[Bài giảng + Kế hoạch bài dạy] môn KHTN Lớp 8 Sách Cánh diều - Năm học 2023-2024

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

a. Năng lực khoa học tự nhiên

- Nhận biết được một số dụng cụ và hoá chất sử dụng trong môn Khoa học tự nhiên 8.

- Nêu được quy tắc sử dụng hoá chất an toàn (chủ yếu là những hoá chất được dùng trong môn Khoa học tự nhiên 8).

- Nhận biết được các thiết bị trong môn Khoa học tự nhiên 8 và trình bày được cách sử dụng điện an toàn.

b. Năng lực chung

+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu kiến thức.

+ Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

2. Phẩm chất

- Hứng thú, tự giác, chủ động, sáng tạo trong tiếp cận kiến thức mới qua sách vở và thực tiễn.

- Trung thực, cẩn thận trong học tập.

- Có ý thức sử dụng hợp lý và bảo vệ tài sản chung.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Một số dụng cụ thí nghiệm: ống đong, ống nghiệm, kẹp gỗ, lọ đựng hóa chất….

- Một số thiết bị điện cơ bản: điện trở, biến trở, điốt, oát kế, ampe kế …

- Một số hình ảnh minh hoạ về dụng cụ thí nghiệm và thiết bị điện.

- Phiếu học tập

2. Học sinh

- Sách giáo khoa, vở ghi …

docx 533 trang Cô Giang 13/11/2024 470
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "[Bài giảng + Kế hoạch bài dạy] môn KHTN Lớp 8 Sách Cánh diều - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: [Bài giảng + Kế hoạch bài dạy] môn KHTN Lớp 8 Sách Cánh diều - Năm học 2023-2024

[Bài giảng + Kế hoạch bài dạy] môn KHTN Lớp 8 Sách Cánh diều - Năm học 2023-2024
BÀI MỞ ĐẦU: LÀM QUEN VỚI BỘ DỤNG CỤ, THIẾT BỊ THỰC HÀNH MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
a. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận biết được một số dụng cụ và hoá chất sử dụng trong môn Khoa học tự nhiên 8.
- Nêu được quy tắc sử dụng hoá chất an toàn (chủ yếu là những hoá chất được dùng trong môn Khoa học tự nhiên 8).
- Nhận biết được các thiết bị trong môn Khoa học tự nhiên 8 và trình bày được cách sử dụng điện an toàn.
b. Năng lực chung
+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu kiến thức.
+ Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
2. Phẩm chất
- Hứng thú, tự giác, chủ động, sáng tạo trong tiếp cận kiến thức mới qua sách vở và thực tiễn.
- Trung thực, cẩn thận trong học tập.
- Có ý thức sử dụng hợp lý và bảo vệ tài sản chung.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Một số dụng cụ thí nghiệm: ống đong, ống nghiệm, kẹp gỗ, lọ đựng hóa chất.
- Một số thiết bị điện cơ bản: điện trở, biến trở, điốt, oát kế, ampe kế 
- Một số hình ảnh minh hoạ về dụng cụ thí nghiệm và thiết bị điện.
- Phiếu học tập
2. Học sinh
- Sách giáo khoa, vở ghi 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Mở đầu                                
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài mới.
b. Nội dung:
GV tổ chức trò chơi khởi động: “SỨC MẠNH ĐÔNG ĐỘI”
GV chia lớp thành 6 nhóm, các nhóm tự đặt tên nhóm của mình.
Trong vòng 2 phút, nhóm nào liệt kê được nhiều dụng cụ thí nghiệm nhất nhóm đó giành chiến thắng.
c. Sản phẩm:
Câu trả lời của HS: ống nghiệm, đèn cồn, đũa thuỷ tinh, giá ống nghiệm, kẹp gỗ, lưới amiang ...
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 5 nhóm, phát giấy A3, yêu cầu các nhóm đặt tên cho nhóm mình, cử đại diện, thư kí nhóm và nêu quy tắc chơi.
- GV nêu yêu cầu, trong vòng 2 phút các nhóm hãy liệt kê tên các dụng cụ thí nghiệm mà em biết vào giấy A3, kết thúc thời gian, nhóm nào liệt kê nhiều nhất sẽ giành chiến thắng.
- HS nhận nhiệm vụ.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc theo nhóm, cử đại diện liệt kê vào giấy A3.
- GV quan sát, đôn đốc và hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Các nhóm treo sản phẩm của mình lên trên bảng.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV tổng kết và chọn ra nhóm giành giải nhất.
GV dẫn dắt vào bài: Vừa rồi cô đã cùng các em liệt kê 1 số dụng cụ có trong PTN, trong tiết học này cô sẽ cùng các em tìm hiểu kĩ hơn cách sử dụng một số dụng cụ, thiết bị này cũng như một số quy tắc an toàn trong PTN, thông qua bài mở đầu: Làm quen với bộ dụng cụ, thiết bị thực hành môn Khoa học tự nhiên 8.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu một số dụng cụ và hóa chất trong môn khoa học tự nhiên 8
Hoạt động 2.1.1: Tìm hiểu một số dụng cụ thí nghiệm
a) Mục tiêu: Nhận biết được một số dụng cụ sử dụng trong môn Khoa học tự nhiên 8.
b) Nội dung:
- HS làm việc theo nhóm, hoàn thành phiếu học tập số 1, từ đó lĩnh hội kiến thức:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Quan sát hình ảnh, kết hợp với thông tin trong SGk xác định tên, mục đích sử dụng của các dụng cụ thí nghiệm trong hình.
Hình ảnh
Tên dụng cụ
Mục đích sử dụng
 










Câu 2:  

Câu 3: Vì sao không nên kẹp ống nghiệm quá cao hoặc quá thấp?

c) Sản phẩm:
Câu trả lời của học sinh. Dự kiến:
Câu 1: Quan sát hình ảnh, kết hợp với thông tin trong SGk xác định tên, mục đích sử dụng của các dụng cụ thí nghiệm trong hình.
Hình ảnh
Tên dụng cụ
Mục đích sử dụng
 

Ống nghiệm
Để đựng hóa chất
Đèn cồn
Dùng để đun nóng
Bộ giá thí nghiệm
Dùng để lắp dụng cụ thí nghiệm
Chậu thủy tinh
Dùng trong thí nghiệm
Nút cao su
Dùng để lắp thí nghiệm
Ống dẫn thủy tinh
Dùng để lắp thí nghiệm
Câu 2:
a) ghép với 2.	b) ghép với 4.	c) ghép với 6.
d) ghép với 1.	e) ghép với 3.	g) ghép với 5.
Câu 3: Khi kẹp ống nghiệm, cần kẹp ở vị trí 1/3 ống nghiệm, tính từ miệng ống nghiệm xuống. Không nên kẹp ống nghiệm quá cao để dễ dàng thao tác thí nghiệm; không nên kẹp ống nghiệm quá thấp tránh để tuột, rơi ống nghiệm, đặc biệt là ống nghiệm đã chứa hoá chất, gây nguy hiểm.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận theo nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1 trong thời gian 10 phút.
- HS nhận nhiệm vụ.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc theo nhóm, hoàn thành phiếu học tập số 1.
- GV theo dõi, đôn đốc và hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các nhóm lần lượt báo cáo kết quả từng câu.
- Các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét, góp ý (nếu có).
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV tổng kết, chuẩn hoá kiến thức.
I. Một số dụng cụ và hoá chất trong môn Khoa học tự nhiên 8
1. Một số dụng cụ thí nghiệm
a) Dụng c...
HS làm cá nhân, hoàn thành phiếu học tập số 3, từ đó lĩnh hội kiến thức.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Cho những việc làm sau:
1/ Đọc kĩ nhãn mác, không sử dụng hoá chất nếu không có nhãn mác, hoặc nhãn mác bị mờ.
2/ Ngửi, nếm các hoá chất.
3/ Tuân thủ theo đúng quy định và hướng dẫn của thầy, cô giáo khi sử dụng hoá chất để tiến hành thí nghiệm.
4/ Tự tiện sử dụng hoá chất.
5/ Cần lưu ý khi sử dụng hoá chất nguy hiểm như sulfuric acid đặc,  và hoá chất dễ cháy như cồn, 
6/ Tự ý mang hoá chất ra khỏi vị trí làm thí nghiệm.
7/ Sau khi lấy hoá chất xong cần phải đựng kín các lọ đựng hoá chất.
8/ Ăn uống trong phòng thực hành.
9/ Trong khi làm thí nghiệm, cần thông báo ngay cho thầy, cô giáo nếu gặp sự cố cháy, nổ, đổ hoá chất, vỡ dụng cụ thí nghiệm, 
10/ Chạy, nhảy, làm mất trật tự.
11/ Nghiêng hai đèn cồn vào nhau để lấy lửa.
12/ Đổ hoá chất trực tiếp vào cống thoát nước hoặc đổ ra môi trường.
13/ Sử dụng tay tiếp xúc trực tiếp với hoá chất.
Hãy sắp xếp các việc làm trên vào hai nhóm: những việc cần làm và những việc không được làm.

