[Giáo án + Bài giảng] Hoạt động trải nghiệm Lớp 4 Sách CTST - Năm học 2023-2024
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau chủ đề này, học sinh:
- Giới thiệu được đặc điểm, những việc làm đáng tự hào của bản thân.
- Nhận diện được khả năng điều chỉnh cảm xúc và suy nghĩ của bản thân trong một số tình huống đơn giản.
- Tham gia hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và của nhà trường.
Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh:
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức phát huy những đặc điểm đáng tự hào của bản thân, thực hiện được những việc làm đáng tự hào; tham gia có hiệu quả các hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và của nhà trường.
- Phẩm chất nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt của bạn bè; yêu quý, khích lệ bạn bè phát huy những việc làm đáng tự hào.
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Nhận biết và điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của bản thân trong một số tình huống đơn giản; Tự lực thực hiện một số việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tự hào về bản thân.
- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Lập kế hoạch đơn giản và thực hiện phát huy những việc làm đáng tự hào của bản thân; Tham gia vào các hoạt động chung của trường, lớp, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: [Giáo án + Bài giảng] Hoạt động trải nghiệm Lớp 4 Sách CTST - Năm học 2023-2024
CHỦ ĐỀ 1. EM LỚN LÊN CÙNG MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU YÊU CẦU CẦN ĐẠT Sau chủ đề này, học sinh: - Giới thiệu được đặc điểm, những việc làm đáng tự hào của bản thân. - Nhận diện được khả năng điều chỉnh cảm xúc và suy nghĩ của bản thân trong một số tình huống đơn giản. - Tham gia hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và của nhà trường. Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh: - Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức phát huy những đặc điểm đáng tự hào của bản thân, thực hiện được những việc làm đáng tự hào; tham gia có hiệu quả các hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và của nhà trường. - Phẩm chất nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt của bạn bè; yêu quý, khích lệ bạn bè phát huy những việc làm đáng tự hào. - Năng lực thích ứng với cuộc sống: Nhận biết và điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của bản thân trong một số tình huống đơn giản; Tự lực thực hiện một số việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tự hào về bản thân. - Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Lập kế hoạch đơn giản và thực hiện phát huy những việc làm đáng tự hào của bản thân; Tham gia vào các hoạt động chung của trường, lớp, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. TUẦN 1 HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ I. MỤC TIÊU Sau tiết hoạt động, HS: - Xác định được đặc điểm đáng tự hào của bản thân. - Giới thiệu được những việc làm đáng tự hào của bản thân. Góp phần hình thành và phát triển : - Năng lực thích ứng với cuộc sống: Tự lực thực hiện một số việc làm phù hợp với lứa tuổi, thể hiện sự tự hào về bản thân. II. CHUẨN BỊ - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử; 4- 6 bảng chữ cái có chứa các từ các từ chỉ đặc điểm đáng tự hào của bản thân: sáng tạo, năng động, chăm chỉ, cẩn thận, hài hước, tự tin, kiên nhẫn, vui tính. - HS: Sách giáo khoa, bút màu, giấy A4 hoặc bảng nhóm II. CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đố bạn tôi là ai?” - GV tổ chức cho HS nêu mô tả về đặc điểm đáng tự hào của một số nhân vật trong truyền thuyết, cổ tích Việt Nam nổi tiếng để HS đoán. Gợi ý: Thánh Gióng, Thạch Sanh, Mai An Tiêm - Đoán nhân vật dựa theo gợi ý. - Trao đổi sau trò chơi: Tại sao các em có thể đoán được các nhân vật trên? - GV giới thiệu: Mỗi người đều có những đặc điểm và những việc làm đáng tự hào. Hôm nay, chúng ta cùng trải nghiệm về những đặc điểm và việc làm đáng tự hào của bản thân. - HS trả lời theo suy nghĩ. 2. Khám phá chủ đề Hoạt động 1. Xác định những đặc điểm đáng tự hào của bản thân 1. Tìm từ chỉ đặc điểm đáng tự hào của bản thân - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4 và tham gia trò chơi “Ai nhanh mắt”. - GV phát cho mỗi nhóm một tờ giấy to với các ô chữ được gợi ý theo nhiệm vụ 1, hoạt động 1 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 4 trang 6. - GV giao nhiệm vụ: mỗi HS trong nhóm sử dụng một loại bút màu khác nhau để tìm và khoanh tròn vào các từ chỉ đặc điểm đáng tự hào của bản thân trong bảng chữ đã cho. - HS ngồi theo nhóm và kiểm tra đồ dùng học tập cần chuẩn bị. - HS thực hiện tìm từ trong bảng chữ. Gợi ý các từ chỉ đặc điểm đáng tự hào của bản thân xuất hiện trong bảng chữ cái: sáng tạo, năng động, chăm chỉ, cẩn thận, hài hước, tự tin, kiên nhẫn, vui tính. - GV tổ chức cho HS chia sẻ kết quả. - HS đọc các từ mà nhóm tìm được và cử một bạn khoanh/tô màu lên bảng chữ cái mẫu trên bảng. 2. Chia sẻ với bạn về một đặc điểm em thấy tự hào về bản thân - GV yêu cầu: GV tổ chức cho HS làm việc cặp đôi và thảo luận theo các gợi ý: + Trong các đặc điểm em đã khoanh trong hoạt động 1, đặc điểm nào của bản thân mà em tự hào nhất? + Em đã có những lời nói và việc làm nào thể hiện đặc điểm đó? + Vì sao em cảm thấy tự hào về đặc điểm đó? - HS làm việc cặp đôi và chia sẻ với nhau. Ví dụ: + Em tự hào vì mình chạy rất nhanh. + Em đã giành giải nhì trong cuộc thi Hội khoẻ của trường; + Em tự hào về đặc điểm đó vì chạy nhanh giúp em rèn luyện sức khoẻ, khẳng định bản thân mình và được các bạn yêu quý, khen ngợi. - GV tổ chức cho một số cặp HS chia sẻ trước lớp. - 2- 3 cặp HS chia sẻ theo hình thức hỏi- đáp trước lớp theo các câu hỏi đã thảo luận. - GV tổng kết hoạt động: Ai cũng có những điểm đáng tự hào. Việc phát hiện ra những điểm đáng tự hào giúp chúng ta có thể lập kế hoạch những việc làm cụ thể để phát huy và khẳng định bản thân. Hoạt động 2. Tìm hiểu những việc làm đáng tự hào của bản thân - GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ 1, hoạt động 2 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 4 trang 7. - GV yêu cầu mỗi HS chuẩn bị 1 tờ giấy A4, bút màu. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, lập sơ đồ tư duy về những việc đã làm mà bản thây thấy tự hào theo 4 nhánh như trong gợi ý ở trang 7 SGK. Mỗi nhánh sử dụng một màu bút để viết, vẽ minh họa: + Trong học tập + Trong rèn luyện + Trong sinh hoạt + Trong vui chơi - GV yêu cầu HS trao đổi với bạn bên cạnh theo các gợi ý: + Mô tả sơ đồ tư duy mà mình vừa hoàn thành; + Chọn một việc em đã làm (em đã viết trong sơ đồ tư duy) khiến e... khoa, bút màu, giấy A4 hoặc bảng nhóm II. CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Đố bạn, tôi là ai?” - GV chuẩn bị một số thẻ chữ ghi thông tin nổi bật, đáng tự hào của một số bạn trong lớp đặt vào trong giỏ hoặc hộp. HS tham gia trò chơi sẽ lên bốc thăm, đọc đặc điểm, việc làm và đoán tên bạn được mô tả trong thẻ. - HS tham gia trò chơi. - Trao đổi sau trò chơi: Những đặc điểm, việc làm đáng tự hào của các bạn có giống nhau không? Làm thế nào để chúng ta tiếp tục phát huy những việc làm đáng tự hào? - GV giới thiệu: Để tiếp tục phát huy những việc làm đáng tự hào, chúng ta cần lập kế hoạch những việc làm cụ thể và cố gắng nỗ lực để thực hiện. - HS trả lời theo suy nghĩ. 2. Khám phá chủ đề Hoạt động 3. Lập kế hoạch phát huy những đặc điểm và việc làm đáng tự hào của bản thân - GV yêu cầu một HS đọc nhiệm vụ 1, hoạt động 3 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 4 trang 8 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, tự lập kế hoạch phát huy những đặc điểm, việc làm đáng tự hào của bản thân theo 4 bước được đề cập trong SGK trang 8. GV cung cấp cho mỗi học sinh 1 bảng kế hoạch theo mẫu gợi ý dưới đây: STT Việc làm đáng tự hào của em Cách thực hiện Thời gian và địa điểm 1 Trong học tập 2 Trong rèn luyện 3 Trong vui chơi 4 Trong sinh hoạt - GV hướng dẫn HS viết theo từng bước để lập bảng kế hoạch: + Bước 1: GV yêu cầu HS xác định và liệt kê những đặc điểm, việc làm đáng tự hào em sẽ phát huy trong học tập, trong rèn luyện, trong sinh hoạt và trong vui chơi, ghi vào cột Việc làm đáng tự hào của em ứng với mỗi lĩnh vực học tập, sinh hoạt, rèn luyện và vui chơi. + Bước 2: GV yêu cầu HS xác định cách thực hiện những việc làm đáng tự hào của em bằng cách ghi vào cột Cách thực hiện. + Bước 3: GV yêu cầu HS xác định thời gian và địa điểm thực hiện những việc làm đó, ghi vào cột Thời gian và Địa điểm. + Bước 4: Ghi lại những lưu ý (nếu có) ở cuối bảng kết hoạch để thực hiện những việc đó tốt hơn. - HS đọc nhiệm vụ trong SGK. - HS làm việc cá nhân (có thể vẽ sơ đồ tư duy hoặc lập bảng). Dự kiến tự lập kế hoạch phát huy những đặc điểm và việc làm đáng tự hào của bản thân như: + Trong học tập: Đạt điểm cao trong bài kiểm tra học kì môn Toán; Em sẽ chú ý nghe cô giảng ở trên lớp; cùng mẹ tìm hiểu thêm những bài toán hay trên mạng Internet vào buổi tối thứ 7. + Trong rèn luyện: Chăm sóc bồn hoa của lớp. Em sẽ tưới nước cho cây vào các buổi sáng. + Trong vui chơi: Thân thiện, đoàn kết với bạn. Em sẽ cùng các bạn đọc sách, vui chơi trong các giờ nghỉ ở trường. + Trong sinh hoạt: Gọn gàng, ngăn nắp. Em sẽ ắp xếp góc học tập gọn gàng mỗi lần học bài xong; Em sẽ dọn dẹp phòng ngủ của mình vào cuối tuần. - GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm đôi về bản kế hoạch mỗi bạn vừa lập. - GV gọi HS chia sẻ trước lớp về bản kế hoạch của mình. - GV nhận xét, chỉnh sửa kế hoạch của HS cho hoàn thiện và tổng kết hoạt động. - HS trao đổi nhóm đôi. - 3-4 HS chia sẻ trước lớp về kế hoạch của mình. - HS khác nhận xét về kế hoạch của bạn và so sánh với kế hoạch của bản thân. GV tổng kết hoạt động: Khi chúng ta viết ra cụ thể về những việc cần làm, thời gian, địa điểm thì chúng ta sẽ thực hiện và phát huy được những điểm mạnh và những việc làm đáng tự hào của bản thân. Việc lập kế hoạch sẽ giúp em sống có định hướng và đạt được những điều tốt đẹp mà bản thân mong muốn. HS lắng nghe và theo dõi. Hoạt động 4. Lập bảng theo dõi những việc làm đáng tự hào của bản thân - GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ của hoạt động 4 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 4 trang 9 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS. - GV yêu cầu mỗi HS chuẩn bị 1 tờ giấy A4, bút viết. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, dựa trên kế hoạch đã lập ở hoạt động 3, điền các nội dung để hoàn thiện lập bảng theo dõi việc thực hiện theo các ngày trong tuần. + Trong học tập + Trong rèn luyện + Trong vui chơi + Trong sinh hoạt - GV yêu cầu HS trao đổi với bạn bên cạnh theo các gợi ý: + Nói về bảng theo dõi của em. + Nói về cách thực hiện và cách viết vào bảng theo dõi. - HS đọc nhiệm vụ 1 trong SGK. - HS kiểm tra và chuẩn bị giấy A4, bút màu. - HS hoàn thiện lập bảng theo dõi dựa trên những việc làm đã viết ra ở hoạt động 3. - HS trao đổi cặp đôi nói về bảng theo dõi những việc làm đã lập và chia sẻ về cách thực hiện và viết vào bảng theo dõi. - GV mời một số HS lên chia sẻ về bảng theo dõi của mình trước lớp. - 2- 3 HS chia sẻ trước lớp. - Các HS khác quan sát, nhận xét. - GV tổng kết hoạt động: Bên cạnh việc lập kế hoạch, chúng ta cần thực hiện theo dõi kết quả thực hiện để có thể hoàn thành và đánh giá được kế hoạch lập ra. - HS lắng nghe và theo dõi. 4. Hoạt động nối tiếp - Mời một bạn nhắc lại điều chúng ta đã cùng chia sẻ, trải nghiệm trong tiết học. - GV nhấn mạnh: Các em hãy thực hiện những việc làm đáng tự hào của bản thân và theo dõi bằng cách đánh dấu vào những việc em làm được. - Lập...c khác nhau và có thể chọn nhiều cảm xúc để chia sẻ) và kể lại một tình huống mà em đã có cảm xúc đó. - HS ngồi theo nhóm và kiểm tra đồ dùng học tập cần chuẩn bị: Bộ thẻ chữ (hoặc các khuôn mặt cảm xúc). - HS thảo luận và kể lại một tình huống. Dự kiến: + Vui vẻ: Em vui khi nhận được quà, khi được đi ăn, khi được đi xem phim + Buồn bã: Em buồn khi mẹ bị ốm, khi con mèo của em bị đau, khi em làm hỏng món đồ chơi yêu thích + Tức giận: Em tức giận khi em của em làm hỏng bút của em, khi ai đó viết bẩn lên sách của em + Ngạc nhiên: Em ngạc nhiên khi được bố mẹ tổ chức tiệc sinh nhật bất ngờ + Xấu hổ: Em xấu hổ khi bị điểm kém. + Sợ hãi: Em sợ hãi khi thấy con nhện - GV tổ chức cho HS chia sẻ kết quả trước lớp. - 3- 4 HS chia sẻ trước lớp về những trải nghiệm cảm xúc của bản thân thông qua một số tình huống. - GV tổng kết hoạt động: Trước mỗi tình huống, chúng ta thường xuất hiện những cảm xúc khác nhau: vui mừng, tức giận, buồn rầu, lo âu, sợ hãi Có những cảm xúc sẽ mang đến những việc làm tích cực, nhưng cũng có những cảm xúc nếu kéo dài có thể ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống của chúng ta. Hoạt động 6: Tìm hiểu cách điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của bản thân 1. Nêu các cách điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của các bạn trong tranh - GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ của hoạt động 6 SGK Hoạt động trải nghiệm 4 trang 11 và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS. - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, thảo