7. GIỚI THIỆU BỘ LẮP GHÉP MÔ HÌNH KĨ THUẬT (Tiết 2) 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Hiểu được bản hướng dẫn sử dụng.
- Sử dụng được cờ-lê, tua-vít để lắp và tháo vít, tập lắp được một số chi tiết theo mẫu.
* Năng lực công nghệ: Hiểu biết công nghệ, sử dụng công nghệ.
* Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti - vi, tranh ảnh trong sách giáo khoa được phóng to, bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật lớp 4.
- HS: sgk, bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật lớp 4. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- GV cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn?” trả lời các câu hỏi:
1. Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật có mấy nhóm chi tiết?
2. Em hãy kể tên các nhóm chi tiết trong bộ lắp ghép mô hình. 
3. Các dụng cụ nào dùng để lắp ghép mô hình?

- HS suy ngẫm trả lời.

- GV giới thiệu- ghi bài

2. Khám phá: Hoạt động sử dụng bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật
- GV hướng dẫn và làm mẫu các thao tác cầm và đặt cờ lê tua vít vào chi tiết để lắp vít và tháo vít với hai chi tiết như hình 6 trang 37 SGK. (Khoảng 2 lần)
- GV mời 2-3 HS lên làm mẫu. 
- GV cho học sinh quan sát hình 6 sách giáo khoa và hỏi: Em sử dụng cờ lê và tua vít như thế nào?
- HS đưa ra câu trả lời: Một tay dùng cờ-lê giữ chặt ốc, tay còn lại dùng tua-vít vặn theo chiều kim đồng hồ.
- GV mời HS nhận xét, bổ sung. 
- GV nhận xét, chốt ý.
Hoạt động thực hành
- Giáo viên thao tác lắp ghép một trong ba sản phẩm mẫu như hình 7 trang 38 sách giáo khoa, yêu cầu HS hãy gọi tên và số lượng các chi tiết cần lắp ghép trong hình.
- GV thao tác mẫu cách tháo các chi tiết của mối ghép và sắp xếp gọn gàng vào trong hộp. - GV tổ chức cho học sinh thực hành theo nhóm và bầu chọn nhóm có sản phẩm làm đẹp nhất và cất các chi tiết gọn gàng. 

- HS quan sát GV làm mẫu.
- HS lên làm mẫu. 
- HS trả lời câu hỏi
- HS gọi tên số lượng và các chi tiết cần lắp. 
- HS quan sát. 
- HS thực hành theo nhóm. 
4. Củng cố kiến thức:
- GV tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi “Nhà kĩ sư tài ba” trả lời các câu hỏi:
1. Khi lắp và tháo mối ghép các chi tiết em sẽ dùng cờ-lê, tua-vít như thế nào?
2. Thực hành cùng bạn kế bên cách cầm cờ-lê, tua-vít.
- GV cho HS tham gia trò chơi và đúc kết kiến thức. 
- Nhận xét tiết học. 

- HS tham gia trò chơi. 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):	
	Bài 8: LẮP GHÉP MÔ HÌNH BẬP BÊNH (TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Lựa chọn được các chi tiết, dụng cụ lắp ghép mô hình bập bênh.
- Sử dụng được các dụng cụ và chi tiết kĩ thuật để lắp ghép mô hình bập bênh.
* Năng lực chung: Hình thành năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo trong quá trình học tập.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật 4, phiếu học tập (Mục 2.2)
- HS: sgk, vở ghi, bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật 4
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và cho biết: Hai bạn nhỏ đang chơi trò gì?
+ Theo em bập bênh gồm mấy bộ phận? Mô tả cái bập bênh em quan sát được.

- HS theo dõi và trả lời
- GV giới thiệu- ghi bài
- HS ghi vở
2. Hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu sản phẩm mẫu

- Yêu cầu HS quan sát hình 1 và sản phẩm mẫu, làm việc nhóm đôi nêu các bộ phận chính của mô hình bập bênh.
(3 bộ phận: Chân đế, trục quay, thanh đòn và ghế ngồi)
- Nêu số lượng các chi tiết của mô hình bập bênh.
- HS thực hiện trả lời theo nhóm đôi
- HS nêu
- Em hãy cho biết yêu cầu của mô hình bập bênh sau khi hoàn thành?
(đủ các bộ phận, mối ghép đúng vị trí và chắc chắn, thanh đòn và ghế ngồi quay được quanh trục)
- HS nêu
2. Chi tiết và dụng cụ