c) Sản phẩm:
Câu trả lời của HS, dự kiến:
Những việc cần làm
Những việc không được làm
1/ Đọc kĩ nhãn mác, không sử dụng hoá chất nếu không có nhãn mác, hoặc nhãn mác bị mờ.
3/ Tuân thủ theo đúng quy định và hướng dẫn của thầy, cô giáo khi sử dụng hoá chất để tiến hành thí nghiệm.
5/ Cần lưu ý khi sử dụng hoá chất nguy hiểm như sulfuric acid đặc,  và hoá chất dễ cháy như cồn, 
7/ Sau khi lấy hoá chất xong cần phải đựng kín các lọ đựng hoá chất.
9/ Trong khi làm thí nghiệm, cần thông báo ngay cho thầy, cô giáo nếu gặp sự cố cháy, nổ, đổ hoá chất, vỡ dụng cụ thí nghiệm, 
2/ Ngửi, nếm các hoá chất.
4/ Tự tiện sử dụng hoá chất.
6/ Tự ý mang hoá chất ra khỏi vị trí làm thí nghiệm.
8/ Ăn uống trong phòng thực hành.
10/ Chạy, nhảy, làm mất trật tự.
11/ Nghiêng hai đèn cồn vào nhau để lấy lửa.
12/ Đổ hoá chất trực tiếp vào cống thoát nước hoặc đổ ra môi trường.
13/ Sử dụng tay tiếp xúc trực tiếp với hoá chất.

d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS không sử dụng SGK, bằng hiểu biết của mình hoàn thành phiếu học tập số 3 trong thời gian 5 phút.
- HS nhận nhiệm vụ.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc, hoàn thành phiếu học tập số 3.
- GV theo dõi, đôn đốc và hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- 2 HS đại diện lần lượt báo cáo kết quả.
- Các HS còn lại theo dõi, nhận xét, góp ý (nếu có).
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV tổng kết, chuẩn hoá kiến thức.
Những việc cần làm
Những việc không được làm
1/ Đọc kĩ nhãn mác, không sử dụng hoá chất nếu không có nhãn mác, hoặc nhãn mác bị mờ.
3/ Tuân thủ theo đúng quy định và hướng dẫn của thầy, cô giáo khi sử dụng hoá chất để tiến hành thí nghiệm.
5/ Cần lưu ý khi sử dụng hoá chất nguy hiểm như sulfuric acid đặc,  và hoá chất dễ cháy như cồn, 
7/ Sau khi lấy hoá chất xong cần phải đựng kín các lọ đựng hoá chất.
9/ Trong khi làm thí nghiệm, cần thông báo ngay cho thầy, cô giáo nếu gặp sự cố cháy, nổ, đổ hoá chất, vỡ dụng cụ thí nghiệm, 
2/ Ngửi, nếm các hoá chất.
4/ Tự tiện sử dụng hoá chất.
6/ Tự ý mang hoá chất ra khỏi vị trí làm thí nghiệm.
8/ Ăn uống trong phòng thực hành.
10/ Chạy, nhảy, làm mất trật tự.
11/ Nghiêng hai đèn cồn vào nhau để lấy lửa.
12/ Đổ hoá chất trực tiếp vào cống thoát nước hoặc đổ ra môi trường.
13/ Sử dụng tay tiếp xúc trực tiếp với hoá chất.

Hoạt động 2.3: Tìm hiểu thiết bị điện
a) Mục tiêu:
- Nhận biết được các thiết bị điện trong môn Khoa học tự nhiên 8.
- Trình bày được cách sử dụng điện an toàn
b) Nội dung:
- Học sinh hoạt động theo nhóm, nghiên cứu SGK hoàn thiện phiếu học tập số 4 trong thời gian 10 phút, từ đó lĩnh hội kiến thức.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Câu 1: Trong gia đình cũng có một số thiết bị điện cơ bản, kể tên những thiết bị đó?
Câu 2: Kể và mô tả về một số loại pin mà em biết. Cho biết ở nhà em dùng công tắc ở những vị trí nào, thiết bị nào? Các cầu chì hoặc aptomat thường đặt ở đâu?
Câu 3: Nêu một số loại đồng hồ đo điện mà em biết. Những đồng hồ đó được sử dụng khi nào? Làm thế nào để phân biệt các loại đồng hồ điện đó?
Câu 4: Hãy nêu các lưu ý sử dụng điện an toàn trong phòng thí nghiệm và cuộc sống.
c) Sản phẩm:
Câu trả lời của học sinh, dự kiến:
Câu 1:
- Điện trở, biến trở thường có trong các thiết bị sử dụng điện: quạt điện, bếp điện, ti vi, 
- Pin thường có trong các thiết bị điều khiển, đồ chơi trẻ em.
- Công tắc, cầu chì, aptômát thường mắc trong mạch điện để bảo vệ các thiết bị sử dụng điện.
- Ổ cắm điện, dây nối là các thiết bị điện hỗ trợ khi lắp mạch điện.
Câu 2:
- Pin tiểu (Pin 2A/ pin con thỏ, pin 3A) thường dùng trong các thiết bị điện tử cẩm tay như đồng hồ treo tường, điều khiển, đồ chơi trẻ em, 
- Pin trung (pin C) có hình trụ tròn, có kích thước 50 × 26mm, có dung lượng trung bình là khoảng 6000mAh và được sử dụng linh hoạt trong các thiết bị thông dụng như mồi lửa bếp ga, đài cát – sét, 
- Pin đại (pin D, pin LR20) là loại pin có ...ường được dùng để
A. đong một lượng chất lỏng.	B. khuấy khi hoà tan chất rắn.
C. lấy hoá chất rắn.	D. lấy hoá chất lỏng.
Câu 5: Hoá chất nào sau đây dễ cháy, nổ?
A. Cu.	B. CaCO3.	C. H2O.	D. C2H5OH.
Câu 6: Việc nào sau đây không được làm?
A. Đọc kĩ nhãn mác lọ đựng hoá chất trước khi sử dụng.
B. Ngửi, nếm hoá chất.
C. Sau khi lấy hoá chất xong cần đậy kín các lọ đựng hoá chất.
D. Tuân thủ theo đúng quy định và hướng dẫn của thầy, cô giáo.
Câu 7: Thiết bị nào sau đây được dùng trong các mạch điện để điều chỉnh dòng điện theo mục đích sử dụng?
A. Điện trở.	B. Pin.	C. Oát kế.	D. Công tắc.
Câu 8: Vai trò của điốt và điốt phát quang là
A. cung cấp dòng điện cho các thiết bị khác.
B. cho dòng điện đi qua theo một chiều.
C. dùng để đóng hay mở cho dòng điện đi qua.
D. giữ an toàn mạch điện bằng cách tự ngắt.
Câu 9: Để lấy một lượng nhỏ dung dịch (khoảng 1 mL) thường dùng dụng cụ nào sau đây?
A. Phễu lọc.	B. Ống đong có mỏ.	
C. Ống nghiệm.	D. Ống hút nhỏ giọt.
Câu 10: Khi đun nóng hoá chất trong ống nghiệm, cách làm nào sau đây là sai?
A. Kẹp ống nghiệm bằng kẹp ở khoảng 1/3 ống nghiệm tính từ miệng ống.
B. Miệng ống nghiệm nghiêng về phía không có người.
C. Làm nóng đều đáy ống nghiệm rồi mới đun trực tiếp tại nơi có hoá chất.
D. Để đáy ống nghiệm sát vào bấc đèn cồn.
c) Sản phẩm:
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
C
A
C
C
D
B
A
B
D
D