luận các hình ảnh minh hoạ những cách điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực và dự đoán cách mà các bạn nhỏ trong tranh đang làm để điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của bản thân. Gợi ý: + Bạn trong tranh đang làm gì? + Việc làm đó giúp bạn nhỏ điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của bản thân như thế nào? - HS đọc nhiệm vụ trong SGK. - Trao đổi cặp đôi nói về cách điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của các bạn trong tranh. Dự kiến: + Tranh 1: Một bạn đang nắm tay, nhắm mắt và đếm 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10. (Bạn nhỏ đang đếm để lấy bình tĩnh, có thể bạn đang trải qua cảm xúc sợ hãi hoặc lo lắng.) + Tranh 2: Một bạn nhỏ đang ngồi trên ghế, nghe nhạc thư giãn. + Tranh 3: Một bạn nhỏ đang viết nhật kí kể lại một sự việc đã xảy ra ở trường và tự nhủ sẽ tập trung hơn để làm tốt hơn ở những lần sau. + Tranh 4: Một bạn nhỏ đang nằm và suy nghĩ “Mình không nên buồn nữa, lần sau mình sẽ cố gắng làm bài tốt hơn.” - GV mời một số HS lên mô tả cách mà các bạn trong tranh đã thực hiện, các nhóm khác góp ý, bổ sung (nếu có). - 2- 3 HS chia sẻ trước lớp. - Các HS khác quan sát, nhận xét. 2. Trao đổi về các cách điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực mà em thấy phù hợp với bản thân. - GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp về cách điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực mà em thấy phù hợp với bản thân. GV khuyến khích HS lấy ví dụ minh họa cách điều chỉnh cảm xúc của HS trong một tình huống nào đó theo các câu hỏi: + Khi có cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực thì em sẽ lựa chọn cách nào trong các cách trên? Nêu một tình huống mà em đã sử dụng cách đó. + Ngoài những cách trên đây, em còn cách nào khác để điều chỉnh cảm xúc và suy nghĩ của bản thân? - 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp. Dự kiến chia sẻ của HS: + Khi có cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực thì em sẽ, em sẽ tâm sự với những người tin cậy. Ví dụ: Khi em tức giận với bạn và bị bạn hiểu sai, em sẽ chia sẻ và tâm sự với cô giáo, với mẹ. + Ngoài những cách trên, em có thể viết nhật kí, đi chơi cùng bố mẹ - GV tổng kết hoạt động: Những cảm xúc buồn rầu, lo lắng, sợ hãi, tức giận nếu kéo dài có thể có những suy nghĩ không tốt, ảnh hưởng đến sức khoẻ của bản thân. Em cần tập hít thở sâu, tâm sự với người thân, suy nghĩ lạc quan. để điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực. 4. Tổng kết - Mời một bạn nhắc lại điều chúng ta đã cùng chia sẻ, trải nghiệm trong tiết học. - GV nhấn mạnh: Mỗi người đều có những cảm xúc, suy nghĩ riêng, các em hãy duy trì những cảm xúc, suy nghĩ tích cực để sống khoẻ mạnh hơn. - Chúng ta cùng tìm hiểu và trải nghiệm về các cảm xúc của bản thân và cách điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực. SINH HOẠT LỚP Tuần 3. Chủ đề Em Lớn lên cùng mái trường mến yêu (1 tiết) I. MỤC TIÊU Qua tiết hoạt động, HS: - Tự đánh giá các hoạt động trong tuần của bản thân và tham gia đánh giá các hoạt động chung của lớp. Xác định được các việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo. - Tham gia vui Tết Trung thu ở lớp. Góp phần hình thành và phát triển : - Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thực hiện vui Tết Trung thu cùng bạn bè. III. CHUẨN BỊ - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử - HS: Giấy A4, bút viết, bút dạ.. II. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1. Tổng kết hoạt động tuần 3 và phương hướng hoạt động tuần 4 a. Sơ kết tuần 3: - Từng tổ báo cáo - Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 3. - GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần. - Thành viên được phân công báo cáo. - Các thành viên khác lắng nghe, bổ sung ý kiến. - Lắng nghe cô giáo nhận xét b. Phương hướng tuần 4 - Tiếp t... lên áo của em. Em lúc đó rất tức giận, nhưng em đã kịp bình tĩnh và nghĩ rằng: “Do bạn lỡ tay chứ không cố ý”. Sau đó, bạn đã xin lỗi em và chúng em đã vui vẻ với nhau sau đó. + Em không đạt được giải trong một cuộc thi và em đã vui vẻ nghĩ rằng: “Lần sau, mình sẽ cố gắng hơn nữa” - GV mời một số cặp HS lên mô tả tình huống và cách xử lí, điểu chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của mình. - 2- 3 cặp HS hỏi – đáp nhau trước lớp. - Các HS khác quan sát, nhận xét. 2. Ghi lại những điều học được qua chia sẻ với bạn - GV tổ chức cho HS viết ra những điều bản thân học được qua các tình huống mà bạn chia sẻ. - HS viết vào vở hoặc giấy A4 về những tình huống và cách điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của bản thân. Dự kiến: + Khi tức giận, em sẽ suy nghĩ tốt về người khác; + Khi buồn em sẽ nghe nhạc và tin rằng mọi khó khăn sẽ nhanh qua. - GV tổng kết hoạt động: Em cần tập hít thở sâu, tâm sự với người thân, suy nghĩ lạc quan, tin tưởng vào bản thân, suy nghĩ tốt, cảm thông với người khác. để điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ phù hợp với các tình huống trong cuộc sống. 4. Tổng kết - Mời một bạn nhắc lại điều chúng ta đã cùng chia sẻ, trải nghiệm trong tiết học. - GV nhấn mạnh: + Các em hãy duy trì, rèn luyện cách điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ để cuộc sống vui vẻ, tốt đẹp hơn. + Về nhà tìm hiểu các thông tin về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. - Chúng ta cùng tìm hiểu và trải nghiệm về cách điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ và sự thay đổi của bản thân. SINH HOẠT LỚP Tuần 4. Chủ đề Em Lớn lên cùng mái trường mến yêu (1 tiết) I. MỤC TIÊU Qua tiết hoạt động, HS: - Tự đánh giá các hoạt động trong tuần của bản thân và tham gia đánh giá các hoạt động chung của lớp. Xác định được các việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo. - Tham gia tìm hiểu về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Góp phần hình thành và phát triển : - Năng lực thích ứng với cuộc sống: Tự lực và tích cực thực hiện, tham gia các hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. III. CHUẨN BỊ - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử - HS: Sách giáo khoa, bút. II. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1. Tổng kết hoạt động tuần 4 và phương hướng hoạt động tuần 5 a. Sơ kết tuần 4: - Từng tổ báo cáo - Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 4. - GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần. - Thành viên được phân công báo cáo. - Các thành viên khác lắng nghe, bổ sung ý kiến. - Lắng nghe cô giáo nhận xét b. Phương hướng tuần 5 - Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định. - Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra. - Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. - Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt .... - Thực hiện các hoạt động khác theo phân công - Lắng nghe và bổ sung ý kiến cho tuần sau. Hoạt động 2. Tham gia hoạt động tìm hiểu về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh 1. Chơi trò chơi “Hái hoa dân chủ” - GV tổ chức cho HS chơi theo đội (khoảng 4 đội). - Thành viên của mỗi đội chơi hái các bông hoa ghi câu hỏi yêu cầu trên cây hoa dân chủ. - Các đội lần lượt bốc thăm, trả lời câu hỏi hoặc thực hiện yêu cầu trong bông hoa cho tới khi trò chơi kết thúc. - Mỗi câu trả lời đúng sẽ được 1 điểm. Đội có điểm số cao nhất sẽ giành chiến thắng và nhận được phần quà ý nghĩa. - Gợi ý các câu hỏi: + Lời hứa của đội viên khi được kết nạp vào Đội là gì? + Độ tuổi đủ điều kiện kết nạp đội viên vào Đội TNTP Hồ Chí Minh là bao nhiêu? + Có bao nhiêu đội viên trở lên được thành lập một chi đội? + Các biểu trưng của Đội TNTP Hồ Chí Minh bao gồm những gì? + Tên “Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh” có từ năm nào? + Người đội trưởng đầu tiên của Đội TNTP Hồ Chí Minh là ai? - Ngồi theo vị trí của đội chơi và lắng nghe luật chơi, cách chơi. - HS tham gia trò chơi. Dự kiến câu trả lời: + Lời hứa của đội viên khi được kết nạp vào Đội là: Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy; Tuân theo điều lệ Đội; Giữ gìn danh dự Đội TNTP Hồ Chí Minh. + 9 -15 tuổi + 3 đội viên + Cờ Đội, huy hiệu Đội, khăn quàng Đỏ, Đội ca, khẩu hiệu Đội, cấp hiệu chỉ huy Đội + 1970 + Nông Văn Dền 2. Kể về tấm gương đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh - GV tổ chức cho HS kể chuyện theo nhóm 4 về tấm gương đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh mà em biết và nêu những điểm đáng tự hảo của nhân vật đó. - GV gợi ý cho HS kể: + Tên nhân vật là gì? Quê ở đâu? + Nhân vật đó có những điểm gì đáng tự hào? + Tình cảm của em đối với nhân vật đó như thế nào?.... - HS thảo luận nhóm 4. Mỗi nhóm kể về một nhân vật theo gợi ý của GV. - Dự kiến các nhân vật mà HS kể: Vừ A Dính, Kim Đồng, Lê Văn Tám, Nguyễn Bá Ngọc 3. Tổng kết /cam kết hành động − GV cho HS khái quát ý nghĩa, cảm xúc của các em khi tham gia các hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. 4. Đánh giá các hoạt động trong chủ đề - GV đọc từng nội d...ó xảy ra ở đâu? Vào thời gian nào? Có những ai ở đó?Chuyện gì đã xảy ra?... - HS làm việc cặp đôi và chia sẻ với nhau. Dự kiến: + Tình huống xảy ra trên đường đi học. Khi một bạn gái đang một mình đi học về thì có 2 thanh niên đi xe máy, áp sát bạn gái, kéo tóc bạn gái cười to. Rất may bạn gái đã hét lên làm 2 thanh niên kia sợ hãi và phóng xe đi mất. - GV tổ chức cho một số cặp HS chia sẻ trước lớp. - 2- 3 cặp HS chia sẻ trước lớp. - GV tổng kết hoạt động: Có nhiều hành động bị coi là xâm hại trẻ em như: Xâm phạm sự riêng tư của trẻ, cho trẻ xem ấn phẩm đồi trụy, chạm vào nơi trẻ không muốn, bắt trẻ sờ vào mình, đánh trẻ để hả giận, lừa bịp trẻ, bỏ mặc trẻ không cho ăn uống, tắm giặt, sử dụng trẻ như nô lệ, bắt trẻ làm việc quá nhiều khiến trẻ thiếu thời gian vui chơi, học tập, không cho trẻ đi học, buôn bán trẻ em, Vì vậy các em cần nhận biết được những nguy cơ bị xâm hại để phòng tránh. Hoạt động 2. Tìm hiểu những đối tượng, hoàn cảnh có nguy cơ gây hành động xâm hại - GV mời một vài HS đọc to yêu cầu của nhiệm vụ 1, hoạt động 2 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 4 trang 16 và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của các HS trong lớp. - GV yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi: quan sát các tranh trong SGK và xác định những đối tượng, hoàn cảnh có nguy cơ gây hành động xâm hại và giải thích vì sao nhóm lại chọn như vậy. Gợi ý câu hỏi: + Tình huống này xảy ra ở đâu? Trong hoàn cảnh nào? Ai là người có nguy cơ bị xâm hại? Đối tượng có nguy cơ gây ra hành động xâm hại này là ai? - GV tổ chức cho HS ghép thành nhóm 4: thảo luận theo câu hỏi: “Hãy kể thêm những đối tượng, hoàn cảnh có nguy cơ gây ra hành động xâm hại”. Yêu cầu các nhóm ghi kết quả thảo luận lên giấy A1. - HS đọc nhiệm vụ 1 trong SGK. - HS thảo luận cặp đôi. Dự kiến câu trả lời: + Tranh 1: Tình huống xảy ra khi bạn nhỏ ở nhà một hình. Người có nguy cơ gây ra hành động xâm hại này có thể là người đàn ông lạ hoặc quen biết. + Tranh 2: Tình huống xảy ra ở biên giới trong hoàn cảnh buôn bán trẻ em. Người có nguy cơ gây ra hành động xâm hại này là bọn buôn bán, bắt cóc người. + Tranh 3: Bạn nhỏ đang đi cùng bác qua cổng trường tiểu học, bạn nhỏ không được đi học. Người có nguy cơ gây ra hành động xâm hại này là bác bạn nhỏ. + Tranh 4: Bạn gái đang ngồi trên ghế ở nơi công cộng. Người phụ nữ lớn tuổi chê bai bạn nhỏ, hành động đó cũng là xâm hại về tinh thần của bạn nhỏ. - HS trao đổi nhóm 4 để kể thêm những đối tượng, hoàn cảnh có nguy cơ gây ra hành động xâm hại. Dự kiến câu trả lời như: kẻ biến thái, người lạ mặt rủ rê đi cùng, kẻ xấu rủ rê sử dụng chất gây nghiện - GV mời đại diện một vài nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình về những đối tượng, hoàn cảnh có nguy cơ gây ra hành động xâm hại và mời các nhóm khác bổ sung. - 2- 3 nhóm HS chia sẻ trước lớp. - Các HS khác quan sát, nhận xét. - GV tổng kết hoạt động: + Những đối tượng có nguy cơ gây hành động xâm hại: Bất kì ai cũng có thể là đối tượng gây ra hành động xâm hại. Đó có thể là người lạ, người quen, người hàng xóm, cô, chú, anh họ, bác ruột, cậu ruột, ông bảo vệ, bởi vậy các em không được chủ quan với bất kì ai. - Hoàn cảnh có nguy cơ gây bị xâm hại: Cho người lạ vào nhà khi ở nhà một mình; tham gia các hoạt động ở nơi công cộng (như ngồi ở công viên, nhà văn hóa, trên xe bus, ; trẻ em bị bắt cóc, bị buôn bán; trẻ em trong gia đình không trọn vẹn (phải sống với mẹ kế, bố dượng, ) trẻ em bị bỏ rơi, trẻ sống lang thang, cơ nhỡ, trẻ phải lao động trước tuổi, - HS lắng nghe và đặt câu hỏi (nếu có). 4. Tổng kết - Mời một bạn nhắc lại điều chúng ta đã cùng chia sẻ, trải nghiệm trong tiết học. - GV nhấn mạnh: Các em phải luôn luôn cảnh giác với các đối tượng và tránh để bị rơi vào hoàn cảnh có nguy cơ bị xâm hại. - Chúng ta cùng tìm hiểu và trải nghiệm về những tình huống có nguy cơ bị xâm hại và những đối tượng, hoàn cảnh có nguy cơ gây hành động xâm hại. SINH HOẠT LỚP Tuần 5. Chủ đề An toàn trong cuộc sống của em (1 tiết) I. MỤC TIÊU Qua tiết hoạt động, HS: - Tự đánh giá các hoạt động trong tuần của bản thân và tham gia đánh giá các hoạt động chung của lớp. Xác định được các việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo. - Nêu được những hậu quả khi bị xâm hại. Góp phần hình thành và phát triển : - Năng lực thích ứng với cuộc sống: nhận diện được một số tình huống có nguy cơ bị xâm hại và đánh giá hậu quả trong các tình huống đó. III. CHUẨN BỊ - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử - HS: Giấy A4, bút viết, bút dạ.. II. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1. Tổng kết hoạt động tuần 5 và phương hướng hoạt động tuần 6 a. Sơ kết tuần 5: - Từng tổ báo cáo - Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 5. - GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần. - Thành viên được phân công báo cáo. - Các thành viên khác lắng nghe, bổ sung ý kiến. - Lắng nghe cô giáo nhận xét. b. Phương hướng tuần 6 - Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định. - Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề...p đôi, ghi lại những ý chính trên giấy A4. - Dự kiến câu trả lời: + Em hét to và chạy thật nhanh; + Em gọi điện báo công an; + Chaỵ khỏi nơi nguy hiểm và tìm người giúp đỡ. . - GV mời một số HS lên chia sẻ về bảng theo dõi của mình trước lớp. - 2- 3 HS chia sẻ trước lớp. - Các HS khác quan sát, nhận xét. - GV tổng kết hoạt động: Những cách ứng phó trước nguy cơ bị xâm hại thân thể là: + Gọi tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 + Chạy khỏi nơi nguy hiểm và tìm người can ngăn + Không đánh lại, cãi lại người đang nóng giận để tránh “đổ thêm dầu vào lửa” + Luôn quan sát xung quanh để tránh bị rơi vào tình huống có nguy cơ bị xâm hại thân thể. + Không a dua, tham gia vào các hoạt động bạo lực - HS lắng nghe và theo dõi. 4. Hoạt động nối tiếp - Mời một bạn nhắc lại điều chúng ta đã cùng chia sẻ, trải nghiệm trong tiết học. - GV nhắc nhở HS nhắc nhở HS đọc trước 2 tình huống ở phần sinh hoạt lớp trang 19, SGK Hoạt động trải nghiệm lớp 4 để chuẩn bị thực hành về biện pháp phòng tránh xâm hại thân thể. - Nhận diện nguy cơ bị xâm hại thân thể và tìm hiểu cách ứng phó trước nguy cơ bị xâm hại thân thể. - Dự kiến: chỉ cần ghi đơn giản như: thực hiện tốt, đã thực hiện nhưng chưa tốt, chưa thực hiện SINH HOẠT LỚP Tuần 6. Chủ đề An toàn trong cuộc sống của em (1 tiết) I. MỤC TIÊU Qua tiết hoạt động, HS: - Tự đánh giá các hoạt động trong tuần của bản thân và tham gia đánh giá các hoạt động chung của lớp. Xác định được các việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo. - Nêu được cách xử lí các tình huống để phòng tránh bị xâm hại thân thể. Góp phần hình thành và phát triển : - Năng lực thích ứng với cuộc sống: Nhận diện được nguy cơ bị xâm hại thân thể, đề xuất được cách giải quyết và tự lực ứng phó trước một số tình huống có nguy cơ bị xâm hạị thân thể. III. CHUẨN BỊ - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử - HS: SGK, Giấy A4, bút viết, bút dạ. II. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1. Tổng kết hoạt động tuần 1 và phương hướng hoạt động tuần 6 a. Sơ kết tuần 6: - Từng tổ báo cáo - Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 6. - GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần. - Thành viên được phân công báo cáo. - Các thành viên khác lắng nghe, bổ sung ý kiến. - Lắng nghe cô giáo nhận xét b. Phương hướng tuần 7 - Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định. - Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra. - Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. - Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt .... - Thực hiện các hoạt động khác theo phân công - Lắng nghe và bổ sung ý kiến cho tuần sau Hoạt động 2. Tìm hiểu các biện pháp phòng tránh bị xâm hại thân thể 1. Thảo luận cách xử lí tình huống - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4 – 6 em, yêu cầu mỗi nhóm chọn một tình huống: + Tình huống 1: Từ ngày mất việc, bố Nam trở nên chán nản, thường uống rượu say và mắng chửi mẹ con Nam vô cớ. Một hôm, bố bắt Nam đi mua rượu nhưng Nam đang giúp mẹ nấu cơm nên chưa kịp đi mua. Bố Nam cầm gậy doạ đánh. Nếu là Nam, em sẽ ứng xử như thế nào? + Tình huống 2: Trong giờ ra chơi, Mai đang đi ở khu vực phía sau sân trường. Bỗng nhiên, Mai nhìn thấy có 4 chị lớp trên đang đứng quây quanh Hoa với vẻ mặt tức giận và ép Hoa đứng sát vào tường. Nếu là Mai, em sẽ ứng xử như thế nào? - GV tổ chức cho HS thảo luận để thể hiện cách xử lí tình huống phòng tránh bị xâm hại thân thể. - GV gợi ý cho các nhóm xác định: + Tình huống xảy ra ở đâu? + Điều gì đã xảy ra trong tình huống đó? + Trong hoàn cảnh đó, em sẽ nói gì, làm gì ? - HS thảo luận nhóm để đưa ra cách xử lí. Dự kiến: + Tình huống 1: chạy nhanh và tìm người đến giúp; Xin lỗi bố và khuyên nhủ bố, + Tình huống 2: Hô to lên và gọi các bạn đến giúp; Chạy nhanh đi báo các thầy cô .. 2. Sắm vai xử lí tình huống - GV tổ chức cho HS sắm vai. Khi sắm vai cần phân vai cụ thể cho từng bạn và cùng bạn tập lời thoại, biểu cảm, động tác, . - GV yêu cầu một số nhóm HS lên đóng vai trước lớp. - GV khen ngợi các nhóm có cách xử lí tình huống hay, khen nhóm có biểu hiện diễn xuất tốt - Các nhóm lên sắm vai xử lí tình huống theo sự chuẩn bị, mời các nhóm khác góp ý, bổ sung. GV tổng kết: Khi phát hiện có nguy cơ bị xâm hại thân thể, em cần hô to và chaỵ thật nhanh để tìm người giúp đỡ. Báo cho công an, gọi đến số 111 hoặc tìm người can ngăn để trình bày về sự việc 3. Tổng kết /cam kết hành động − GV cho HS khái quát lại những việc HS đã làm được và khuyến khích, động viên HS tiếp tục thực hiện các biện pháp để phòng tránh bị xâm hại thân thể. TUẦN 7 HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ I. MỤC TIÊU Sau tiết hoạt động, HS: - Nhận diện những hành vi xâm hại tinh thần. - Nêu được cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần. Góp phần hình thành và phát triển : - Năng lực thích ứng với cuộc sống: Nhận diện được những nguy hiểm từ môi trường sống có nguy cơ xâm hại tinh thần đối với bả...đánh giá các hoạt động trong tuần của bản thân và tham gia đánh giá các hoạt động chung của lớp. Xác định được các việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo. - Tham gia xử lí một số tình huống bị xâm hại tinh thần. Góp phần hình thành và phát triển : - Năng lực thích ứng với cuộc sống: Nhận diện, phân tích tình huống và thực hành thể hiện cách ứng phó đối với các tình huống bị xâm hại tinh thần. III. CHUẨN BỊ - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử - HS: Giấy A4, bút viết, bút dạ. II. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1. Tổng kết hoạt động tuần 7 và phương hướng hoạt động tuần 8 a. Sơ kết tuần 7: - Từng tổ báo cáo - Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 7. - GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần. - Thành viên được phân công báo cáo. - Các thành viên khác lắng nghe, bổ sung ý kiến. - Lắng nghe cô giáo nhận xét b. Phương hướng tuần 8 - Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định. - Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra. - Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. - Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt .... - Thực hiện các hoạt động khác theo phân công - Lắng nghe và bổ sung ý kiến cho tuần sau Hoạt động 2. Xử lí khi bị xâm hại tinh thần - GV yêu cầu HS nhớ lại nội dung về cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần; - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi: chia sẻ những trải nghiệm của cá nhân về cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần với bạn ngồi bên cạnh. - GV chia lớp thành các nhóm 4 – 6 HS và tổ chức cho HS thảo luận nhóm để xây dựng tình huống cho các trường hợp sau: + Bị bỏ rơi, sao nhãng; + Bị đe dọa + Bị chửi mắng - GV lưu ý: Mỗi nhóm chỉ chọn 1 trong 3 trường hợp trên để xây dựng tình huống và thảo luận cách ứng phó cho tình huống mà nhóm đã xây dựng. - GV tổ chức cho các nhóm lên sắm vai và mời các nhóm khác nhận xét. - HS nhớ lại về cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần. - Thảo luận và chia sẻ cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần mà bản thân đã thực hiện. - HS thảo luận nhóm: mỗi nhóm xây dựng một tình huống và đưa ra cách ứng phó trong tình huống đó. - 3 nhóm HS đóng vai về tình huống trong mỗi trường hợp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 3. Tổng kết /cam kết hành động - GV cho HS khái quát lại những điều cần chú ý khi phòng tránh bị xâm hại tinh thần. TUẦN 8 HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ I. MỤC TIÊU Sau tiết hoạt động, HS: - Nhận diện nguy cơ và cách phòng tránh bị xâm hại tình dục. - Thực hành phòng tránh bị xâm hại tình dục. Góp phần hình thành và phát triển : - Năng lực thích ứng với cuộc sống: Nhận diện được những nguy hiểm từ môi trường sống có nguy cơ xâm hại tình dục; Thực hiện được cách xử lí trong một số tình huống để phòng tránh bị xâm hại tình dục. II. CHUẨN BỊ - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử; các thẻ chữ và thẻ hình về các báo động trước nguy cơ bị xâm hại tình dục. - HS: Sách giáo khoa, bút màu, giấy A0 hoặc bảng nhóm II. CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động - GV tổ chức cho HS cùng đứng lên, nắm tay và hát bài: Lớp chúng ta đoàn kết. - HS nắm tay nhau hát. - GV nêu câu hỏi sau bài hát: + Em và các bạn vừa làm gì? + Hành động đó có phải là đụng chạm không tốt không? - GV giới thiệu: Có những đụng chạm tốt và không tốt. Những động chạm không tốt có thể dẫn tới nguy cơ bị xâm hại tình dục. Vậy làm thế nào để nhận diện nguy cơ và thực hiện cách phòng tránh bị xâm hại tình dục? - HS trả lời. 2. Khám phá chủ đề Hoạt động 7. Nhận diện nguy cơ và cách phòng tránh bị xâm hại tình dục 1. Trao đổi về những nguy cơ bị xâm hại tình dục - GV chia lớp thành các nhóm 4 – 6 học sinh và phát cho mỗi nhóm giấy A0, bút dạ, yêu cầu các nhóm thảo luận về những nguy cơ bị xâm hại tình dục theo gợi ý của các tranh trong SGK Hoạt động trải nghiệm 4 trang 22. Gợi ý các câu hỏi thảo luận: + Tình huống xảy ra ở đâu? + Bạn nhỏ trong tình huống đang gặp phải vấn đề gì? Ai là người gây ra vấn đề đó? + Tâm trạng và cách ứng xử của bạn nhỏ trong tình huống như thế nào? - HS ngồi theo nhóm, quan sát tranh và hoàn thành nội dung thảo luận. - Dự kiến câu trả lời: + Tranh 1: Ở hành lang khu chung cư, chỉ có bác bảo vệ và bạn gái, bác bảo vệ chạm tay vào vùng đồ bơi của bạn gái khiến bạn gái hoảng sợ. + Tranh 2: Tại nhà của bạn gái, bố mẹ không có nhà, ông khách cố tình giơ tay như muốn ôm vào người bạn gái, bạn gái cảm thấy không thoải mái. + Tranh 3: Trong buổi tiệc sinh nhật, một anh lớn tuổi kéo bạn gái vào lòng với ý định bế bạn gái đó ngồi lên đùi mình + Tranh 4: Trong buổi dã ngoại, tại khu vực rừng cây khá vắng vẻ, một bạn trai ôm và định hôn bạn gái, bạn gái không đồng ý và kêu lên “đừng động vào tôi” - GV mời đại diện một số nhóm trình bày về kết quả thảo luận. - Các nhóm HS chia sẻ trước lớp về nội dung thảo luận của nhóm mình; các nhóm khác nhận xét, bổ sung, so sánh. - GV tổng kết ...HS: - Tự đánh giá các hoạt động trong tuần của bản thân và tham gia đánh giá các hoạt động chung của lớp. Xác định được các việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo. - Diễn tập cách bảo vệ bản thân, phòng tránh bị xâm hại tình dục. Góp phần hình thành và phát triển : - Năng lực thích ứng với cuộc sống: Tự lực và tích cực tự bảo vệ bản thân, phòng tránh bị xâm hại tình dục. III. CHUẨN BỊ - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử; phiếu đánh giá. - HS: Sách giáo khoa, bút. II. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1. Tổng kết hoạt động tuần 8 và phương hướng hoạt động tuần 9 a. Sơ kết tuần 8: - Từng tổ báo cáo - Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 8. - GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần. - Thành viên được phân công báo cáo. - Các thành viên khác lắng nghe, bổ sung ý kiến. - Lắng nghe cô giáo nhận xét b. Phương hướng tuần 9 - Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định. - Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra. - Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. - Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt .... - Thực hiện các hoạt động khác theo phân công - Lắng nghe và bổ sung ý kiến cho tuần sau. Hoạt động 2. Diễn tập cách bảo vệ bản thân, phòng tránh bị xâm hại tình dục - GV chia lớp thành hai nửa. - GV tổ chức cho từng cặp đôi sẽ phân vai chuẩn bị và thực hành diễn tập cách bảo vệ bản thân, phòng tránh bị xâm hại tình dục theo 2 lượt: Lượt 1, HS thứ nhất sắm vai người đi xâm hại, HS thứ hai sắm vai người bị xâm hại; lượt 2, đổi vai ngược lại. - GV lưu ý HS khi sắm vai, người bị xâm hại cần chú ý cách thể hiện nội dung đã được tìm hiểu. - GV mời một số cặp đôi lên thực hiện lại việc thực hành diễn tập cách bảo vệ bản thân, phòng tránh bị xâm hại tình dục. - HS đứng thành hai đội chơi. - Từng cặp HS thực hành diễn tập cách bảo vệ bản thân theo các gợi ý: + Nói với người đó rằng mình không đồng ý, không muốn người đó làm như vậy. + Cần hét to lên, gọi thầy cô, bố mẹ, ông bà hay bất kì ai mà mình tin cậy ở gần đó. + Tránh xa người đó. Sau đó không bao giờ ở một mình với người đó. - GV nêu câu hỏi cho cả lớp: + Nêu cảm nhận của em sau khi thực hành diễn tập cách bảo vệ bản thân, phòng tránh bị xâm hại tình dục? + Em có cảm thấy tự tin nếu mình gặp tình huống bị xâm hại tình dục thì sẽ chủ động thực hiện lại những việc đã làm như buổi diễn tập hôm nay không? Vì sao? - GV mời một số HS trả lời. - 2- 3 HS trả lời câu hỏi. Dự kiến: + Em cảm thấy rất vui và tự tin hơn vì đã được thực hành diễn tập. + Nếu gặp phải tình huống bị xâm hại tình dục thì em sẽ chủ động thực hiện lại những việc đã được thực hành hôm nay vì em đã biết cách thực hiện và chúng ta không phải sợ những kẻ xấu 3. Tổng kết /cam kết hành động − GV kết luận về hoạt động diễn tập cách bảo vệ bản thân, phòng tránh bị xâm hại tình dục và nhắc nhở các em về nhà chia sẻ với người thân về cách phòng tránh bị xâm hại tình dục và chuẩn bị cho chủ đề hoạt động tiếp theo. 4. Đánh giá các hoạt động trong chủ đề - GV đọc từng nội dung đánh giá ở phần Đánh giá hoạt động trong SGK Hoạt động trải nghiệm 4 trang 24 và phát cho mỗi HS một Phiếu đánh giá gồm ba phần là tự đánh giá, bạn đánh giá em và người thân đánh giá em. - GV mời một số HS chia sẻ Phiếu đánh giá của mình. - HS hoàn thành Phiếu đánh giá cá nhân bằng cách tô màu vào số trái tim tương ứng với mức độ bản thân đạt được. - 2 HS ngồi cạnh nhau đổi Phiếu đánh giá cho nhau và thực hiện đánh giá chéo. - 2- 3 HS chia sẻ, các HS khác so sánh và nhận xét. Phiếu đánh giá Chủ đề 2. Vì một cuộc sống an toàn Họ và tên: Lớp:. Trường: 1. Tự đánh giá Em tô màu vào các ngôi sao khi em thực hiện những việc dưới đây theo gợi ý: Hoàn thành tốt: 3 sao Hoàn thành: 2 sao Chưa hoàn thành : 1 sao STT Nội dung Em tự đánh giá 1 Nhận biết tình huống có nguy cơ bị xâm hại 2 Xác định những nguy cơ và cách phòng tránh bị xâm hại thân thể. 3 Nhận diện những hành vi và cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần. 4 Nhận diện nguy cơ và cách phòng tránh bị xâm hại tình dục 5 Thực hành cách ứng phó trước nguy cơ bị xâm hại thân thể, xâm hại tinh thần và xâm hại tình dục 2. Bạn đánh giá em Em xin ý kiến của bạn khi em thực hiện những việc dưới đây theo gợi ý: Hoàn thành tốt: 3 sao Hoàn thành: 2 sao Chưa hoàn thành : 1 sao STT Nội dung Bạn đánh giá 1 Tích cực chia sẻ thông tin 2 Tham gia thảo luận nhóm nhiệt tình 3 Tích cực cổ vũ các bạn trong lớp 4 Luôn động viên các bạn trong nhóm CHỦ ĐỀ 3. BIẾT ƠN THẦY CÔ – YÊU QUÝ BẠN BÈ YÊU CẦU CẦN ĐẠT Sau chủ đề này, học sinh: - Thực hiện được những lời nói, việc làm để duy trì và phát triển quan hệ với bạn bè, thầy cô. - Nêu được một số vấn đề thường xảy ra trong quan hệ với bạn bè và đề xuất được cách giải quyết. Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh: - Phẩm chất nhân ái: Thực hiện được những lời nói, việc làm để duy trì v... xét, tổng hợp ý kiến của HS. - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4-6, trao đổi với các bạn trong nhóm về những lời nói, việc làm khác để duy trì và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy, cô giáo. - GV gọi đại diện các nhóm nêu những lời nói, việc làm khác để duy trì và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy, cô giáo mà các em vừa chia sẻ trong nhóm. - HS đọc nhiệm vụ 1 trong SGK. - HS tham gia thảo luận theo nhóm đôi. - HS trả lời nhiệm vụ học tập theo hướng dẫn, gợi ý. - Các HS khác quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhau. - HS tham gia thảo luận theo nhóm 4-6. - Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, tổng kết hoạt động: Hằng ngày, chúng ta tham gia nhiều hoạt động học tập, rèn luyện, sinh hoạt, vui chơi, giải trí khác nhau cùng thầy cô của mình. Khi tham gia các hoạt động đó, chúng ta cần kính trọng, lễ phép với thầy, cô của mình. Hoạt động 3: Tìm hiểu những lời nói, việc làm để duy trì và phát triển quan hệ tốt đẹp với bạn bè - GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ 1, hoạt động 3 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 4 trang 27 cho cả lớp nghe và kiểm tra HS đã hiểu nhiệm vụ chưa. - GV yêu cầu HS chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm sẽ trao đổi về những lời nói, việc làm các em có thể thực hiện trong tình huống sau: + Nhóm 1: Khi bạn cần sự giúp đỡ + Nhóm 2: Khi bạn bị ốm + Nhóm 3: Khi bạn đạt thành tích cao, tiến bộ (trong học tập, trong thi đấu thể thao) + Nhóm 4: Khi bạn gặp chuyện buồn hay khó khăn trong học tập, trong cuộc sống + Nhóm 5: Khi bạn bị bắt nạt - GV gọi lần lượt đại diện các nhóm trình bày trước lớp những lời nói, việc làm các em có thể thực hiện để duy trình và phát triển quan hệ tốt đẹp với bạn bè. GV có thể khuyến khích HS trình bày bằng miệng, bằng sơ đồ hình cây, sơ đồ tư duy hay diễn tiểu phẩm để báo cáo. - HS đọc nhiệm vụ 1 trong SGK. - HS tham gia thảo luận theo nhóm. - Đại diện các nhóm lần lượt trình bày theo hướng dẫn. - HS thực hành tìm hiểu theo hướng dẫn. - GV nhận xét, tổng kết hoạt động: Bạn bè là những người cùng cười với nụ cười, cùng khóc với nỗi buồn của chúng ta. Trong cuộc sống, chúng ta không thể thiếu những người bạn tốt. - Hoạt động nối tiếp: GV dặn dò HS: về nhà tìm hiểu và sưu tầm một số bài thơ, câu chuyện hay nói về thầy, cô giáo và mang đến lớp vào tiết sinh hoạt lớp. 4. Tổng kết - Mời một bạn nhắc lại điều chúng ta đã cùng chia sẻ, trải nghiệm trong tiết học. - GV nhấn mạnh: Tình cảm với thầy cô, bạn bè luôn là những kỷ niệm rất thiêng liêng và đáng được trân trọng. Hãy cùng nhau duy trì và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và bạn bè. - Chúng ta cùng tìm hiểu và trải nghiệm về những lời nói, việc làm để duy trì và phát triển quan hệ tốt đẹp với bạn bè. SINH HOẠT LỚP Tuần 9. Chủ đề Biết ơn thầy cô yêu quý bạn bè (1 tiết) I. MỤC TIÊU Qua tiết hoạt động, HS: - Tự đánh giá các hoạt động trong tuần của bản thân và tham gia đánh giá các hoạt động chung của lớp. Xác định được các việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo. - Đăng ký, lựa chọn các tiết mục văn nghệ theo chủ đề “Em là học sinh thân thiện”. Góp phần hình thành và phát triển : - Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Xây dựng mục tiêu và phân công nhiệm vụ tham gia và cổ vũ các tiết mục văn nghệ theo chủ đề “Em là học sinh thân thiện” II. CHUẨN BỊ - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử - HS: Giấy A4, bút viết, bút dạ.. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1. Tổng kết hoạt động tuần 9 và phương hướng hoạt động tuần 10 a. Sơ kết tuần 9: - Từng tổ báo cáo - Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 9. - GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần. - Thành viên được phân công báo cáo. - Các thành viên khác lắng nghe, bổ sung ý kiến. - Lắng nghe cô giáo nhận xét b. Phương hướng tuần 10 - Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định. - Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra. - Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. - Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt .... - Thực hiện các hoạt động khác theo phân công - Lắng nghe và bổ sung ý kiến cho tuần sau Hoạt động 2. Tham gia tháng hành động “Em là học sinh thân thiện” - GV hướng dẫn HS đăng kí tham gia và lựa chọn các tiết mục văn nghệ để biểu diễn trong chương trình của nhà trường. GV hỗ trợ HS chuẩn bị các tiết mục văn nghệ đã đăng kí. - GV động viên khi HS tham gia biểu diễn văn nghệ và cổ vũ cho các tiết mục văn nghệ trong chương trình Tháng hành động “Em là học sinh thân thiện”. - GV hỗ trợ HS trong quá trình các em di chuyển lên sân khấu biểu diễn và trở về chỗ ngồi của lớp mình sau khi biểu diễn xong. - GV yêu cầu HS tập trung chú ý và chia sẻ cách các em thực hiện những việc cần làm trong tháng hành động. - Lắng nghe GV hướng dẫn. - Đăng ký tham gia hoặc giới thiệu các bạn có năng khiếu tham gia. 3. Tổng kết /cam kết hành động − GV cho HS khái quát lại nhiệm vụ chung của lớp; nhắc nhở HS tập luyện và tham gi...ào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Góp phần hình thành và phát triển : - Năng lực thích ứng với cuộc sống: nhận biết được những việc làm duy trì và phát triển mối quan hệ với bạn bè và đề xuất cách thực hiện để phát huy những việc làm duy trì và phát triển mối quan hệ với bạn bè trong tuần tới. II. CHUẨN BỊ - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử - HS: SGK, Giấy A4, bút viết, bút dạ. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1. Tổng kết hoạt động tuần 10 và phương hướng hoạt động tuần 11 a. Sơ kết tuần 10: - Từng tổ báo cáo - Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 10. - GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần. - Thành viên được phân công báo cáo. - Các thành viên khác lắng nghe, bổ sung ý kiến. - Lắng nghe cô giáo nhận xét b. Phương hướng tuần 11 - Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định. - Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra. - Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. - Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt .... - Thực hiện các hoạt động khác theo phân công - Lắng nghe và bổ sung ý kiến cho tuần sau Hoạt động 2. Tham gia làm báo tường chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ 1 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 4 trang 32 cho cả lớp nghe và kiểm tra HS đã hiểu nhiệm vụ chưa. - GV cho HS xem một số sản phẩm thơ, truyện đã được trang trí để HS tham khảo và gợi ý HS cách trang trí. - GV tổ chức cho HS trang trí bài thơ, câu chuyện sưu tầm hoặc sáng tác theo ý thích để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11. - GV yêu cầu HS tập hợp sản phẩm theo nhóm tổ, mỗi nhóm sẽ trang trí và gắn bài thơ, câu chuyện sưu tầm được lên một báo tường khổ lớn. - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm báo tường của các nhóm và cho HS tham quan báo tường. - GV gọi 4 - 5 HS chia sẻ về cảm xúc, suy nghĩ của các em sau khi xem các báo tường. - GV nhận xét, tổng kết hoạt động. - HS đọc nhiệm vụ. - HS thực hiện các nhiệm vụ của GV theo hướng dẫn 3. Tổng kết /cam kết hành động − GV cho HS khái quát lại những việc HS đã làm được và khuyến khích, động viên HS tiếp tục tham gia các hoạt động theo chủ đề trong tuần. TUẦN 11 HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ I. MỤC TIÊU Sau tiết hoạt động, HS: - Chia sẻ trải nghiệm cảm xúc của bản thân. - Nêu được các cách điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ và chia sẻ về các cách điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực. Góp phần hình thành và phát triển : - Năng lực thích ứng với cuộc sống: Nhận biết được sự thay đổi về cảm xúc, suy nghĩ của bản thân; làm chủ được cảm xúc, suy nghĩ của bản thân trong một số tình huống đơn giản. II. CHUẨN BỊ - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử; hình ảnh minh hoạ - HS: Sách giáo khoa, bút, bảng nhóm III. CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động - GV cho học sinh quan sát bức tranh và đặt câu hỏi: Bạn nhìn thấy gì trong bức tranh? - GV gọi 1 số HS trả lời. - HS trả lời theo suy nghĩ. - Trao đổi sau hoạt động khởi động: Cùng một bức tranh, nhưng có bạn nhìn ra con vịt, có bạn nhìn ra con thỏ nhưng không ai sai. - GV giới thiệu: Mỗi chúng ta đều có quan điểm và góc nhìn khác nhau về một vấn đề. Chính vì vậy, trong quan hệ với bạn bè có thể xuất hiện những mâu thuẫn, bất đồng. Điều đó làm cho mối quan hệ bạn bè của chúng ta xấu đi. Hôm nay, chúng ta cùng trải nghiệm về những vấn đề thường xảy ra trong mối quan hệ với bạn bè để cùng nhau tìm ra cách giải quyết nhé. - HS trả lời theo suy nghĩ. 2. Khám phá chủ đề Hoạt động 6. Xác định một số vấn đề thường xảy ra trong quan hệ với bạn bè - GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ 1của hoạt động 6 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 4 trang 30 cho cả lớp nghe và kiểm tra HS đã hiểu nhiệm vụ chưa. - GV chia HS thành các nhóm 4, các thành viên trong nhóm lần lượt kể về một lần đã từng gặp phải vấn đề với bạn theo gợi ý: + Nêu vấn đề của em với bạn + Thời điểm xảy ra vấn đề đó + Những lời nói, việc làm em đã thực hiện khi đó - GV mời 2 - 3 HS chia sẻ trước lớp những vấn đề các bạn đã gặp phải. Sau đó GV tổng hợp. - GV tiếp tục yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ 2 của hoạt động 6 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 4 trang 33: Trao đổi về những vấn đề thường xảy ra trong mối quan hệ với bạn bè mà em biết. - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, cùng bạn trao đổi về những tranh được cung cấp trong sách giáo khoa, đưa ra những vấn đề thường xảy ra trong mối quan hệ với bạn bè mà tranh thể hiện. Gợi ý nội dung các tranh: + Tranh 1: Một bạn nam đang trách móc bạn còn lại vì làm hỏng bút của mình (nói lời trách móc). + Tranh 2: Hai bạn nữ đang thì thầm nói điều tiêu cực về một bạn nữ khác (cô lập bạn). - GV mời đại diện các nhóm nêu những vấn đề tranh đã đưa ra. - GV cho HS tiếp tục hoạt động nhóm 4, trao đổi về những vấn đề thường xảy ra trong mối quan hệ với bạn bè mà em biết. - GV gọi 2-3 nhóm trình bày nhữ
File đính kèm:
- giao_an_bai_giang_hoat_dong_trai_nghiem_lop_4_sach_ctst_nam.docx
- Chủ đề 1.rar
- Chủ đề 2.rar
- Chủ đề 3.rar
- Chủ đề 4.rar
- Chủ đề 5.rar
- Chủ đề 6.rar
- Chủ đề 7.rar
- Chủ đề 8.rar
- Chủ đề 9.rar