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi các dụng cụ, chi tiết kĩ thuật trong bộ lắp ghép để làm bập bênh vào phiếu học tập.
- Tổ chức cho HS trình bày
 - HS thảo luận nhóm đôi
- HS trình ...ác.
* Năng lực chung: Hình thành năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo trong quá trình học tập.
* Phẩm chất: Chăm chỉ, ham học hỏi, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy chiếu, dụng cụ làm thí nghiệm hình 1, phiếu học tập
- HS: SGK, vở ghi, bộ lắp ghép.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- Yêu cầu HS liệt kê các chi tiết, dụng cụ để làm mô hình rô-bốt.
- GV giới thiệu- ghi bài

- HS trả lời.
- HS ghi bài.
2. Hình thành kiến thức:

Hoạt động 3: Thực hành lắp ghép rô-bốt
a) Lắp đầu rô-bốt
- Yêu cầu HS đọc SGK nêu các chi tiết để lắp đầu rô-bốt.
- Gọi HS nhận xét
b) Lắp thân rô-bốt
- Yêu cầu HS đọc SGK nêu các chi tiết để lắp thân rô-bốt.
- Gọi HS nhận xét
- GV thực hiện thao tác mẫu các bước lắp ghép đầu, thân rô-bốt.
- Yêu cầu HS thực hành lắp ghép đầu, thân rô-bốt. Lưu ý HS sử dụng dụng cụ lắp ghép đúng cách và an toàn.
- GV quan sát, giúp đỡ HS thực hành

- HS nêu
- HS nhận xét
- HS nêu
- HS nhận xét
- HS quan sát GV thực hiện
- HS thực hành
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Yêu cầu HS về nhà sử dụng các chi tiết, dụng cụ trong bộ lắp ghép mô hình để làm mô hình rô-bốt.
- Nhận xét tiết học 

- HS thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
________________________________________
Công nghệ (Tiết 27)
Bài 9: LẮP GHÉP MÔ HÌNH RÔ-BỐT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Lựa chọn được các chi tiết, dụng cụ cần thiết lắp ghép mô hình rô-bốt.
- Lắp ghép được mô hình rô-bốt theo hướng dẫn.
- Lên ý tưởng sáng tạo để lắp ghép mẫu rô-bốt khác.
* Năng lực chung: Hình thành năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo trong quá trình học tập.
* Phẩm chất: Chăm chỉ, ham học hỏi, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy chiếu, dụng cụ làm thí nghiệm hình 1, phiếu học tập
- HS: SGK, vở ghi, bộ lắp ghép.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- Yêu cầu HS liệt kê các chi tiết, dụng cụ để làm đầu, thân rô-bốt.
- GV giới thiệu- ghi bài

- HS trả lời.
- HS ghi bài.
2. Hình thành kiến thức:

Hoạt động 3: Thực hành lắp ghép rô-bốt
c) Lắp chân rô-bốt
- Yêu cầu HS đọc SGK nêu các chi tiết để lắp chân rô-bốt.
- Gọi HS nhận xét
d) Hoàn thiện mô hình
- GV thực hiện thao tác mẫu các bước lắp ghép mô hình rô-bốt.
B1: Lắp đầu rô-bốt
B2: Lắp thân rô-bốt
B3: Lắp đầu rô-bốt
B4: Hoàn thiện mô hình
- Yêu cầu HS thực hành lắp ghép mô hình rô-bốt. Lưu ý HS sử dụng dụng cụ lắp ghép đúng cách và an toàn.

- HS nêu
- HS nhận xét
- HS quan sát GV thực hiện
- HS thực hành
3. Giới thiệu sản phẩm
- GV tổ chức cho HS trưng bày và giới thiệu mô hình bập bênh của mình.
- Yêu cầu HS đánh giá sản phẩm của mình và của bạn vào phiếu đánh giá sản phẩm.
- Yêu cầu HS đọc phiếu đánh giá.
- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS nối tiếp giới thiệu 
- HS thực hiện
- HS đọc phiếu
- HS lắng nghe 
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- Sản phẩm mô hình rô-bốt gồm mấy bộ phận? Kể tên các bộ phận đó.
- Yêu cầu HS về nhà sử dụng các chi tiết, dụng cụ trong bộ lắp ghép mô hình để làm mô hình rô-bốt khác mẫu SGK.
- Nhận xét tiết học

- HS trả lời
- HS thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
________________________________________
CÔNG NGHỆ
Bài 10: MỘT SỐ LOẠI ĐỒ CHƠI DÂN GIAN VIỆT NAM 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Nhận biết được một số loại đồ chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi.
* Năng lực chung: Phát triển cho HS các NL: NL công nghệ, NL giao tiếp hợp tác, NL tự chủ tự học. 
* Phẩm chất: HS yêu thích đồ chơi dân gian, hiểu biết quý trọng nền văn hóa dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Tranh ảnh trong SGK phóng to, video giới thiệu đồ chơi dân gian.
- HS: 1 số đồ chơi thật, SGK, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV cho HS xem video về một số loại đồ chơi dân gian, địa phương (cách làm đồ chơi, ý nghĩa của đồ chơi, cách chơi,..)
- Trao đổi với HS;
- Đồ chơi nào được nhắc tới trong video?
- Em biết gì về đồ chơi đó?
- Các em đã được chơi đồ chơi đó chưa? Em cảm thấy thế nào? 