d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi hoàn thiện phiếu học tập số 5 trong thời gian 10 phút.
- HS nhận nhiệm vụ.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động theo cặp đôi, hoàn thiện phiếu học tập.
- GV theo dõi, đôn đốc và hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các cặp trình bày kết quả thảo luận (mỗi HS trình bày đáp án 1 câu, không trùng lặp nhau).
- Các HS còn lại theo dõi, nhận xét.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV tổng kết, chuẩn hoá.
Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu:
- Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống.
b) Nội dung:
- HS làm việc cá nhân, tại nhà.
Chỉ ra những tình huống nguy hiểm có thể gặp phải trong khi tiến hành thí nghiệm với hoá chất hay với các thiết bị điện. Đề xuất cách xử lí an toàn cho mỗi tình huống đó.
c) Sản phẩm:
Báo cáo của học sinh. Dự kiến:
- Những tình huống nguy hiểm có thể gặp phải trong khi tiến hành thí nghiệm với hoá chất và cách xử lí:
+ Nếu bị bỏng vì acid đặc, nhất là sulfuric acid đặc thì phải dội nước rửa ngay nhiều lần, nếu có vòi nước thì cho chảy mạnh vào vết bỏng 3 – 5 phút, sau đó rửa bằng dung dịch NaHCO3, không được rửa bằng xà phòng.
+ Bị bỏng vì kiềm đặc thì lúc đầu chữa như bị bỏng acid, sau đó rửa bằng dung dịch loãng acetic acid 5% hay giấm.
+ Khi bị ngộ độc bởi các khí độc, cần đình chỉ thí nghiệm, mở ngay cửa và cửa sổ, đưa ngay bệnh nhân ra ngoài chỗ thoáng gió, đưa các bình có chứa hoặc sinh ra khí độc vào tủ hốt hoặc đưa ra ngoài phòng
- Một số tình huống nguy hiểm có thể gặp phải trong khi tiến hành thí nghiệm với các thiết bị điện và cách xử lí an toàn cho tình huống đó:
+ Thiết bị điện như bóng đèn có thể bị cháy do nguồn điện cung cấp quá lớn.
Xử lí tình huống: ngắt ngay nguồn điện cung cấp và lắp cầu chì trong mạch tránh cho thiết bị điện thí nghiệm sau bị cháy, cần đọc kĩ thông số thiết bị điện và sử dụng nguồn điện cung cấp hợp lí.
+ Mắc ampe kế không đúng cách gây hỏng thiết bị.
Xử lí tình huống: GV cần nhắc nhở kĩ lưỡng tới HS cách mắc ampe kế tránh mắc sai gây hỏng thiết bị, chập mạch điện.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu học sinh về nhà:
Chỉ ra những tình huống nguy hiểm có thể gặp phải trong khi tiến hành thí nghiệm với hoá chất hay với các thiết bị điện. Đề xuất cách xử lí an toàn cho mỗi tình huống đó.
- HS nhận nhiệm vụ.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS nộp báo cáo vào tiết học sau.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá và có thể cho điểm đối với bài làm tốt
PHẦN 1: CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT
CHỦ ĐỀ 1: PHẢN ỨNG HÓA HỌC
BÀI 1: BIẾN ĐỔI VẬT LÝ VÀ BIẾN ĐỔI HÓA HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học, HS sẽ:
Nêu được khái niệm sự biến đổi vật lí, biến đổi hoá học.
Phân biệt được sự biến đổi vật lí, biến đổi hoá học. Đưa ra được ví dụ về sự biến đổi vật lí và sự biến đổi hoá học.
- Tiến hành được một số thí nghiệm về sự biến đổi vật lí và biến đổi hoá học.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.
- Năng lực riêng: 
Năng lực nghiên cứu khoa học
Năng lực phương pháp thực nghiệm.
Năng lực trao đổi thông tin.
Năng lực cá nhân của HS.
3. Phẩm chất
- Yêu thích môn học, hình thành phẩm chất, tác phong nghiên cứu khoa học. Lập được kế hoạch hoạt động học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
Dụng cụ: Cốc thuỷ tinh (loại 100 mL (ml)), bá...i qua, dây tóc bóng đèn (làm bằng kim loại tungsten) nóng và sáng lên.
b) Hiện tượng băng tan.
c) Thức ăn bị ôi thiu.
d) Đốt cháy khí methane (CH4) thu được khí carbon dioxide (CO2) và hơi nước (H2O).
- GV: gọi HS trả lời, nhận xét.
- GV: Cho HS quan sát và đọc mục em có biết SGK.
- GV: Cho HS rút ra cách phân biệt biến đổi vật lí và biến đổi hóa học.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, tiến hành thí nghiệm, trao đổi, thảo luận.
+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi HS báo cáo, trả lời câu hỏi. 
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét.
II. Phân biệt sự biến đổi vật lí và sự biến đổi hóa học
1. Biến đổi vật lí là hiện tượng chất có sự biến đổi về trạng thái, kích thước,... nhưng vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.
2. Biến đổi hoá học là hiện tượng chất có sự biến đổi tạo ra chất khác
C + D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP + VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV cho HS HĐ chơi trò chơi ‘vòng quay may mắn’’
Câu 1: Hiện tượng vật lý là
A. Hiện tượng chất bến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu
B. Hiện tượng chất bến đổi có tạo ra chất khác
C. Hiện tượng chất biến đổi
D. Tất cả đều sai
Câu 2: Hiện tượng hóa học là
A. Hiện tượng chất bến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu
B. Hiện tượng chất bến đổi có tạo ra chất khác
C. Cho đường hòa tan với nước muối
D. Không có hiện tượng gì.
Câu 3: Dấu hiệu chính để phân biệt hiện tương vật lý và hiện tượng hóa học?
A. Sự thay đổi về màu sắc của chất.
B. Sự xuất hiện chất mới.
C. Sự thay đổi về trạng thái của chất.
D. Sự thay đổi về hình dạng của chất.
Câu 4: Hiên tượng nào sau đây là hiện tượng vật lý
a. Hiện tượng thủy triều
b. Băng tan
c. Nến cháy bị nóng chảy
d. Nước chảy đá mòn
e. Đốt cháy lưu huỳnh sinh ra khí lưu hình đioxit
A. Tất cả đáp án	B. a,b,c	C. a,b	D. c,d,e 
Câu 5: Hiện tượng nào là hiện tượng hóa học trong số các hiện tượng sau?
A. Làm bay hơi dung dịch muối ăn sẽ tạo thành tinh thể muối ăn.
B. Sắt để lâu trong không khí sẽ bị gỉ.
C. Hòa tan đường vào nước sẽ tạo thành dung dịch nước đường.
D. Nước hóa đá dưới 0 độ C.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, tham gia trò chơi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi HS trả lời câu hỏi. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét.
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
* Chuẩn bị ở nhà
- Hoàn thành bài tập ở nhà
- Chuẩn bị cho bài học tiếp theo.
Chủ đề 1: PHẢN ỨNG HÓA HỌC
BÀI 2: PHẢN ỨNG HÓA HỌC
VÀ NĂNG LƯỢNG CỦA PHẢN ỨNG HÓA HỌC
Môn học: KHTN - Lớp: 8
Thời gian thực hiện: 03 tiết
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm phản ứng hóa học, chất đầu và sản phẩm.
- Nêu được sự sắp xếp khác nhau của các nguyên tử trong phân tử chất đầu và sản phẩm.
- Chỉ ra được một số dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra.
- Nêu được khái niệm và đưa ra ví dụ minh họa về phản ứng tỏa nhiệt, thu nhiệt.
- Trình bày được các ứng dụng phổ biến của phản ứng tỏa nhiệt (đốt cháy than, xăng, dầu).
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: chủ động, tích cực tìm hiểu về bản chất của phản ứng hóa học, phản ứng tỏa nhiệt và thu nhiệt, ứng dụng của phản ứng tỏa nhiệt.
	- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về khái niệm phản ứng hóa học, khái niệm phản ứng tỏa nhiệt, thu nhiệt. Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia thảo luận và thuyết trình. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập .
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên : 
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được khái niệm phản ứng hóa học, xác định được chất đầu và chất sản phẩm, sự thay đổi trật tự sắp xếp giữa các nguyên tử trong phân tử chất đầu và chất cuối; Khái niệm phản ứng tỏa nhiệt, thu nhiệt, ứng dụng của phản ứng tỏa nhiệt.
- Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát các hình ảnh 2.1, 2.2, 2.3 cho biết các quá trình biến đổi hóa học nào xảy ra, liên kết hóa học trong hình 2.2, 2.3 thay đổi như thế nào? Quan sát hoặc làm thí nghiệm để biết hiện tượng hóa học nào xảy ra, dấu hiệu của phản ứng hóa học là gì? Phản ứng đó tỏa nhiệt hay thu nhiệt. 
Bằng các thiết bị công nghệ, và kiến thức thực tế, nêu được ứng dụng của phản ứng tỏa nhiệt.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Bằng các thiết bị công nghệ, và kiến thức thực tế, nêu được ứng dụng của phản ứng tỏa nhiệt.
3. Phẩm chất: 
Chăm chỉ: Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học hóa.
Trách nhiệm: tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng bản thân.
II. Thiết ...được sự sắp xếp khác nhau của các nguyên tử trong phân tử chất đầu và sản phẩm.
-Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử
b) Nội dung: 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Quan sát hình 2.2 và hoàn thành bảng sau:

Nguyên tử liên kết với nhau
Số lượng nguyên tử
Trước phản ứng
- Nguyên tử..... liên kết với nguyên tử...... 
- Nguyên tử..... liên kết với nguyên tử......
Có ..... nguyên tử........... Có ..... nguyên tử...........
Sau phản ứng
-.... Nguyên tử..... liên kết với ....nguyên tử...... 
Có ..... nguyên tử........... Có ..... nguyên tử...........

c) Sản phẩm: 
TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Nguyên tử liên kết với nhau
Số lượng nguyên tử 
Trước phản ứng
- Nguyên tử H liên kết với nguyên tử H
- Nguyên tử O liên kết với nguyên tử O
Có ..4... nguyên tử..H.. Có ..2... nguyên tử...O...
Sau phản ứng
-..1.. Nguyên tử...O.. liên kết với ..2..nguyên tử...H... 
Có ..4... nguyên tử....H. Có ..2... nguyên tử...O.

d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1
- GV giao nhiệm vụ học tập cặp đôi, hoàn thành phiếu học tập 3 trong 4 phút
*Thực hiện nhiệm vụ học tập 1
HS thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra phiếu học tập.
*Báo cáo kết quả và thảo luận 1
GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 1
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.Chốt kiến thức
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2
- GV giao nhiệm vụ cá nhân, quan sát hình 2.3 và trả lời câu hỏi đã nêu ( ai nhanh được thưởng).
*Thực hiện nhiệm vụ học tập 2
HS giơ tay dành quyền trả lời trước
*Báo cáo kết quả nhiệm vụ 2
GV gọi ngẫu nhiên một HS giơ tay trước trình bày, các hs khác bổ sung (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 2
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá. Chốt kiến thức, trao thưởng ngôi sao may mắn
II. DIỄN BIẾN CỦA PHẢN ỨNG HÓA HỌC.
- Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác, kết quả chất này biến đổi thành chất khác, còn số lượng nguyên tử các nguyên tố không thay đổi.

Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về dấu hiệu có phản ứng hóa học xảy ra. 
a) Mục tiêu: 
	- Chỉ ra được một số dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra.
b) Nội dung: 
Tiến hành thí nghiệm 1 trang 18 SGK
c) Sản phẩm: 
Kết quả thí nghiệm của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1
- GV giao nhiệm vụ học tập nhóm 6 bạn , đọc thông tin về thí nghiệm 1 trang 18 sau đó làm và báo cáo sản phẩm theo câu hỏi đã nêu ( kèm theo ống nghiệm chứa hóa chất sau thí nghiệm) thời gian 6 phút ( bao gồm cả thời gian thu dọn dụng cụ)
*Thực hiện nhiệm vụ học tập 1
HS làm việc theo nhóm thực hiện thí nghiệm 1, trả lời câu hỏi.
*Báo cáo kết quả và thảo luận 1
GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 1
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá. Chốt kiến thức
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2
- GV giao nhiệm vụ học tập cặp đôi trả lời câu hỏi quan sát hình 2.6 và hình 2.4 cho biết ngoài dấu hiệu trên thì phản ứng hóa học còn có thể có dấu hiệu nhận biết nào nữa.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập 2 
HS thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra bảng nhóm.
*Báo cáo kết quả và thảo luận2
GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 2
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
III. DẤU HIỆU CÓ PHẢN ỨNG HÓA HỌC XẢY RA.
- Có sự thay đổi về màu sắc, mùi... của các chất, tạo ra chất khí hoặc chất không tan (kết tủa).
- Có sự tỏa nhiệt và phát sáng
TIẾT 3
Hoạt động 2.4: Tìm hiểu về phản ứng tỏa nhiệt và phản ứng thu nhiệt
a) Mục tiêu: 
- Nêu được khái niệm và đưa ra ví dụ minh họa về phản ứng tỏa nhiệt, thu nhiệt.
- Trình bày được các ứng dụng phổ biến của phản ứng tỏa nhiệt (đốt cháy than, xăng, dầu).
b) Nội dung: 
Trong phản ứng ở thí nghiệm 2 và 3, phản ứng nào tỏa nhiệt, phản ứng nào thu nhiệt.
 PHẾU HỌC TẬP 5
c) Sản phẩm: 
Kết quả thí nghiệm và câu trả lời của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1
- GV giao nhiệm vụ học tập nhóm 6 bạn , đọc thông tin về thí nghiệm 2,3 trong phiếu học tập số 5 sau đó làm và báo cáo sản phẩm theo câu hỏi đã nêu ( kèm theo ống nghiệm chứa hóa chất sau thí nghiệm) thời gian 10 phút ( bao gồm cả thời gian thu dọn dụng cụ)
*Thực hiện nhiệm vụ học tập 1
HS làm việc theo nhóm thực hiện thí nghiệm 1, trả lời câu hỏi.
*Báo cáo kết quả và thảo luận 1
GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 1
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đ...ể tạo chất mới.
d. quá trình phân hủy 1 chất thành nhiều chất.
Câu 2: Phản ứng thu nhiệt là phản ứng trong đó
a. hỗn hợp phản ứng nhận nhiệt từ môi trường.
b. các chất sản phẩm nhận nhiệt từ các chất phản ứng.
c. các chất phản ứng truyền nhiệt cho môi trường.
d. các chất sản phẩm truyền nhiệt cho môi trường.
Câu 3:Trong phản ứng hóa học, chất ban đầu trước phản ứng gọi là gì?
a. Chất tham gia.
b. Chất sản phẩm.
c. Chất tinh khiết.
d. Chất tạo thành.
Câu 4. Trong phản ứng hóa học, chất hay các chất tạo thành sau phản ứng được gọi là
a. chất tham gia.
b. chất sản phẩm.
c. chất tinh khiết.
d. chất tạo thành.
Câu 5: Trong quá trình phản ứng hóa học xảy ra giữa các nguyên tử có sự thay đổi về
a. liên kết.
b. số lượng.
c. chất lượng.
d. kết cấu.
Câu 6: Dấu hiệu nào không thể khảng định là có phản ứng hóa học xảy ra 
a. có sự tỏa nhiệt phát sáng.
b. có chất mới được tạo thành.
c. có chất kết tủa sinh ra.
d. có sự thay đổi về vị ngọt.
Câu 7: Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng trong đó
a. hỗn hợp phản ứng nhận nhiệt từ môi trường.
b. các chất sản phẩm nhận nhiệt từ các chất phản ứng.
c. các chất phản ứng truyền nhiệt cho môi trường.
d. các chất sản phẩm truyền nhiệt cho môi trường.
Câu 8: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào tỏa nhiệt?
a. Phản ứng nung vôi.
b. Phản ứng nung gốm.
c. Phản ứng điều chế oxi.
d. Phản ứng đốt than.
Câu 9: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào thu nhiệt?
a. Phản ứng nung vôi.
b. Phản ứng đốt củi.
c. Phản ứng đốt xăng.
d. Phản ứng đốt than.
Câu 10: Dấu hiệu nào không có trong phản ứng phân hủy đường?
a. Có sự thay đổi màu sắc.
b. Có sự thay đổi nhiệt độ.
c. Có sự thay đổi khối lượng.
d. Có sự thay đổi lực hút.
Câu 11. Xác định chất pản ứng và chất sản phẩm trong phản ứng phân hủy đường tạo thành than và nước.
Đáp án
Chất phản ứng là Đường( glucozow)
Chất sản phẩm: là than (carbon) và nước (hidrogen đioxide)
Câu 12. Xác định chất pản ứng và chất sản phẩm trong phản ứng cồn cháy trong không khí.
Đáp án
Chất phản ứng là cồn, oxygen.
Chất sản phẩm: là khí cacbonic (carbon đioxide) và nước (hidrogen đioxide)
CÂU 13: Quan sát hình và cho biết:
a. Trước phản ứng có những chất nào, nguyên tử nào liên kết với nhau?
b . Sau phản ứng có chất nào được tạo thành, những nguyên tử nào liên kết với nhau.
c. So sánh số lượng nguyên tử H và Cl trước và sau phản ứng?
Đáp án:
a. Trước phản ứng có 2 chất là H2 và Cl2, trong H2 thì H liên kết với H, trong Cl2 thì Cl liên kết với Cl.
b. Sau phản ứng có 1 chất tạo thành là HCl, trong HCl thì H liên kết với Cl.
c. Số lương nguyên tử H trước và sau phản ứng đều là 2. Số lượng nguyên tử Cl trước và sau phản ứng là 2.
Câu 14: Chỉ ra dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra trong các trường hợp sau đây:
Câu 15: Hãy chỉ ra dấu hiệu của phản ứng hóa học trong các trường hợp dưới đây:
a. Đinh sắt để lâu trong không khí sẽ xuất hiện lớp gỉ sét màu nâu bám bên ngoài.
b. Dùng củi nhóm lửa để sưởi ấm
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tuần 
CHỦ ĐỀ 1: PHẢN ỨNG HÓA HỌC
BÀI 3: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG
PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC
Môn học: Khoa học tự nhiên; Lớp 8
(Thời gian thực hiện: 04 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học, HS sẽ:
- Nêu được định luật bảo toàn khối lượng.
- Nêu được khái niệm phương trình hóa học và các bước lập phương trình hóa học
- Lập được sơ đồ phản ứng hóa học dạng chữ và phương trình hóa học (dùng công thức hóa học) của một số phản ứng hóa học cụ thể.
- Trình bày được ý nghĩa của phương trình hóa học: Cho biết các chất phản ứng và các chất sản phẩm, tỷ lệ số phân tử, số nguyên tử giữa các chất trong phản ứng.
- Tính được khối lượng của một chất trong phản ứng khi biết khối lượng của các chất còn lại.
2. Năng lực
- Năng lực chung: 
Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về định luật bảo toàn khối lượng, phương trình hóa học.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về định luật bảo toàn khối lượng, phương trình hóa học. Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và thảo luận
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Năng lực KHTN: 
Năng lực nghiên cứu khoa học: Nêu được khái niệm định luật bảo toàn khối lượng, phương trình hóa học và và các bước lập phương trình hóa học 
Năng lực phương pháp thực nghiệm: Quan sát thí nghiệm cụ thể, nhận xét rút ra được kết luận về sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng; về bảo toàn khối lượng các chất trong phản ứng hóa học.
Năng lực trao đổi thông tin: chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận về định luật bảo toàn khối lượng, phương trình hóa học.
Năng lực cá nhân của HS: Đưa ra được một số ví dụ về phân tử có ở xung quanh ta; đưa ra được một số ví dụ về định luật bảo toàn khối lượng, phương trình hóa học có trong đời sống.
3. Phẩm chất
- Tham gia tích cực hoạt... khối lượng của các chất trước phản ứng bằng tổng khối lượng của các chất sau phản ứng
Trong phản ứng hóa học chỉ diễn ra sự thay đổi về liên kết giữa các nguyên tử, số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng không thay đổi, khối lượng nguyên tử không thay đổi. Vì vậy, tổng khối lượng của các chất được bảo toàn.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Lưu ý: Với các phản ứng hóa học có tạo thành chất khí, khi tính khối lượng của các chất sản phẩm cần lưu ý tính cả khối lượng của chất khí bay ra.
I. Định luật bảo toàn khối lượng
a. Nội dung:
 Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng.
PTHH: Barium clorine + sodium sulfate → Barium sulfate + Sodium clorine
Acetic acid + Sodium hydrogencarbonate → Sodium acetate + Carbon dioxide + nước.
b. Giải thích: Trong phản ứng hóa học chỉ diễn ra sự thay đổi về liên kết giữa các nguyên tử, số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng không thay đổi, khối lượng nguyên tử không thay đổi. Vì vậy, tổng khối lượng của các chất được bảo toàn.
Luyện tập
 Tính khối lượng iron sulfate FeS tạo thành trong phản ứng của Fe (iron) và S (Sulfur), biết khối lượng của Fe và S đã tham gia phản ứng lần lượt là 7 gam và 4 gam.
PTHH: Iron + Sulfur → iron sulfate
ADĐLBTKL
khối lượng FeS tạo thành = khối lượng Fe phản ứng + khối lượng S phản ứng = 7 + 4 = 11 gam.
Vận dụng:
 1/ Thí nghiệm trong hoạt động mở đầu: Cân có còn giữ ở vị trí thăng bằng không? Giải thích.
2/ Giải quyết tình huống:
a) Khi đốt cháy hoàn toàn một mẩu gỗ, ta thu được tro có khối lượng nhẹ hơn mẩu gỗ ban đầu. Theo em, sự thay đổi khối lượng này có mâu thuẫn với định luật bảo toàn khối lượng không?
b) Đề xuất các bước tiến hành thí nghiệm để kiểm chứng định luật bảo toàn khối lượng trong tình huống trên.
1/ Cân không còn giữ ở trạng thái cân bằng. Do nến cháy sinh ra khí carbon dioxide và hơi nước làm cây nến ngắn dần so với ban đầu.
2/ a) Sự thay đổi khối lượng này không có mâu thuẫn với định luật bảo toàn khối lượng. Do sản phẩm thu được khi đốt cháy mẩu gỗ ngoài tro còn có carbon dioxide, hơi nước.
b) Đề xuất các bước tiến hành thí nghiệm để kiểm chứng:
Chuẩn bị:
- Dụng cụ: Cân điện tử, bật lửa.
- Hoá chất: Bình chứa khí oxygen, 1 que đóm có độ dài ngắn hơn chiều cao của bình chứa khí oxygen.
Tiến hành:
- Bước 1: Đặt bình tam giác có chứa khí oxygen và que đóm trên đĩa cân điện tử. Ghi chỉ số khối lượng hiện lên mặt cân (kí hiệu là mA).
- Bước 2: Đốt một đầu que đóm và cho nhanh vào bình chứa khí oxygen, sau đó đậy nút lại. Sau khi que đóm cháy hết hoặc dừng cháy, ghi chỉ số khối lượng hiện trên mặt cân (kí hiệu là mB).
- Bước 3: So sánh mA và mB, rút ra kết luận.
Hoạt động 2: Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng (tiết 2)
a. Mục tiêu: HS hoạt động nhóm và làm việc cá nhân, viết được sơ đồ phản ứng hóa học của các chất
Biết áp dụng định luật bảo toàn khối lượng giải bài tập liên quan
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Bài tập hoạt động nhóm
Nhóm 1,2: Trong phản ứng hóa học ở thí nghiệm trên cho Barium clorine (BaCl2) và Sodium sulfate (Na2SO4) đã tham gia phản ứng lần lượt là 20,8 gam và 14,2 gam; khối lượng Barium sulfate (BaSO4) tạo thành là 23,3 gam.
a/ Viết PT chữ của phản ứng
b/ Tính khối lượng của Sodium clorine (NaCl) tạo thành?
Nhóm 3,4: Nung đá vôi CaCO3 (có thành phần chính là Calcium Carbonate) người ta thu được 112kg CaO Calcium oxide (vôi sống) và 88 kg khí Carbon dioxide (CO2). 
a/ Viết PT chữ của phản ứng?
b/ Tính khối lượng của Calcium Carbonate CaCO3 đã phản ứng?
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
* Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 2
+ Giải thích tình huống có vấn đề?
+ Đề xuất các bước tiến hành thí nghiệm:
Hóa chất, dụng cụ, tiến hành?
- Nếu kí hiệu khối lượng của mỗi chất là m → thì nội dung của định luật bảo toàn khối lượng được thể hiện bằng biểu thức nào ?
- Giả sử có pứ tổng quát giữa chất A và B tạo ra chất C và D thì biểu thức của định luật được viết như thế nào? 
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.
+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần
*Báo cáo kết quả và thảo luận
+ Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV đánh giá, nhận xét.
II. Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
1. Phương trình bảo toàn khối lượng
Giả sử có pứ tổng quát của các chất:
A + B → C + D
Kí hiệu: mA, mB, mC, mD lần lượt là khối lượng của các chất tham gia và tạo thành sau phản ứng
PT BTKL
mA + mB = mC + mD