- HS quan sát
- HS trả lời
- GV giới thiệu- ghi bài
- HS ghi tên bài
2. Hình thành kiến thức:

HĐ1: Tìm hiểu một số loại đồ chơi dân gian Việt Nam. 

- Yêu cầu HS quan sát hình 1 trang 47 SGK
- HS quan sát 
- GV tổ chức cho HS trao đổi theo nhóm đôi
- HS thảo luận nhóm 
Hình a
Cờ cá ngựa
Hình d
Đèn ông sao
Hình b
Tò te
Hình e
Quả còn 
Hình c
Con cù quay
Hình g
Đầu sư tử

- GV nhận xét, kết luận
- HS lắng nghe
3. Luyện tập, thực hành: 

Bài 1: 
- GV gọi HS nêu câu hỏi 

- HS nêu
- Hãy kể tên một số loại đồ chơi dân gian mà em biết? 
- HS trả lời
- GV nhận xét

Bài 2:


- GV gọi HS nêu câu hỏi 
- HS nêu
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi và hoàn thành câu hỏi. 
- HS thảo luận
- GV gọi HS nêu
- Đại diện nhóm nêu
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng: (a,c,d)
- HS lắng nghe
(Đồ chơi dân gian có rất nhiều loại, được làm thủ công bằng những chất liệu có sẵn trong tự nhiên và đời sống của ...oàn trong quá trình làm sản phẩm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi, giấy màu, kéo, hồ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- Yêu cầu cả lớp hát.

- HS hát
- GV giới thiệu- ghi bài

2. Thực hành:

- GV mời 1-2 HS nêu các vật liệu và dụng cụ để làm đèn lồng.
- HS nêu, cả lớp nhận xét.
- GV yêu cầu các nhóm HS đọc sách, trao đổi tìm hiểu quy trình làm đèn lồng được mô tả trong SGK. Gợi ý thông qua các câu hỏi:
+ Các bước làm đèn lồng đồ chơi.
+ Có bước nào khó, chưa hiểu?
+ Những kí hiệu kĩ thuật.
- HS thực hiện.
- GV giới thiệu 1 số mẫu đèn lồng.
- HS quan sát
- GV tổ chức cho HS thực hành làm đèn lồng.
- HS thực hành làm đèn lồng.
- GV cùng HS xây dựng quy tắc an toàn khi thực hiện, ví dụ: sử dụng vật liệu tiết kiệm, chú ý khi sử dụng kéo, dọn dẹp sạch sẽ sau khi làm xong sản phẩm,...
- HS xây dựng quy tắc an toàn khi thực hành.
- GV quan sát, hỗ trợ HS, khuyến khích HS tìm hiểu và thử nghiệm các cách trang trí đèn lồng khác nhau (dùng giấy màu, dùng bút màu vẽ trang trí, gắn các sticker có sẵn,...) để có những sản phẩm đa dạng, có màu sắc sáng tạo.

3. Giới thiệu sản phẩm

- GV yêu cầu HS cùng xây dựng tiêu chí đánh giá.

- HS thực hiện
- Yêu cầu HS trưng bày sản phẩm và đánh giá sản phẩm theo tiêu chí trong phiếu đánh giá
- HS trưng bày sản phẩm và đánh giá sản phẩm.
- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV tổ chức cho HS tính chi phí để làm chiếc đèn lồng đồ chơi.

- HS tính chi phí để làm chiếc đèn lồng đồ chơi.
4. Vận dụng

- Hỏi: Em hãy nêu các vật liệu, dụng cụ có thể dùng để làm đèn lồng?