* Chuyển giao nhiệm vụ
- Nếu biết khối lượng của mA, mB, mC thì khối lượng của mD được tính như thế nào? 
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.
+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần
*Báo cáo kết quả và thảo...
5/ Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng:
Na2CO3 + Ca(OH)2  CaCO3↓ + NaOH
Bước 2: So sánh số nguyên tử/ nhóm nguyên tử của mỗi nguyên tố/ chất trước và sau phản ứng.
Na2CO3 + Ca(OH)2   CaCO3↓ + NaOH
 2     1        1        2             1      1     1        1       
Bước 3: Cân bằng số nguyên tử/ nhóm nguyên tử:
Na2CO3 + Ca(OH)2   CaCO3↓ + 2NaOH
 2        1        1        2             1      1     2        2       
Bước 4: Kiểm tra và viết phương trình hoá học:
Na2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + 2NaOH
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Hướng dẫn hs hoàn thành PTHH và nhận xét
GV lưu ý cho HS: Vì số Oxygen ở dạng phân tử O2, không được viết 6O, không được thay đổi chỉ số trong CTHH viết đúng.
- Viết hệ số cao bằng kí hiệu hóa học. Ví dụ: 2Al, 3Fe (đúng), không viết là 2Al, 3Fe
- Trong các công thức hóa học có các nhóm nguyên tử như OH, SO4, thì coi cả nhóm như 1 đơn vị để cân bằng, trước và sau phản ứng số nhóm nguyên tử phải bằng nhau.
2. Các bước lập phương trình hóa học
t0+
Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng, gồm công thức hóa học của chất tham gia, sản phẩm.
H2 + O2 H2O
Bước 2: So sánh các số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong phân tử của các chất tham gia phản ứng và các chất t0+
sản phẩm.
 H2 + O2 H2O
Số NT: 2 2 2 1
t0+
Bước 3: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố
 H2 + O2 2H2O
t0+
Số NT: 2 2 4 2
 2H2 + O2 2H2O
Số NT: 4 2 4 2
Bước 4: Kiểm tra và viết phương trình hóa học
PTHH: 
2 H2 + O2 2 H2O

Hoạt động 4: Ý nghĩa của phương trình hóa học (tiết 4)
a. Mục tiêu: HS biết ý nghĩa của PTHH: Cho biết các chất phản ứng và các chất sản phẩm, tỷ lệ số phân tử, số nguyên tử giữa các chất trong phản ứng.
b. Nội dung: HS xác định các chất phản ứng và sản phẩm, tỉ lệ số phân tử, số nguyên tử giữa các chất phản ứng.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
1/ Trong phương trình phản ứng:
2H2 + O2 2H2O
Hãy cho biết 
a/ Tên chất tham gia? Tên chất sản phẩm?
b/ Tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong phản ứng trên? Ý nghĩa của tỉ lệ đó?
c/ Tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của 1 cặp chất (tùy chọn) trong phản ứng trên?
d/ Nhận xét tỉ lệ các chất và tỉ lệ số các chất?
2/ Xét phương trình hoá học của phản ứng sau: 4Al + 3O2 → 2Al2O3
a) Cho biết số nguyên tử, số phân tử của các chất tham gia phản ứng và các chất sản phẩm.
b) Cho biết tỉ lệ hệ số của các chất trong phương trình hoá học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi sau: 
- Em có nhận xét gì về tỉ lệ của các phân tử trong phương trình sau:
2H2 + O2 2H2O
+ Cho biết số nguyên tử, số phân tử của các chất tham gia phản ứng và các chất sản phẩm.
+ Cho biết tỉ lệ hệ số của các chất trong phương trình hoá học.
+ Dựa vào lập phương trình hóa học, ta có thể biết được những điều gì ?
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
+ Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày, nhận xét.
+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần
*Báo cáo kết quả và thảo luận
+ GV gọi 2 bạn đại diện 2 nhóm đứng dậy báo cáo kết quả làm việc của nhóm.
1/ a/ Chất tham gia: H2, O2 
Chất sản phẩm: H2O
b/ Tỉ lệ số phân tử H2 : số phân tử O2 : số phân tử H2O = 2:1:2
c/ Cứ 2 phân tử H2 tác dụng với 1 phân tử O2.
Cứ 2 phân tử H2 tham gia phản ứng tạo ra 2 phân tử H2O
Cứ 1 phân tử O2 tham gia phản ứng tạo ra 2 phân tử H2O
d/ Tỉ lệ này bằng đúng tỉ lệ hệ số của mỗi chất trong phương trình hóa học.
2/ a) Số nguyên tử Al : Số phân tử O2 : Số phân tử Al2O3 = 4 : 3 : 2.
b) Tỉ lệ hệ số của các chất trong phương trình hoá học = 4 : 3 : 2.
+ GV gọi HS nhóm khác nhận xét, đánh giá.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét, đánh giá:
IV. Ý nghĩa phương trình hóa học
Trong phương trình phản ứng:
2H2 + O2 2H2O
Tỉ lệ số phân tử H2 : số phân tử O2 : số phân tử H2O = 2:1:2
* Ý nghĩa của PTHH:
+ Cho biết các chất phản ứng và sản phẩm.
+ Tỉ lệ số nguyên tử hoặc phân tử, giữa các chất trong phản ứng. Tỉ lệ này bằng đúng tỉ lệ hệ số của mỗi chất trong phương trình hóa học.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
a) Mục tiêu: Ghi nhớ lại kiến thức của cả bài. Vận dụng kiến thức đã học để học sinh luyện tập về định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học.
b) Nội dung: - Các nhóm trả lời các câu hỏi phiếu học tập
Câu 1: Nung nóng chất X thì xảy ra phản ứng:  X(rắn) → Y(rắn) + Z(khí). Sau khi phản ứng kết thúc thì khối lượng chất rắn thu được có thay đổi gì so với chất rắn ban đầu?
A. Khối lượng chất rắn không thay đổi.
B. Khối lượng chất rắn tăng lên.
C. Khối lượng chất rắn giảm xuống.   
D. Khối lượng chất rắn có thể tăng hoặc giảm.
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn x (gam) Al trong lọ khí oxygen (O2) thì thu được y (gam) Aluminium oxide. Khối lượng của khí oxygen đã phản ứng là
A. (x + y)  gam.              B. (x–y) gam.                 
C. (y–x) gam.                D. (2y – 2x) gam.
Câu 3: Đốt cháy một mẩu Aluminum trong khí oxi thì nhôm tác dụng với khí oxygen tạo thành một chất có tên Aluminum oxide. Phương trình hóa học biểu diễn phản ứng...cáo kết quả.
- Trách nhiệm với các công việc được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1.Giáo viên
- Hình 4.1, 4.2/27 SGK
- Giáo án, sgk, sgv...
2. Học sinh
- Nghiên cứu và chuẩn bị trước nội dung bài học
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: 
- Kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu nội dung mới của Hs thông qua câu hỏi tình huống.
- Góp phần hình thành, phát triển các biểu hiện của các năng lực. 
b) Nội dung:
- Hs hoạt động nhóm quan sát hình trả lời câu hỏi
c) Sản phẩm: 
- Câu trả lời của học sinh 
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Gv yêu cầu hs quan sát H4.1,4.2 trả lời câu hỏi
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghiên cứu hình 4.1,4.2 SGK
- HS phát triển các ý kiến dựa trên kinh nghiệm của bản thân; từ đó tiến hành thảo luận để tìm ra câu trả lời.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học:

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái niệm mol và khối lượng mol nguyên tử
a) Mục tiêu: 
– Nêu được khái niệm về mol (nguyên tử, phân tử) và khối lượng mol nguyên tử (M).
– Tính được khối lượng mol.
– Góp phần phát triển biểu hiện các hành vi của phẩm chất, năng lực
b) Nội dung:
- Hs hoạt động cá nhân, nhóm trả lời câu hỏi và hoàn thành bài tập. 
c) Sản phẩm: 
- Kết quả câu hỏi và bài tập của hs.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1
- GV sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở.
Nguyên tử, phân tử có kích thước, khối lượng cực kì nhỏ bé. Làm thế nào để biết được khối lượng và thể tích các chất trước và sau phản ứng? Để thực hiện được mục đích này, các nhà khoa học đã đề xuất một khái niệm dành cho các hạt vi mô, đó là mol.
Mol là lượng chất có chứa 6,022 × 10 hạt vi mô (nguyên tử, phân tử,...) của chất đó. Số 6,022 × 1023 được gọi là hằng số Avogadro, kí hiệu là N.
– GV yêu cầu HS đọc nội dung “Em có biết” trang 28 SGK để hình dung được con số 6,022 × 1023 lớn nhường nào.
− GV yêu cầu hs trả lời câu hỏi: 1 mol nguyên tử sắt có chứa bao nhiêu nguyên tử sắt?
– GV sử dụng phiếu học tập yêu cầu HS làm việc nhóm bàn (2hs/nhóm) trả lời CHI, LT 1
1. Xác định số nguyên tử trong:
2 mol aluminium.
1,5 mol carbon.
2.Tính số phân tử nước và số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 3 mol phân tử nước.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập 1
- Hoạt động cá nhân, nhóm trả lời câu hỏi và hoàn thành phiếu học tập 
*Báo cáo kết quả và thảo luận 1
- GV tổ chức cho các nhóm HS trao đổi chéo bài sau đó gv chiếu kết quả và biểu điểm để hs các nhóm chấm chéo bài của nhau.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 1
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung khái niệm.
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2
- GV sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở.
Khối lượng mol (M) của một chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử của chất đó 
GV yêu cầu HS quan sát hình 4.3 và
trả lời CH2 trang 28 SGK 
? Em hãy so sánh giá trị khối lượng của N nguyên tử đồng (tính theo gam) với giá trị khối lượng của 1 nguyên tử đồng tính theo amu?
? Em có nhận xét gì về khối lượng mol nguyên tử hay phân tử của một chất với khối lượng nguyên tử hay phân tử chất đó tính theo đơn vị amu.
Lấy ví dụ.
GV yêu cầu HS trả lời CH3 trang 28 SGK.
1. Quan sát hình 4.3, cho biết khối lượng 1mol nguyên tử đồng và khối lượng 1 mol phân tử muối ăn
2. Dựa vào bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, cho biết khối lượng mol nguyên tử hydrogen, nitrogen và magnesium.
- GV chia lớp làm 4 nhóm lớn theo dãy bàn yêu cầu hs làm việc cá nhân làm bài tập: Tính khối lượng mol của các chất sau: H2SO4, Al2O3, CH4, SO2.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập 2
- Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi.
- GV gọi 4 hs ở 4 dãy lên bảng làm bài tập; các hs khác làm việc cá nhân hoàn thành bài bập
*Báo cáo kết quả và thảo luận 2
- GV gọi 1-2 hs trả lời: 
+ Từ hình 4.3 cho thấy khối lượng của 1 mol nguyên tử đồng là 64 gam, khối lượng của 1 mol sodium chloride là 58,5 gam.
+ Khối lượng mol nguyên tử hay phân tử của một chất có cùng trị số với khối lượng nguyên tử hay phân tử chất đó tính theo đơn vị amu.
+ Ví dụ: Khối lượng của nguyên tử oxygen là 16 amu, khối lượng mol nguyên tử của oxygen là 16 gam/mol; Khối lượng của phân tử nước là 18 amu, khối lượng mol phân tử của nước là 18 gam.
+ Khối lượng mol nguyên tử đồng là 64 gam, muối ăn là 58,5 gam.)
+ Khối lượng mol nguyên tử hydrogen, nitrogen và magnesium lần lượt là 1 gam, 14 gam, 24 gam.
- GV yêu cầu hs từng dãy nhận xét bài tập
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 2
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung khái niệm.
I. KHÁI NIỆM MOL
- Khái niệm mol (sgk/27)
CH1:
 a) Số nguyên tử có trong 2 mol nguyên tử nhôm là:
2 × 6,022 × 1023 = 12,044 × 1023 (... biểu thức tính V (đktc).
- HS hoạt động cá nhân sau thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV tổ chức cho HS chia sẻ kết quả, bổ sung hoàn thiện phiếu học tập.
- GV tổ chức cho hs trình bày kết quả và nhận xét
+ CH5: 24,79 lít khí N2 và 24,79 lít khí H2 (ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất có cùng số mol nên để so sánh khối lượng hai khí này ta so sánh khối lượng mol của khí N2 và H2.
Ta có: nên khối lượng 24,79 lít khí N2 nặng hơn khối lượng của 24,79 lít khí H2 là (lần)
+ CH6: Để so sánh khí A nặng hay nhẹ hơn khí B trong cùng điều kiện nhiệt độ áp suất, người ta so sánh khối lượng mol của khí A với khối lượng mol của khí B
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-GV nhận xét, bổ sung hoàn thiện kiến thức.
- Đánh giá hoạt động của các nhóm.
VI. TỈ KHỐI CỦA CHẤT KHÍ
- Khái niệm (SGK/29)
M là khối lượng mol 
 là tỉ khối của khí A so với khí B
Bài tập
1. Hãy cho biết khí O2 nặng hay nhẹ hơn khí H2 bao nhiêu lần. 
2. Hãy cho biết khí CO2 và H2 nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần. 3. Tính khối lượng của khí A có tỉ khối so với oxygen là 1,375.
Giải: 
1. (lần)
2. (lần)
3. 
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
a) Mục tiêu: 
– Củng cố, khắc sâu, vận dụng được các kiến thức đã học.
- Góp phần phát triển biểu hiện các hành vi của năng lực.
b) Nội dung:
- HS thực hiện hoạt động trả lời câu hỏi trên phần mềm plickers
c) Sản phẩm: 
- HS trình bày quan điểm cá nhân về đáp án.
d) Tổ chức thực hiện:
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV sử dụng phần mềm plickers
Câu 1. Chọn đáp án đúng: Số mol của 12g O2, 1,2 g H2, 14 g N2
A. 0,375 mol; 0,6 mol; 0,5 mol.
B. 0,375 mol; 0,5 mol; 0,1 mol.
C. 0,1 mol; 0,6 mol; 0,5 mol.
D. O,5 mol; 0,375 mol; 0,3 mol.
Câu 2. Số mol của 19,6 g H2SO4
A. 0,2 mol
B. 0,1 mol
C. 0,12 mol
D. 0,21 mol
Câu 3. Khí nào nặng nhất trong các khí sau
A. CH4
B. CO2
C. N2
D. H2
Câu 4. Khí A có dA/kk > 1 là khí nào
A. H2
B. N2
C. O2
D. NH3
Câu 5. Khí SO2 nặng hay nhẹ hơn không khí bao lần
A. Nặng hơn không khí 2,2 lần
B. Nhẹ hơn không khí 3 lần
C. Nặng hơn không khí 2,4 lần
D. Nhẹ hơn không khí 2 lần
Câu 6. Khí N2 nặng hay nhẹ hơn khí O2
A. N2 nặng hơn O2 1,75 lần
B. O2 nặng hơn N2 1,75 lần
C. N2 = O2
D. Không đủ điều kiện để kết luận
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Hs thực hiện các bài tập trên phần mềm plickers
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV tổ chức cho HS giơ kết quả, hoàn thiện bổ sung. 
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: 
- Củng cố kiến thức và nâng cao kiến thức cho HS (đưa bài học vào cuộc sống)
- Góp phần hình thành, phát triển các biểu hiện của các phẩm chất, năng lực.
b) Nội dung: 
- HS về nhà tìm hiểu về khinh khí cầu 
c) Sản phẩm: 
- HS nêu nội dung câu trả lời.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Gv giao nhiệm vụ cho nhóm HS trả lời câu hỏi: 
Về nhà tìm hiểu về cơ chế hoạt động của khinh khí cầu. Khai thác khinh khí cầu vào các hoạt động du lịch.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm thực hiện yêu cầu trả lời câu hỏi.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV tổ chức cho HS chia sẻ kết quả, bổ sung, hoàn chỉnh thông tin. 
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Họ và tên:  
Lớp: . Nhóm: 
1. Tính khối lượng của
a) 0,5 mol SO2.
b) 1mol Fe
2. Tìm số mol chất có trong
32 gam Cu.
36 gam H2O
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Họ và tên:  
Lớp: . Nhóm: 
Bài1. Tính số mol của
a) 2,479 lít khí SO2 (đkc).
b) 3,7185 lít khí CH4 (đktc)
Bài 2. Tính thể tích của 
a) 0,25 mol khí oxygen (đkc).
b) 0,75 mol khí hydrogen (đkc).
Bài 3. Tính thể tích của
a) 44 gam khí CO2.
b) 8 gam khí O2
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Họ và tên:  
Lớp: . Nhóm: 
Bài 1. Hãy cho biết khí O2 nặng hay nhẹ hơn khí H2 bao nhiêu lần. 
Bài 2. Hãy cho biết khí CO2 và H2 nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần. 
Bài 3. Tính khối lượng của khí A có tỉ khối so với oxygen là 1,375.
CHỦ ĐỀ 1: PHẢN ỨNG HÓA HỌC
BÀI 5: TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Năng lực
1.1. Năng lực khoa học tự nhiên
- Tính được lượng chất trong phương trình hóa học theo số mol, khối lượng hoặc thể tích ở điều kiện 1 bar và 25 0C.
- Nêu được khái niệm hiệu suất của phản ứng và tính được hiệu suất của 1 phản ứng dựa vào lượng sản phẩm thu được theo lí thuyết và lượng sản phẩm thu được theo thực tế.
1.2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về cách tính được lượng chất trong phương trình hóa học theo số mol, khối lượng hoặc thể tích ở điều kiện 1 bar và 25 0C, cách tính hiệu suất của 1 phản ứng dựa vào lượng sản phẩm thu được theo lí thuyết và lượng sản phẩm thu được theo thực tế.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm hiểu cách tính được lượng chất trong phương trình hóa học theo số mol, khối lượng hoặc thể tích ở điều kiện 1 bar và 25 0C, cách tính hiệu suất của 1 phản ứng dựa vào lượng sản phẩm thu được theo lí thu