- GV giới thiệu 1 số hình ảnh đèn lồng được làm từ các vật liệu tái chế hoặc gần gũi với HS.
- HS quan sát.
- Yêu cầu HS thực hành làm đèn lồng bằng vật liệu tái chế hoặc dễ kiếm ở địa phương theo nhóm và trưng bày vào tiết học tới.
- HS thực hiện.
- Nhận xét giờ học.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
Công nghệ
Bài 12: Chuồn chuồn thăng bằng (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Thực hiện được các thao tác kĩ thuật với các dụng cụ và vật liệu đơn giản sẵn có để làm chuồn chuồn thăng bằng theo hướng dẫn, đánh giá sản phẩm theo các tiêu chí, nêu ý tưởng làm chuồn chuồn từ vật liệu thông dụng.
- Giáo dục Stem: suy nghĩ cách chế tạo chuồn chuồn thăng bằng từ những vật liệu thông dụng.
* Năng lực chung: 
- Phát triển năng lực hoạt động nhóm, năng lực hợp tác và giao tiếp.
- Có khả năng sưu tầm và khai thác thông tin sưu tầm tài liệu học tập.
* Phẩm chất: 
- Tiết kiệm và có ý thức sử dụng vật liệu có sẵn ở địa phương.
- Có ý thức giữ vệ sinh, đảm bảo an toàn trong quá trình làm sản phẩm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Vật liệu, dụng cụ: giấy màu, bìa, bút màu, kéo, bút chì, hồ dán, thước kẻ
- Chuồn chuồn thăng bằng mẫu.
- Tranh quy trình làm chuồn chuồn thăng bằng.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Mở đầu:
+ GV mở video bài hát Con chuồn chuồn của tác giả Nguyễn Hoài Thanh.
? Bài hát nói đến con vật nào?
+ GV giới thiệu một số loài chuồn chuồn:
? Em có muốn tự tay mình làm được con chuồn chuồn để them vào bộ sưu tập các đồ chơi dân gian không?
+ Để làm con chuồn chuồn này như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay: Chuồn chuồn thăng bằng (Tiết 1).

- HS hát và vận động theo lời bài hát.
- Bài hát nói tới con chuồn chuồn 
- HS nêu tên bài - ghi vở.
2. Hình thành kiến thức:
HĐ1: Tìm hiểu mẫu sản phẩm

- GV đưa mẫu chuồn chuồn thăng bằng và hình vẽ lên PP 
- GV yêu cầu quan sát cá nhân và thảo luận nhóm 4 và cho biết:
? Chuồn chuồn được làm bằng chất liệu gì?
? Cấu tạo của chuồn chuồn có mấy bộ phận chính?
? Nêu kích thước của từng bộ phận?
- GV nhận xét bổ sung.
? Nêu nhận xét về màu sắc, nét gấp, cách trang trí của chuồn chuồn nước?
- Nhận xét.

- HS quan sát, suy nghĩ, thảo luận, chốt câu trả lời đúng.
- Chuồn chuồn được làm bằng giấy màu, bìa
- Chuồn chuồn có cánh, thân.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- Chuồn chuồn có màu cam, được trang trí đẹp, nét gấp nét cẩn thận..
HĐ2: Lựa chọn vật liệu và dụng cụ.
- GV đưa hình vẽ (PP)
- GV chia nhóm 4 yêu cầu HS thảo luận và lựa chọn vật liệu, đồ dùng để làm chuồn chuồn thăng bằng
- GV nhận xét
? Những vật liệu trên theo các em nên sử dụng bao nhiêu thì đủ làm chuồn chuồn?
- GV nhận xét.
Lưu ý: HS có thể chuẩn bị vật liệu và dụng cụ trước ở nhà. Khuyến khích HS sử dụng vật liệu tiết kiệm, sử dụng vật liệu tái chế (bìa các tông tái sử dụng)
3. Vận dụng trải nghiệm.
? Để làm được chuồn chuồn thăng bằng em cần những vật liệu, đồ dùng gì?
- GV nhận xét nhắc nhở HS chuẩn bị bài sau.

- HS quan sát và thảo luận nhóm 4 thống nhất ý kiến
- Đại diện nhóm chia sẻ: vật liệu cần dùng để làm chuồn chuồn là: giấy bìa, giấy màu, màu.
- HS thảo luận thống nhất dự kiến sử dụng vật liệu để làm chuồn chuồn
- HS hoàn thành bảng:
- HS lắng nghe
- HS trả lời.
- HS chia sẻ cảm nghĩ về giờ học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
Công nghệ
Bài 12: Chuồn chuồn thăng bằng (Tiết 2

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_4_sach_ket_noi_tri_thuc_nam_hoc_2023_2.docx
  • docxBài 1.docx
  • docxBài 2.docx
  • docBài 3.doc
  • docBài 4.doc
  • docBài 5.doc
  • docBài 6.doc
  • docxBài 7.docx
  • docxBài 8.docx
  • docxBài 9.docx
  • docBài 10.doc
  • docxBài 11.docx
  • docxBài 12.docx