File đính kèm:

  • docxbai_giang_ke_hoach_bai_day_mon_khtn_lop_8_sach_canh_dieu_nam.docx
  • rarBài mở đầu.rar
  • rarChủ đề 1 - Bài 1. Biến đổi vật lý và biến đổi hóa học.rar
  • rarChủ đề 1 - Bài 2. Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học.rar
  • rarChủ đề 1 - Bài 3. Định luật bảo toàn khối lượng. Phương trình hóa học.rar
  • rarChủ đề 1 - Bài 4. Mol và tỉ khối của chất khí.rar
  • rarChủ đề 1 - Bài 5. Tính theo phương trình hóa học.rar
  • rarChủ đề 1 - Bài 6. Nồng độ dung dịch.rar
  • rarChủ đề 1 - Bài 7. Tốc độ phản ứng và chất xúc tác.rar
  • rarChủ đề 2 - Bài 8. Acid.rar
  • rarChủ đề 2 - Bài 9. Base.rar
  • rarChủ đề 2 - Bài 10. Thang pH.rar
  • rarChủ đề 2 - Bài 11. Oxide.rar
  • rarChủ đề 2 - Bài 12. Muối.rar
  • rarChủ đề 2 - Bài 13. Phân bón hóa học.rar
  • rarÔn tập Chủ đề 2.rar
  • rarChủ đề 3 - Bài 14. Khối lượng riêng.rar
  • rarChủ đề 3 - Bài 15. Tác dụng của chất lỏng lên vật đặt trong nó.rar
  • rarChủ đề 3 - Bài 16. Áp suất.rar
  • rarChủ đề 3 - Bài 17. Áp suất chất lỏng và chất khí.rar
  • rarÔn tập Chủ đề 3.rar
  • rarChủ đề 4 - Bài 18. Lực có thể làm quay vật.rar
  • rarChủ đề 4 - Bài 19. Đòn bẩy.rar
  • rarChủ đề 5 - Bài 20. Sự nhiễm điện.rar
  • rarChủ đề 5 - Bài 21. Mạch điện.rar
  • rarChủ đề 5 - Bài 22. Tác dụng của dòng điện.rar
  • rarChủ đề 5 - Bài 23. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế.rar
  • rarChủ đề 6 - Bài 24. Năng lượng nhiệt.rar
  • rarChủ đề 6 - Bài 25. Truyền năng lượng nhiệt.rar
  • rarChủ đề 6 - Bài 26. Sự nở vì nhiệt.rar
  • rarÔn tập Chủ đề 6.rar
  • rarChủ đề 7 - Bài 27. Khái quát về cơ thể người.rar
  • rarChủ đề 7 - Bài 28. Hệ vận động ở người.rar
  • rarChủ đề 7 - Bài 29. Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người.rar
  • rarChủ đề 7 - Bài 30. Máu và hệ tuần hoàn ở người.rar
  • rarChủ đề 7 - Bài 31. Thực hành về máu và hệ tuần hoàn.rar
  • rarChủ đề 7 - Bài 32. Hệ hô hấp ở người.rar
  • rarChủ đề 7 - Bài 33. Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người.rar
  • rarChủ đề 7 - Bài 34. Hệ thần kinh và các giác quan ở người.rar
  • rarChủ đề 7 - Bài 35. Hệ nội tiết ở người.rar
  • rarChủ đề 7 - Bài 36. Da và điều hòa thân nhiệt ở người.rar
  • rarChủ đề 7 - Bài 37. Sinh sản ở người.rar
  • rarÔn tập Chủ đề 7.rar
  • rarChủ đề 8 - Bài 38. Môi trường và các nhân tố sinh thái.rar
  • rarChủ đề 8 - Bài 39. Quần thể sinh vật.rar
  • rarChủ đề 8 - Bài 40. Quần xã sinh vật.rar
  • rarChủ đề 8 - Bài 41. Hệ sinh thái.rar
  • rarChủ đề 8 - Bài 42. Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường.rar
  • rarChủ đề 9 - Bài 43. Khái quát về Sinh quyển và các khu sinh học.rar